* Quy trình sản xuất:
Hình 2.1. Quy trình sản xuất mỳ tại TDP Phú Mỹ (làng Mé), phường Dĩnh KếGạo Gạo Ngâm Xay Lắng bột Tráng bánh Phơi Làm mềm Ủ bánh Thái mì Phơi Đóng gói
Nước thải (TSS, hữu cơ...)
Nước thải (TSS, hữu cơ..)
Nước thải (TSS, hữu cơ...) Chất thải, khí thải
(Bụi, SO2, CO...)
Chất thải (bao bì hỏng, mì vụn...)
- Thuyết minh:
- Gạo thường được dùng là gạo DT10 hoặc khang dân. Đặc trưng của loại gạo này là không dẻo, dính quá nên dễ sản xuất mỳ nhưng vẫn tạo ra được những sợi mì có độ dẻo dai, trắng và thơm ngon. Gạo làm mỳ không được lẫn sỏi sạn, bụi bẩn, mày chấu, vì sẽ làm mất độ trắng tự nhiên của mỳ. Gạo được làm sạch sỏi sạn bằng máy lọc sạn. Làm sạch bụi bẩn, mày chấu bằng vo gạo.
- Gạo được ngâm trong nước sạch khoảng 3 tiếng, như vậy sẽ làm mềm hạt gạo, giúp cho quá trình xay nghiền diễn ra dễ dàng hơn, bột nhỏ mịn hơn.
- Sau khi ngâm xong là tiến hành vo gạo và cho vào xay thành bột nước.
- Bột sau khi lắng sẽ mang đi tráng bánh, sau đó mang phơi khoảng từ 5-6 tiếng - Sử dụng nước sạch làm mềm bánh sau phơi, đem ủ khoảng 12h - 14h tùy theo mùa. - Sau khi ủ xong thái bánh thành các sợi mỳ độc lập.
- Giàn đều mỳ lên xào rồi đem phơi ra nắng đến lúc khô.
- Mỳ khô sẽ đươc đóng bao vẩn chuyển bán trực tiếp hoặc đến nơi đóng bao bì tùy theo yêu cầu của khách hàng.
- Khối lượng sản phẩm trung bình: 2,5 tấn/ngày.