CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LÀNG NGHỀ
3.1. Giải pháp về quản lý
3.1.1. Tăng cường hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng
- Tăng cường sự phối kết hợp của tổ chức chính trị- xã hội, đoàn thể, các cơ quan thông tin đại chúng trong tuyên truyền về bảo vệ môi trường; tăng cường sự giám sát của cộng đồng, các cơ quan thông tin đại chúng đối với hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề.
- Đẩy mạnh vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, thân thiện với môi trường, tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Xây dựng các tiêu chí, chuẩn mực về môi trường để đánh giá mức độ bảo vệ môi trường của từng hộ gia đình, cơ sở sản xuất; phát động và duy trì thường xuyên phong trào thi đua bảo vệ môi trường (lồng ghép trong việc công nhận gia đình văn hóa, làng văn hóa,…).
- Tổ chức thường xuyên các khóa đào tạo, tập huấn về quản lý, bảo vệ môi trường làng nghề cho cán bộ các cấp làm công tác quản lý môi trường làng nghề, các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trong làng nghề.
3.1.2. Hoàn chỉnh hệ thống chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các làng nghề chế biến thực phẩm trường đối với các làng nghề chế biến thực phẩm
* Đối với UBND thành phố:
- Chú trọng đến các chính sách phát triển bền vững làng nghề: Phát triển sản xuất kinh doanh gắn với cải thiện và BVMT, không hy sinh lợi ích môi trường cho lợi ích kinh tế trước mắt, lợi ích sản xuất kinh doanh ở làng nghề cần được chia sẻ cho hoạt động BVMT.
- Lồng ghép BVMT làng nghề vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương;
- Có chính sách hỗ trợ tài chính đối với cán bộ vệ sinh môi trường cấp thôn/tổ dân phố để hoạt động có hiệu quả hơn trong công tác BVMT.
- Có cơ chế, chính sách di chuyển các làng nghề ô nhiễm môi trường ra các CCN tập trung để khắc phục, xử lý ô nhiễm. Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở trong làng nghề ứng dụng khoa học - kỹ thuật, cải tiến thiết bị, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
- Chỉ đạo UBND cấp xã lập, triển khai thực hiện phương án bảo vệ môi trường cho làng nghề trên địa bàn.
- Hoàn thiện các quy định về vệ sinh môi trường tại các làng nghề: Cụ thể hóa quy định của Pháp luật, các làng nghề xây dựng các quy định về vệ sinh môi trường trong các hương ước, quy ước; lồng ghép vào tiêu chí đánh giá gia đình văn hóa, cơ sở văn hóa,… như: Thực hiện giữ gìn vệ sinh chung, không vứt rác bừa bãi ra đường làng, khu vực công cộng...
- Phân công cán bộ phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức quản lý hoạt động sản xuất tại các làng nghề. Tăng cường các hoạt động BVMT và xử lý chất thải tại các làng nghề; xem xét đầu tư xử lý triệt để các làng nghề gây ô nhiễm môi trường. - Huy động các nguồn vốn, cân đối, bố trí nguồn vốn hỗ trợ đầu tư khôi phục và phát triển các làng nghề trên địa bàn theo kế hoạch hàng năm.
- Tuyên truyền giới thiệu và vận động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh và dịch vụ các làng nghề.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức di dời các cơ sở sản xuất tại các làng nghề gây ô nhiễm môi trường vào cụm công nghiệp đã được quy hoạch trên địa bàn (CCN làng nghề Đa Mai).
- Tích cực vận động, tuyên truyền để các hộ sản xuất, doanh nghiệp nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về BVMT, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (sử dụng thiết bị bằng điện để tráng bánh, làm bún,...), loại bỏ các công nghệ sản xuất lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.
- Tiếp tục tổ chức thực hiện nội dung “Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015-2020” tại địa phương; chỉ đạo,
hướng dẫn UBND các xã, thị trấn tổ chức thành lập, duy trì các tổ, đội thu gom rác thải, xây dựng các điểm tập kết, trung chuyển, xử lý rác thải đưa vào hoạt động đúng theo lộ trình, kế hoạch đã được phê duyệt; chỉ đạo việc thu phí vệ sinh theo đúng quy định.
- Chỉ đạo UBND cấp xã ban hành quy định cụ thể về trách nhiệm, nghĩa vụ của các tổ chức, các hộ gia đình trong việc thực hiện công tác BVMT lồng ghép trong quy ước, hương ước của làng.
- Kiểm tra, thanh tra theo thẩm quyền về việc thực hiện công tác BVMT của các cơ sở sản xuất trong làng nghề.
- Đầu tư, nâng cấp các hạng mục công trình xử lý chất thải cho làng nghề.
- Báo cáo với UBND tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường) về hiện trạng hoạt động, tình hình phát sinh và xử lý chất thải của làng nghề trên địa bàn theo quy định.
* Đối với UBND cấp xã
- Giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về BVMT đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong làng nghề.
- Lập, triển khai thực hiện phương án bảo vệ môi trường cho làng nghề trên địa bàn.
- Hướng dẫn, rà soát, báo cáo công tác BVMT làng nghề của các cơ sở sản xuất trên địa bàn.
- Tổ chức quản lý, vận hành, các công trình xử lý môi trường theo đúng quy định khi được giao quản lý; tạo điều kiện để tổ chức tự quản về BVMT làng nghề hoạt động có hiệu quả.
- Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng, vận hành các công trình thuộc kết cấu hạ tầng về BVMT làng nghề trên địa bàn.
3.1.3. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý môi trường cấp xã, phường.
Các cơ quan, chính quyền địa phương (cấp xã, phường) đóng vai trò quan trọng trong công tác BVMT làng nghề. Thời gian tới, làng nghề cần hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý môi trường cấp xã, phường. Cụ thể:
- Nên lấy quản lý cấp xã, phường là nòng cốt trong hệ thống quản lý môi trường làng nghề, vì tại cấp xã, các cán bộ quản lý có thể đi sát hoạt động của từng hộ gia đình để thực hiện hiệu quả các giải pháp quản lý.
- Với hướng tiếp cận trên cần thiết phải xây dựng, bổ sung chức năng, nhiệm vụ về BVMT cho các tổ chức, bộ phận chuyên môn có liên quan ở cấp xã, thôn. Phân công rõ ràng chức năng, nhiệm vụ cho các cơ quan, cá nhân thực hiện. Đồng thời, quy định rõ chức năng và nhiệm vụ các tổ chức, cá nhân trong quản lý môi trường làng nghề. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý môi trường cấp trung ương với địa phương, các Bộ/ngành…
- Tăng cường nhân lực cho BVMT làng nghề:
+ Bổ sung cơ cấu cán bộ cho các tổ chức, bộ phận chuyên môn có liên quan ở cấp xã và cấp thôn: xã cần có một cán bộ quản lý về môi trường, thôn cần có một cán bộ VSMT.
+ Tỉnh cần rà soát nhu cầu về cán bộ phụ trách môi trường cấp xã, phường để xây dựng kế hoạch bổ sung cán bộ hàng năm và tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn về môi trường để đáp ứng yêu cầu về số lượng và trình độ.
+ Tổ chức các lớp đào, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn về môi trường cho các cán bộ quản lý môi trường các cấp và các lớp tập huấn nâng cao nhận thức môi trường cho cộng đồng với phương pháp và nội dung sát thực, phù hợp với mục tiêu tập huấn đặt ra.
- Xây dựng và phát triển các mô hình tự quản môi trường làng nghề: Các làng nghề thành lập tổ vệ sinh môi trường, hoạt động theo lịch cụ thể (hàng tuần, hàng tháng), thu gom rác thải…
- Thành lập tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề. Phân công rõ chức năng, nhiệm vụ cho các cơ quan, cá nhân thực hiện.
3.1.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực thi luật bảo vệ môi trường đối với làng nghề chế biến thực phẩm. trường đối với làng nghề chế biến thực phẩm.
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong làng nghề; đôn đốc, hướng dẫn các cơ sở thực hiện; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Tăng cường hoạt động giám sát môi trường làng nghề và thực hiện kiểm kê nguồn thải: Phòng Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch định kỳ giám sát ở các làng nghề. Tăng cường kiểm kê phát thải từ các nguồn thải tại các làng nghề để quản lý thông tin về tổng lượng thải và tải lượng ô nhiễm của các chất thải.
- Tăng cường áp dụng các công cụ kinh tế như: Thu phí BVMT đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn tại các làng nghề.
- Tăng cường cưỡng chế thực thi Pháp luật trong BVMT làng nghề: Yêu cầu các hộ sản xuất phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về BVMT.