Tác động của ô nhiễm môi trường làng nghề

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường các làng nghề chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 73 - 75)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LÀNG NGHỀ

2.4. Tác động của ô nhiễm môi trường làng nghề

2.4.1. Tác động của ô nhiễm đến môi trường sống và sức khỏe con người

2.4.1.1. Tác động đến môi trường nước:

Nhóm ngành sản xuất có nhu cầu sử dụng nước lớn như chế biến lương thực, thực phẩm đã thải một lượng lớn các chất ô nhiễm tác động nghiêm trọng đến chất lượng nước mặt. Mặt khác, tại các làng nghề này, các hộ thường kết hợp chăn nuôi để tận dụng sản phẩm hỏng, dư thừa từ sản xuất. Nước thải từ quá trình sản xuất, sinh hoạt và chăn nuôi không được xử lý hoặc xử lý không triệt để thải ra môi trường gây ô nhiễm các thủy vực tiếp nhận, chủ yếu bị ô nhiễm hữu cơ, tổng chất rắn lơ lửng và amoni. Kết quả phân tích mẫu nước thải sản xuất tại 3 làng nghề chế biến lương thực thực phẩm cho thấy các thông số đặc trưng như BOD5, COD, amoni, tổng chất rắn lơ lửng, tổng Nitơ, tổng phốt pho, .. đều vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần. Trong đó điều đáng chú ý là thông số BOD và COD tại các mẫu đều vượt từ 1,2 – 38,28 lần.

Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại 03 làng nghề cho thấy nước mặt của 02/03 làng nghề đã có dấu hiệu ô nhiễm, chủ yếu bị ô nhiễm hữu cơ, tổng chất rắn lơ lửng và Coliform.

Nhìn chung môi trường không khí xung quanh tại các làng nghề chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố Bắc Giang tương đối tốt. Kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh tại 3 làng nghề khảo sát đều nằm trong giới hạn cho phép theo Quy chuẩn Việt Nam.

2.4.1.3. Bệnh nghề nghiệp đối với các làng nghề

Hoạt động sản xuất của các làng nghề đều phát sinh nước thải, nếu không có biện pháp xử lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Những năm trước đây các hộ gia đình sử dụng than tổ ong để tráng bánh đa, tráng mỳ, làm bún thường mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi... Hiện nay, các hộ gia đình làm nghề cơ bản đã áp dụng máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất giúp tăng năng suất lao động, cải thiện môi trường làm việc. Các làng nghề chỉ còn một vài hộ sử dụng bếp than cho sản xuất. Do đó, các bệnh nghề nghiệp do sản xuất giảm đáng kể.

2.4.1.4. Tác động do tiếng ồn trong sản xuất

Giới hạn cường độ tiếng ồn cho phép trong khu vực sản xuất theo TC 3733/2002/BYT- QĐ là 90 dB, không khí xung quanh và khu dân cư theo TCVN 5949 – 1998 từ 40-65 dB theo các dải ôc ta tuỳ theo giờ và tính chất của khu dân cư.

Thực tế mức tiếng ồn cực đại ghi nhận tại các làng nghề dao động trong khoảng 81,6 – 92,3 dB. Mức tiếng ồn này nằm trong giới hạn cho phép và vượt quy chuẩn không nhiều (tối đa 1,09 lần). Hơn nữa, các hoạt động gây tiếng ồn chỉ diễn ra vào một khoảng thời gian nhất định nên không gây nhiều tác động thường xuyên đến môi trường xung quanh và sức khoẻ con người.

2.4.2. Tác động đến phát triển kinh tế và cảnh quan sinh thái

Các làng nghề đã giúp nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân; bảo tồn và phát huy được bản sắc văn hóa của dân tộc; góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Ô nhiễm môi trường làng nghề làm giảm khả năng sản xuất, ảnh hưởng tới đời sống của dân cư, đồng thời cũng ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp trong làng nghề cũng như làm giảm nguồn thu của ngân sách.

Tuy nhiên kinh tế làng nghề đã bộc lộ nhiều vấn đề từ quy hoạch, đất đai, ô nhiễm môi trường, khó khăn trong tiếp cận khoa học công nghệ, vốn và hỗ trợ tài chính của nhà nước, đào tạo nguồn nhân lực, quảng bá sản phẩm và phát triển bền vững…

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường các làng nghề chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)