Kết luận Chương 2

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường các làng nghề chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 75 - 77)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LÀNG NGHỀ

2.5. Kết luận Chương 2

Qua quá trình nghiên cứu, học viên đã tìm hiểu về quy trình sản xuất của ba làng nghề CBTP để từ đó xác định được nguồn và loại và lượng chất thải trong quá trình sản xuất của làng nghề gồm: Nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, chất thải rắn sản xuất, chất thải sinh hoạt, khí thải.

Đánh giá chất lượng môi trường tại ba làng nghề CBTP thông qua kết quả phân tích chất lượng môi trường tại ba làng nghề này, gồm: 09 mẫu không khí xung quanh, 09 mẫu nước mặt, 06 mẫu nước dưới đất, 08 mẫu nước thải và 06 mẫu đất. Kết quả đánh giá cho thấy chất lượng môi trường không khí xung quanh và môi trường đất tại ba làng nghề tương đối tốt; môi trường nước mặt bị ô nhiễm bởi các thông số như: TSS, BOD5, COD, Amoni, Colifrom; môi trường nước dưới đất tại 3 làng nghề đều bị ô nhiễm bởi Nitrat, Amoni và Colifrom; môi trường nước thải của 3 làng nghề cũng bị ô nhiễm bởi các thông số như DO, BOD5, COD, Amoni, Nito, Photpho, Coliform. Các kết quả đánh giá là cơ sở để học viên đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường các làng nghề tại Chương 3.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG CÁC LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC GIANG

Sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu, của một quốc gia, một địa phương hay một cộng đồng chỉ có thể bền vững khi đồng thời đáp ứng cả ba yêu cầu: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường. Thiếu một trong ba điều kiện trên thì môi trường sẽ đứng trước nguy cơ không bền vững [10].

Quan điểm chung đối với mọi sự phát triển ở nước ta là phát triển bền vững, trong đó có làng nghề. Một trong những chủ trương, đường lối phát triển của qúa trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là phát triển bền vững. Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ cũng đã yêu cầu phát triển bền vững đối với phát triển ngành nghề ở nông thôn. Các làng nghề cần được định hướng phát triển bền vững, góp phần vào sự phát triển kinh tế, tạo ra công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn.

Trong phát triển sản xuất, kinh doanh ở các làng nghề thì BVMT phải được kết hợp hài hòa và hướng tới BVMT. Sự hài hòa này có nghĩa là: một, không hy sinh lợi ích môi trường cho lợi ích kinh tế trước mắt; hai, các lợi ích từ sản xuất, kinh doanh cần được chia sẻ cho hoạt động bảo vệ môi trường về sự PTBV chung của làng nghề, bao gồm cả cộng đồng dân cư xung quanh.

Các làng nghề chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố Bắc Giang với tính chất sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, hoạt động chủ yếu diễn ra theo hộ gia đình, chất thải từ sản xuất rượu thường được tận dụng vào việc phát triển chăn nuôi nên xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường chủ yếu tập trung vào nguồn nước thải sản xuất và chăn nuôi. Để khắc phục được những khó khăn tồn tại hiện nay luận văn đưa ra các giải pháp chính, đó là:

- Các giải pháp về quản lý - Các giải pháp quy hoạch - Các giải pháp về kỹ thuật

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường các làng nghề chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)