Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường các làng nghề chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 27 - 31)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LÀNG NGHỀ

1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội thành phố Bắc Giang

1.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội

1.2.2.1. Đơn vị hành chính và dân số

Khi thành lập, thành phố Bắc Giang có 32,21 km2 diện tích tự nhiên, 126.810 nhân khẩu, và có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 phường: Hoàng Văn Thụ, Lê Lợi, Mỹ Độ, Ngô Quyền, Thọ Xương, Trần Nguyên Hãn, Trần Phú và 4 xã: Đa Mai, Dĩnh Kế, Song Mai, Xương Giang.

Thành phố Bắc Giang là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bắc Giang.

Hiện nay, thành phố Bắc Giang có 6.677,36 ha diện tích tự nhiên và 157.439 nhân khẩu thường trú (dân số quy đổi khoảng 220.000 nhân khẩu), có 16 đơn vị hành chính trực thuộc là 10 phường (Đa Mai, Dĩnh Kế, Hoàng Văn Thụ, Lê Lợi, Mỹ Độ, Ngô Quyền, Thọ Xương, Trần Nguyên Hãn, Trần Phú, Xương Giang) và 6 xã (Dĩnh Trì, Đồng Sơn, Song Khê, Song Mai, Tân Mỹ, Tân Tiến).

Theo điều tra dân số tính đến 0h ngày 01 tháng 04 năm 2019, dân số Bắc Giang có 1.803.950 người, với mật độ dân số 463 người/km², gấp 1,5 lần mật độ dân số bình quân của cả nước [1].

1.2.2.2. Về tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Về tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011-2020 đạt 11,7%/năm, trong đó, công nghiệp - xây dựng đạt 15,1%/năm, nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 7,5%/năm, dịch vụ đạt 9,2 %/năm, thuế sản phẩm đạt 14,4%/năm; giai đoạn 2016-2020, tăng trưởng kinh tế đạt 10,8% (công nghiệp - xây dựng tăng

15,9%/năm, nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt giảm 0,21%/năm, dịch vụ tăng 7,2%/năm, thuế sản phẩm tăng 15,2%/năm)[11].

- Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Năm 2010, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 36,2% (trong đó công nghiệp chiếm 26,3%); nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 2,9%; dịch vụ chiếm 58,7%; thuế sản phẩm chiếm 2,1%; đến năm 2020, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 52,1% (trong đó công nghiệp chiếm 35,4%); nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 2,5%, dịch vụ chiếm 41,9% giảm 16,8%, thuế sản phẩm chiếm 3,4% tăng 1,3% so với năm 2010 [11].

- Về cơ cấu lao động: Năm 2020, tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 54,3%, tăng 0,6%; ngành dịch vụ chiếm 39,6%, tăng 7,9%; ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 6,1%, giảm 8,5% so với năm 2010 [11].

1.2.2.2. Về phát triển các ngành sản xuất

a. Về phát triển công nghiệp, xây dựng

GTSX (giá SS 2010) ngành bình quân giai đoạn 2011-2020 tăng 17,9%/năm, quy mô GTSX năm 2020 đạt trên 30.950tỷ đồng, gấp 5,2 lần năm 2010 [11].

Tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống phát triển ổn định, hoạt động khuyến công, tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp được quan tâm, hỗ trợ 12 doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất đầu tư đổi mới thiết bị, dây chuyền sản xuất, tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho thành viên HTX mộc Bãi Ổi, bảo hộ nhãn hiệu rượu Mỹ tửu Đa Mai,... tổng kinh phí 1,75 tỷ đồng; nhiều sản phẩm tiểu thủ công nghiệp được UBND tỉnh công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu như: Mộc Bãi ổi, bánh đa Kế và bún khô Đa Mai; thực hiện có hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại góp phần quảng bá, giới thiệu sản phẩm và duy trì, phát triển làng nghề bền vững.

Hoạt động xây dựng tiếp tục phát triển mạnh, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đô thị, tạo điểm nhấn về cảnh quan đô thị, phục vụ nhu cầu phát triển, từng bước đáp ứng, hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I. Nhiều công trình, dự án lớn trên địa bàn thành phố được xây dựng, hoàn thành và đưa vào hoạt động như: cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, Cầu Đồng Sơn và đường dẫn lên cầu, Khu đô

thị phía Nam, Trụ sở Thành ủy-HĐND-UBND thành phố, Khu đô thị mới Bách Việt Lake Garden, Nhà thi đấu thể thao tỉnh, các chung cư, khách sạn cao tầng: Quang Minh, Bách Việt Areca Garden Bắc Giang, Aqua Park, SaiGontel Central Park Bắc Giang, Green City, SOJO Bắc Giang ...

b. Về thương mại - Dịch vụ, du lịch

GTSX (giá SS 2010) bình quân giai đoạn 2011-2020 tăng 8,2%/năm. Quy mô GTSX năm 2020 đạt trên 10.598 tỷ đồng, gấp 1,8 lần năm 2010. Cơ cấu nội bộ ngành dịch vụ của thành phố thời gian qua cơ bản ổn định, không có nhiều biến động lớn. Năm 2020, ngành bán buôn, bán lẻ và sửa chữa ô tô chiếm 20,75% (tăng 2,22%); ngành vận tải kho bãi chiếm 6,33%; dịch vụ lưu trú và ăn uống ổn định chiếm 1,86%; dịch vụ công (tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, công an, quân sự...) chiếm 68,8% giảm 2,1% so với năm 2010 [11].

Hạ tầng thương mại - dịch vụ tiếp tục được đầu tư xây dựng đồng bộ đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt của người dân trên địa bàn thành phố và khu vực lân cận. Nhiều dự án hoàn thành và đi vào hoạt động (Siêu thị Hapro, Nhà khách tỉnh, Trung tâm tiệc cưới Đại Hoàng Sơn, Khách sạn Ravatel, chợ Mía, Khu kinh doanh thực phẩm Vĩnh Ninh...), và một số dự án lớn đang triển khai đầu tư (Khu tổ hợp khách sạn thông minh và TTTM dịch vụ số 08, đường Nguyễn Văn Cừ; TTTM và Dịch vụ khách sạn Trung Tín; TTTM Hải An I, II, III, IV...) đã góp phần thúc đẩy lĩnh vực thương mại - dịch vụ phát triển nhanh, tạo điểm nhấn về cảnh quan đô thị. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ - thương mại ước đạt 22.890 tỷ đồng.

Công tác thu hút đầu tư được quan tâm chỉ đạo, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở kinh doanh mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và thúc đẩy gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; một số dự án lớn có thương hiệu vào đầu tư: Mazda, Toyota, Honda,...; Các loại hình kinh doanh thương mại - dịch vụ phát triển đa dạng, phong phú, bắt nhịp theo xu thế thời đại công nghiệp 4.0, như: Kinh doanh online, tạo dựng được hệ thống cung cấp hàng hóa, dịch vụ chuyên sâu (chuỗi thực phẩm Vinmart+, thế giới di động, FPT...). Đến nay, thành phố có 11.538 cơ sở hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch và khách sạn nhà hàng.

Dịch vụ vui chơi, giải trí, quảng cáo tiếp tục phát triển, từng bước được sắp xếp theo quy hoạch, thành phố đã hoàn thành đưa vào sử dụng khu vui chơi giải trí cho thanh thiếu niên, người cao tuổi trong Công viên Hoàng Hoa Thám; 100% phường, xã đều có điểm vui chơi, giải trí tập trung.

Dịch vụ vận tải phát triển nhanh, đa dạng, chất lượng dịch vụ được nâng cao, đến nay, thành phố có trên 20 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải, trong đó có 07 hãng taxi với 420 đầu xe.

Hệ thống dịch vụ tài chính, tiền tệ phát triển mạnh, bền vững, cơ bản đáp ứng nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế. Hệ thống ngân hàng thương mại tăng mạnh về số lượng và quy mô, đến nay, trên địa bàn thành phố 16 ngân hàng thương mại hoạt động đáp ứng nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp và nhân dân.

Công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại được coi trọng, góp phần bình ổn thị trường, bảo vệ quyền tiêu dùng cho người dân, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, nâng cao chất lượng và giá trị hàng hóa, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.

c. Về phát triển nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

Trong giai đoạn 2011-2020, thành phố tập trung cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao và đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng tạo sự thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn. GTSX (giá so sánh 2010) bình quân giai đoạn 2011-2020 tăng 8,7 %/năm. Quy mô GTSX năm 2020 đạt trên 552 tỷ đồng, gấp 2,3 lần năm 2010 [11].

Trong nội bộ ngành nông nghiệp, năm 2010, tỷ trọng trồng trọt chiếm 36,5%, chăn nuôi chiếm 59,4%, dịch vụ nông nghiệp chiếm 4,1%; đến năm 2020, trồng trọt chiếm 52,5%, chăn nuôi chiếm 44,9%, dịch vụ nông nghiệp chiếm 2,6% [11].

Đã phát huy điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng, khí hậu, gắn với đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, trình độ thâm canh trong sản xuất, từng bước gắn kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị nông sản hàng hóa của thành phố. Đến nay, thành phố có 07 sản phẩm chủ lực, đặc trưng và tiềm năng gồm: 01 sản

phẩm chủ lực (rau an toàn Đa Mai), 03 sản phẩm đặc trưng (bánh đa Kế, bún Đa Mai, mỳ Kế); 03 sản phẩm tiềm năng (hoa lay ơn Dĩnh Trì, bánh gio Đa Mai, mộc Bãi Ổi). Thành phố thường xuyên quan tâm điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chung thành phố để phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong đô thị. Quy hoạch, đầu tư hạ tầng vùng sản xuất hoa chất lượng cao và nông sản an toàn tại xã Dĩnh Trì quy mô 26ha; khu sản xuất rau an toàn 42 ha trên địa bàn phường Đa Mai; có cơ chế hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đã hỗ trợ đầu tư xây dựng 11 nhà màng, nhà lưới với quy mô khoảng 25.000m2; hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung như cánh đồng mẫu mẫu lớn trồng lúa năng suất cao tại xã Tân Tiến, Đồng Sơn, rau an toàn tại phường Đa Mai, hoa chất lượng cao tại xã Dĩnh Trì, Song Mai, vùng nuôi thủy sản tại xã Dĩnh Trì, Song Mai, Tân Tiến... Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp và nuôi thủy sản năm 2020 ước đạt 132 triệu đồng/ha/năm.

Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được cấp uỷ đảng, chính quyền từ thành phố đến cơ sở quan tâm chỉ đạo quyết liệt, có hiệu quả. Phong trào toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân, các doanh nghiệp tích cực tham gia hưởng ứng. Năm 2017, đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới tại 02 xã (Song Khê và Đồng Sơn), đưa 06/06 xã đạt chuẩn nông thôn mới - là địa phương đầu tiên trong tỉnh có 100% xã đạt chuẩn. Năm 2019, hoàn thành xây dựng thôn Đồng Quan đạt các tiêu chí thôn nông thôn mới kiểm mẫu, Đến nay, hoàn thành xây dựng 07 thôn thuộc 06 xã đạt tiêu chí thôn nông thôn mới kiểu mẫu (năm 2019 có 01 thôn, 2020 có 06 thôn). Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm - OCOP" được quan tâm chỉ đạo, góp phần thúc đẩy sản xuất, đến nay thành phố có 01 sản phẩm 4 sao, 09 sản phẩm được công nhận 3 sao.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường các làng nghề chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)