Nguồn phát sinh chất thải tại các làng nghề chế biến thực phẩm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường các làng nghề chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 53 - 56)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LÀNG NGHỀ

2.2. Nguồn phát sinh chất thải tại các làng nghề chế biến thực phẩm

2.2.1. Làng nghề mỳ gạo

- Nước thải: Hoạt động của làng nghề phát sinh nước thải sản xuất (nước vo gạo, nước bột sau lắng, rửa dụng cụ...) có thành phần chất hữu cơ cao, trung bình mỗi hộ phát sinh khoảng 1-1,5 m3/ngày. Tổng lượng nước thải sản xuất theo ước tính khoảng 50 m3/ngày.

- Chất thải: Các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của làng nghề bao gồm chất thải rắn sản xuất thông thường (tro xỉ than, đầu mẩu dây tre buộc, sản phẩm mỳ hỏng,...), chất thải sinh hoạt của người dân và không phát sinh chất thải nguy hại. + Chất thải rắn sản xuất thông thường: Tổng lượng chất thải sản xuất phát sinh hàng ngày tại làng nghề khoảng 35 kg, trong đó nhiều nhất là xỉ than của lò trang bánh. Hiện tại trên địa bàn tổ dân phố Phú Mỹ có 15 lò tráng bánh, trong đó 04 lò điện và 15 lò than. Lò điện có công suất tráng cao, ít tốn thời gian và không gây ô nhiễm môi trường như lò than. Các loại chất thải phát sinh cơ bản đề được tân dụng và vận chuyển xử lý đúng quy định.Đầu mẩu dây tre buộc được tận dụng làm chất đốt. Vụn nguyên liệu rơi vãi, bánh rách hỏng sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Tro xỉ than vận chuyển cùng rác thải sinh hoạt.

+ Rác thải sinh hoạt: Tổng lượng chất thải phát sinh hàng ngày tại tổ dân phố khoảng 700kg/ngày. Chất thải sinh hoạt được tổ vệ sinh môi trường của làng thu gom, vận chuyển ra khu tập kết, sau đó Công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang thu gom, vận chuyển đi xử lý.

- Khí thải: Khí thải từ quá trình đốt than trong công đoạn tráng bánh được thải trực tiếp ra ngoài môi trường, ảnh hưởng trực tiếp tới người dân tham gia sản xuất và dân cư khu vực lân cận. Hiện tại, trên địa bàn phường còn 15 lò than tráng bánh.

2.2.2. Làng nghề bún Đa Mai

Làng nghề chủ yếu phát sinh nước thải sản xuất (nước vo gạo, nước chua sau khi lắng bột, rửa dụng cụ...) có thành phần chất hữu cơ cao; Chất thải rắn sản xuất thông

thường (túi nilon, bột rơi vãi, sản phẩm bún hỏng,...); Chất thải sinh hoạt của người dân. Về khí thải không phát sinh do các hộ làm nghề đã chuyển từ lò đốt than, củi sang lò điện.

- Nước thải sinh hoạt: Tổng lượng nước thải sinh hoạt của làng nghề ước tính khoảng gần 600 m3/ngày. Nước thải nhà vệ sinh được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn của gia đình, nước thải sinh hoạt khác xả thẳng ra ngoài môi trường.

- Nước thải sản xuất một phần được tận dụng làm thức ăn cho chăn nuôi (các hộ có chăn nuôi), còn lại được thải thẳng ra cống, rãnh thu gom tập trung cùng nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn và ra nguồn tiếp nhận. Tổng lượng nước thải sản xuất của làng nghề ước tính khoảng 150 m3/ngày.đêm. Hiện nay, có 52 hộ gia đình làm nghề đã áp dụng mô hình bể biogas trong xử lý nước thải, chất thải chăn nuôi để xử lý nước thải tại nguồn trước khi thải ra cống, rãnh chung.

+ Nước sạch vo gạo, nước rửa gạo có màu đục sữa, chứa nhiều tinh bột chiếm khoảng 25–30% tổng lượng nước thải.

+ Nước rửa bún, làm nguội bún sau khi dùng chiếm khoảng 40% tổng lượng nước thải. + Nước vệ sinh máy móc, thiết bị, máy đùn sợi, vải lọc bột, vệ sinh nền khu xay bột có chứa lượng lớn tinh bột, cặn bẩn, chiếm khoảng 20–25% tổng lượng nước thải .

- Chất thải rắn sản xuất thông thường: Gạo, bột rơi vãi, bún thừa, túi linon... Tổng khối lượng chất thải sản xuất phát sinh khoảng 296 kg/ngày. Các loại chất thải này hầu hết được tận dụng cho chăn nuôi, phần không tận dụng được xử lý cùng chất thải sinh hoạt. - Chất thải nguy hại: Quá trình sản xuất của làng nghề không phát sinh chất thải nguy hại.

- Rác thải sinh hoạt: Tổng lượng chất thải phát sinh của phường Đa Mai khoảng 3,6 tấn/ngày. Mỗi tổ dân phố thành lập một tổ vệ sinh môi trường sẽ tiến hành thu gom rác và vận chuyển tới nơi tập kết rác, sau đó Công ty Cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang sẽ vận chuyển, xử lý.

- Khí thải: Quá trình sản xuất bún phát sinh khí thải từ công đoạn luộc bún, tuy nhiên lượng khí thải phát sinh không đáng kể, ít có khả năng gây ô nhiễm môi trường.

2.2.3. Làng nghề bánh đa Kế

Các hộ làm nghề trong làng cơ bản đều sử dụng nồi tráng bánh bằng điện thay thế cho than củi, hiện trong làng chỉ còn 02 hộ sử dụng lò than để tráng bánh. Do đó khí thải phát sinh rất ít, chủ yếu phát sinh nước thải sản xuất (nước vo gạo, rửa dụng cụ...) có thành phần chất hữu cơ cao, mỗi hộ phát sinh khoảng 0,6-0,7 m3/ngày; Chất thải rắn sản xuất thông thường (tro than, bột, gạo, vừng, lạc, bánh đa vỡ... rơi vãi, bánh đa rách, hỏng); Chất thải sinh hoạt của người dân.

- Nước thải sinh hoạt: Tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh khoảng 50 m3/ngày. Nước thải nhà vệ sinh được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn của gia đình, nước thải sinh hoạt khác xả thẳng ra ngoài môi trường.

- Nước thải sản xuất: Nước ngâm, vo gạo được gạn lại phần lắng tận dụng làm thức ăn cho chăn nuôi (đối với các hộ chăn nuôi), phần trong còn lại được thải thẳng ra cống, rãnh thu gom tập trung cùng nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn, một số hộ có xây hố ga, hố lắng trước khi thải ra cống, rãnh chung. Chưa tách riêng đường thu gom nước mưa chảy tràn và nước thải. Tổng lượng nước thải sản xuất phát sinh khoảng 32 m3/ngày. - Chất thải rắn sản xuất thông thường: Chất thải sản xuất phát sinh trong quá trình hoạt động của làng nghề gồm nguyên liệu rơi vãi, bánh rách hỏng, túi nilon, giàng phơi, xỉ than lò tráng bánh... với khối lượng khoảng 25 kg/ngày chủ yếu từ 02 hộ tráng bánh bằng than. - Chất thải nguy hại: Quá trình sản xuất của làng nghề không phát sinh chất thải nguy hại. - Rác thải sinh hoạt: Tổng lượng chất thải sinh hoạt phát sinh của làng nghề khoảng 300 kg/ngày. Chất thải được tổ vệ sinh môi trường thu gom, vận chuyển ra khu tập kết, sau đó Công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang thu gom, vận chuyển đi xử lý.

- Khí thải: Khí thải từ quá trình đốt than trong công đoạn tráng bánh, quạt bánh được thải trực tiếp ra ngoài môi trường, đây sẽ là nguồn ô nhiễm môi trường không khí nếu không có biện pháp xử lý phù hợp.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường các làng nghề chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)