CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LÀNG NGHỀ
2.3. Hiện trạng môi trường các làng nghề chế biến thực phẩm
2.3.6. Hiện trạng thu gom, xử lý nước thải tại các làng nghề
2.3.6.1. Làng nghề mỳ gạo
Nước thải sản xuất của làng nghề mỳ gạo (nước vo gạo, nước bột sau lắng, rửa dụng cụ...) có thành phần chất hữu cơ cao, trung bình phát sinh khoảng 1-1,5 m3/ngày/hộ. Tổng lượng nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất của làng nghề từ 33 – 49,5 m3/ngày. Nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn của các gia đình. Nước thải sản xuất một phần được tận dụng làm thức ăn cho chăn nuôi (các hộ có chăn nuôi), còn lại được thải thẳng ra cống, rãnh thu gom tập trung cùng nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn sau đó thải ra môi trường, một số hộ có xây hố ga, hố lắng trước khi thải ra cống, rãnh chung. Hiện nay làng nghề đã áp dụng mô hình bể biogas trong xử lý nước thải, chất thải chăn nuôi, theo thống kê hiện tại có 18 hộ làm nghề có chăn nuôi lợn đều có bể biogas, kích thước bể giao động từ 10 – 30m3/hầm.
Hệ thống thoát nước của khu dân cư đã được kín hóa hoàn toàn. Đối với khu dân cư cũ nước mưa và nước thải được thu gom chung vào hệ thống thoát nước của làng nghề sau đó thải ra hệ thống thoát nước chung của thành phố trên trục đường Lê Lợi. Đối với khu dân cư mới nước mưa và nước thải được thu gom bằng hệ thống thoát nước riêng, nước mưa thải ra mương tiêu phía Nam thành phố giáp đường Quốc lộ 1A và nước thải thu gom tập trung thải ra hệ thống thoát nước của thành phố trên đường Lê Lợi.
2.3.6.2. Làng nghề bún Đa Mai
Nước thải sản xuất của làng nghề phát sinh từ nước vo gạo, nước chua sau khi lắng bột, rửa dụng cụ... có thành phần chất hữu cơ cao. Tổng lượng nước thải sinh hoạt của làng nghề Đa Mai ước tính khoảng 600 m3/ngày; nước thải sản xuất khoảng 150
m3/ngày. Nước thải sinh hoạt được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn của gia đình sau đó thải ra hệ thống thoát nước chung của khu dân cư. Nước thải sản xuất một phần được tận dụng làm thức ăn cho chăn nuôi (các hộ có chăn nuôi), còn lại được thải thẳng ra cống, rãnh thu gom tập trung cùng nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn, sau đó thải ra nguồn tiếp nhận. Hiện nay, có 52/148 hộ gia đình làm nghề đã áp dụng mô hình bể biogas trong xử lý nước thải, chất thải chăn nuôi.
Hình 2.8. Cống xả nước thải của TDP Hòa Sơn, phường Đa Mai
Hình 2.10. Ao chùa tiếp nhận nước thải của HTX bún bánh sạch Thắng Thủy
Hình 2.11. Kênh N1 tiếp nhận nước thải của TDP Mai Sẫu, Mai Đình
Hệ thống thoát nước của khu dân cư chưa được kín hóa hoàn toàn, còn nhiều tuyến thoát nước dạng mương hở. Nước mưa và nước thải của các tổ dân phố trong làng nghề được thu gom vào hệ thống thoát nước chung của tổ dân phố sau đó thải ra nguồn tiếp nhận.
2.3.6.3. TDP Giáp Sau (thôn Sau), phường Dĩnh Kế (sản xuất bánh đa):
Tổng lượng nước thải phát sinh từ sinh hoạt của người dân khoảng m3/ngày, nước thải sản xuất dao động theo mùa, mùa hè 19,2 – 20,4 m3/ngày, mùa đông 12,8 – 14,6 m3/ngày. Nước thải sinh hoạt được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn của gia đình sau đó thải ra hệ thống thoát nước chung của khu dân cư. Nước thải sản xuất một phần được tận dụng làm thức ăn cho chăn nuôi (các hộ có chăn nuôi), một phần xử lý qua bể biogas, còn lại được thải thẳng ra cống, rãnh thu gom tập trung cùng nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn, sau đó thải ra hệ thống thoát nước chung của thành phố dọc đường Lê Lợi và Giáp Hải. Theo kết quả điều tra có khoảng 90% hộ gia đình sử dụng biogas để xử lý nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất.
Hệ thống thoát nước của khu dân cư cơ bản đã được kín hóa, hiện còn 03 ngõ tuyến đường nội bộ xuống cấp và hệ thống thoát nước chưa được kín hóa. Toàn bộ nước mưa và nước thải được thu gom chung vào hệ thống thoát nước của làng nghề sau đó thải ra hệ thống thoát nước chung của thành phố trên trục đường Lê Lợi và Giáp Hải. Trong làng nghề còn 01 ao tù ứ đọng nước thải làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường và chất lượng môi trường không khí trong khu vực.
2.3.7. Hiện trạng thu gom chất thải rắn, xử lý khí thải và công tác quản lý môi trường tại các làng nghề
- Hiện trạng thu gom chất thải rắn: Các làng nghề đều có tổ vệ sinh môi trường để thu gom và vận chuyển rác thải ra khu tập kết, sau đó Công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang thu gom, vận chuyển đi xử lý. Chất thải sản suất hầu hết được tận dụng làm thức ăn trong chăn nuôi.
- Hiện trạng xử lý khí thải: Hiện nay các làng nghề đều chưa có biện pháp xử lý khí thải.
- Hiện trạng công tác quản lý môi trường: Phát triển làng nghề nhằm tạo thêm việc làm và tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động khu vực nông thôn; hướng tới phát triển làng nghề theo quy hoạch, bền vững, bảo vệ môi trường cảnh quan và an sinh xã hội là một trong những mục tiêu trong quá trình phát triển
kinh tế của thành phố. Do đó trong những năm vừa qua, vấn đề làng nghề luôn được các cấp chính quyền quan tâm và chú trọng. Cụ thể: UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1565/QĐ-UBND ngày 11/10/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Kế hoạch số 1388/KH-UBND ngày 27/5/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về triển khai đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh,.... Tuy vậy, theo kết quả khảo sát, các làng nghề được công nhận trên địa bàn thành phố Bắc Giang đều chưa lập phương án bảo vệ môi trường làng nghề trình UBND thành phố xác nhận theo quy định.
2.4. Tác động của ô nhiễm môi trường làng nghề
2.4.1. Tác động của ô nhiễm đến môi trường sống và sức khỏe con người
2.4.1.1. Tác động đến môi trường nước:
Nhóm ngành sản xuất có nhu cầu sử dụng nước lớn như chế biến lương thực, thực phẩm đã thải một lượng lớn các chất ô nhiễm tác động nghiêm trọng đến chất lượng nước mặt. Mặt khác, tại các làng nghề này, các hộ thường kết hợp chăn nuôi để tận dụng sản phẩm hỏng, dư thừa từ sản xuất. Nước thải từ quá trình sản xuất, sinh hoạt và chăn nuôi không được xử lý hoặc xử lý không triệt để thải ra môi trường gây ô nhiễm các thủy vực tiếp nhận, chủ yếu bị ô nhiễm hữu cơ, tổng chất rắn lơ lửng và amoni. Kết quả phân tích mẫu nước thải sản xuất tại 3 làng nghề chế biến lương thực thực phẩm cho thấy các thông số đặc trưng như BOD5, COD, amoni, tổng chất rắn lơ lửng, tổng Nitơ, tổng phốt pho, .. đều vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần. Trong đó điều đáng chú ý là thông số BOD và COD tại các mẫu đều vượt từ 1,2 – 38,28 lần.
Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại 03 làng nghề cho thấy nước mặt của 02/03 làng nghề đã có dấu hiệu ô nhiễm, chủ yếu bị ô nhiễm hữu cơ, tổng chất rắn lơ lửng và Coliform.
Nhìn chung môi trường không khí xung quanh tại các làng nghề chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố Bắc Giang tương đối tốt. Kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh tại 3 làng nghề khảo sát đều nằm trong giới hạn cho phép theo Quy chuẩn Việt Nam.
2.4.1.3. Bệnh nghề nghiệp đối với các làng nghề
Hoạt động sản xuất của các làng nghề đều phát sinh nước thải, nếu không có biện pháp xử lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Những năm trước đây các hộ gia đình sử dụng than tổ ong để tráng bánh đa, tráng mỳ, làm bún thường mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi... Hiện nay, các hộ gia đình làm nghề cơ bản đã áp dụng máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất giúp tăng năng suất lao động, cải thiện môi trường làm việc. Các làng nghề chỉ còn một vài hộ sử dụng bếp than cho sản xuất. Do đó, các bệnh nghề nghiệp do sản xuất giảm đáng kể.
2.4.1.4. Tác động do tiếng ồn trong sản xuất
Giới hạn cường độ tiếng ồn cho phép trong khu vực sản xuất theo TC 3733/2002/BYT- QĐ là 90 dB, không khí xung quanh và khu dân cư theo TCVN 5949 – 1998 từ 40-65 dB theo các dải ôc ta tuỳ theo giờ và tính chất của khu dân cư.
Thực tế mức tiếng ồn cực đại ghi nhận tại các làng nghề dao động trong khoảng 81,6 – 92,3 dB. Mức tiếng ồn này nằm trong giới hạn cho phép và vượt quy chuẩn không nhiều (tối đa 1,09 lần). Hơn nữa, các hoạt động gây tiếng ồn chỉ diễn ra vào một khoảng thời gian nhất định nên không gây nhiều tác động thường xuyên đến môi trường xung quanh và sức khoẻ con người.
2.4.2. Tác động đến phát triển kinh tế và cảnh quan sinh thái
Các làng nghề đã giúp nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân; bảo tồn và phát huy được bản sắc văn hóa của dân tộc; góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Ô nhiễm môi trường làng nghề làm giảm khả năng sản xuất, ảnh hưởng tới đời sống của dân cư, đồng thời cũng ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp trong làng nghề cũng như làm giảm nguồn thu của ngân sách.
Tuy nhiên kinh tế làng nghề đã bộc lộ nhiều vấn đề từ quy hoạch, đất đai, ô nhiễm môi trường, khó khăn trong tiếp cận khoa học công nghệ, vốn và hỗ trợ tài chính của nhà nước, đào tạo nguồn nhân lực, quảng bá sản phẩm và phát triển bền vững…
2.5. Kết luận Chương 2.
Qua quá trình nghiên cứu, học viên đã tìm hiểu về quy trình sản xuất của ba làng nghề CBTP để từ đó xác định được nguồn và loại và lượng chất thải trong quá trình sản xuất của làng nghề gồm: Nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, chất thải rắn sản xuất, chất thải sinh hoạt, khí thải.
Đánh giá chất lượng môi trường tại ba làng nghề CBTP thông qua kết quả phân tích chất lượng môi trường tại ba làng nghề này, gồm: 09 mẫu không khí xung quanh, 09 mẫu nước mặt, 06 mẫu nước dưới đất, 08 mẫu nước thải và 06 mẫu đất. Kết quả đánh giá cho thấy chất lượng môi trường không khí xung quanh và môi trường đất tại ba làng nghề tương đối tốt; môi trường nước mặt bị ô nhiễm bởi các thông số như: TSS, BOD5, COD, Amoni, Colifrom; môi trường nước dưới đất tại 3 làng nghề đều bị ô nhiễm bởi Nitrat, Amoni và Colifrom; môi trường nước thải của 3 làng nghề cũng bị ô nhiễm bởi các thông số như DO, BOD5, COD, Amoni, Nito, Photpho, Coliform. Các kết quả đánh giá là cơ sở để học viên đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường các làng nghề tại Chương 3.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG CÁC LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC GIANG
Sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu, của một quốc gia, một địa phương hay một cộng đồng chỉ có thể bền vững khi đồng thời đáp ứng cả ba yêu cầu: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường. Thiếu một trong ba điều kiện trên thì môi trường sẽ đứng trước nguy cơ không bền vững [10].
Quan điểm chung đối với mọi sự phát triển ở nước ta là phát triển bền vững, trong đó có làng nghề. Một trong những chủ trương, đường lối phát triển của qúa trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là phát triển bền vững. Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ cũng đã yêu cầu phát triển bền vững đối với phát triển ngành nghề ở nông thôn. Các làng nghề cần được định hướng phát triển bền vững, góp phần vào sự phát triển kinh tế, tạo ra công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn.
Trong phát triển sản xuất, kinh doanh ở các làng nghề thì BVMT phải được kết hợp hài hòa và hướng tới BVMT. Sự hài hòa này có nghĩa là: một, không hy sinh lợi ích môi trường cho lợi ích kinh tế trước mắt; hai, các lợi ích từ sản xuất, kinh doanh cần được chia sẻ cho hoạt động bảo vệ môi trường về sự PTBV chung của làng nghề, bao gồm cả cộng đồng dân cư xung quanh.
Các làng nghề chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố Bắc Giang với tính chất sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, hoạt động chủ yếu diễn ra theo hộ gia đình, chất thải từ sản xuất rượu thường được tận dụng vào việc phát triển chăn nuôi nên xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường chủ yếu tập trung vào nguồn nước thải sản xuất và chăn nuôi. Để khắc phục được những khó khăn tồn tại hiện nay luận văn đưa ra các giải pháp chính, đó là:
- Các giải pháp về quản lý - Các giải pháp quy hoạch - Các giải pháp về kỹ thuật
3.1. Giải pháp về quản lý
3.1.1. Tăng cường hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng
- Tăng cường sự phối kết hợp của tổ chức chính trị- xã hội, đoàn thể, các cơ quan thông tin đại chúng trong tuyên truyền về bảo vệ môi trường; tăng cường sự giám sát của cộng đồng, các cơ quan thông tin đại chúng đối với hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề.
- Đẩy mạnh vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, thân thiện với môi trường, tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Xây dựng các tiêu chí, chuẩn mực về môi trường để đánh giá mức độ bảo vệ môi trường của từng hộ gia đình, cơ sở sản xuất; phát động và duy trì thường xuyên phong trào thi đua bảo vệ môi trường (lồng ghép trong việc công nhận gia đình văn hóa, làng văn hóa,…).
- Tổ chức thường xuyên các khóa đào tạo, tập huấn về quản lý, bảo vệ môi trường làng nghề cho cán bộ các cấp làm công tác quản lý môi trường làng nghề, các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trong làng nghề.
3.1.2. Hoàn chỉnh hệ thống chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các làng nghề chế biến thực phẩm trường đối với các làng nghề chế biến thực phẩm
* Đối với UBND thành phố:
- Chú trọng đến các chính sách phát triển bền vững làng nghề: Phát triển sản xuất kinh doanh gắn với cải thiện và BVMT, không hy sinh lợi ích môi trường cho lợi ích kinh tế trước mắt, lợi ích sản xuất kinh doanh ở làng nghề cần được chia sẻ cho hoạt động BVMT.
- Lồng ghép BVMT làng nghề vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương;
- Có chính sách hỗ trợ tài chính đối với cán bộ vệ sinh môi trường cấp thôn/tổ dân phố để hoạt động có hiệu quả hơn trong công tác BVMT.
- Có cơ chế, chính sách di chuyển các làng nghề ô nhiễm môi trường ra các CCN tập trung để khắc phục, xử lý ô nhiễm. Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở trong làng nghề ứng dụng khoa học - kỹ thuật, cải tiến thiết bị, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.