Đối với làng nghề mỳ gạo và làng nghề bánh đa kế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường các làng nghề chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 83 - 87)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LÀNG NGHỀ

3.3. Giải pháp về kỹ thuật

3.3.1. Đối với làng nghề mỳ gạo và làng nghề bánh đa kế

3.3.1.1. Đối với nước thải:

Trên địa bàn phường Dĩnh Kế có 04 Tổ dân phố có hoạt động sản xuất mỳ và 03 TDP sản xuất bánh đa.

- Các TDP sản xuất mỳ bao gồm TDP Phú Mỹ, TDP Phú Mỹ 1, TDP Phú Mỹ 2 và TDP Phú Mỹ 3. Các TDP nằm liền kề nhau tạo thành một thực thể thống nhất. Tổng số hộ sản xuất mỳ tại 04 TDP đến nay còn 94 hộ với khoảng 238 nhân khẩu làm nghề.

- Các TDP sản xuất bánh đa bao gồm TDP Giáp sau, TDP Kế và TDP Giáp Tiêu. Tổng số hộ sản xuất bánh đa tại 03 TDP hiện tại còn khoảng 50 hộ với khoảng 113 lao động. Hiện tại, hệ thống thoát nước thải của các tổ dân phố đều đã được đấu nối với hệ thống thoát nước của thành phố Bắc Giang. Nước thải được thu gom đến các trạm bơm chuyển bậc sau đó bơm ra trạm xử lý nước thải của thành phố Bắc Giang để xử lý. Mặc dù hiện tại hệ thống xử lý nước thải của thành phố chưa đảm bảo công suất xử lý nước thải cho toàn thành phố, song thành phố đã tính toán phương án tăng công suất trạm xử lý nước thải để đảm bảo xử lý nước thải cho thành phố. Do đó, để giảm tải gánh nặng cho trạm xử lý nước thải của thành phố các hộ gia đình làm nghề cần phải xử lý nước thải sản xuất tại nguồn phát sinh, đặc biệt các hộ sản xuất có chăn nuôi.

Các hộ chăn nuôi đều đã có bể biogas để xử lý chất thải chăn nuôi trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của khu dân cư.

Các hộ gia đình làng nghề xây dựng bể biogas hoặc bể lắng 3 ngăn để xử lý nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất. Với quy mô hiện tại, tại mỗi hộ gia đình xây hầm biogas hoặc bể lắng 3 ngăn dung tích 5 - 10m3 để thu gom và xử lý nước thải sản xuất trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của làng nghề. Đối với các hộ gia đình sản xuất có chăn nuôi áp dụng lắp đặt bể biogas để thu gom xử lý chất thải chăn nuôi và nước thải sản xuất. Đối với các hộ gia đình không chăn nuôi nên áp dụng biện pháp xây dựng bể lắng lọc 3 ngăn để xử lý nước thải sản xuất.

Bể biogas:

Tại các hộ gia đình lắp đặt hầm biogas để thu gom, xử lý nước thải, đặc biệt là các hộ gia đình sản xuất có chăn nuôi. Bể biogas có thể là bể xây hoặc bể composite. Hiện tại, bể composite rất phổ biến vì tính tiện lợi và linh hoạt trong lắp đặt. Khí phát sinh từ bể biogas được sử dụng để đun nấu, thắp sáng, bình nước tắm nóng lạnh tự động, máy phát điện. Tuy nhiên, do trong thành phần biogas có khí H2S là một khí độc hại và gây ăn mòn cho các hệ thống đường ống và thiết bị, nên để có thể ứng dụng làm nhiên liệu thì cần loại bỏ H2S khỏi biogas.

Có nhiều phương pháp chính để làm sạch khí H2S trong biogas như: phương pháp “ướt” - hấp phụ bằng dung dịch lỏng (dung dịch kiềm) và phương pháp “khô” - hấp phụ bằng các vật liệu rắn (Fe2O3, ZnO, than hoạt tính,...). Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có nhiều thiết bị lọc khí sau bể biogas rất tiện lợi, giá thành không cao, dễ sử dụng giúp tạo nguồn nhiên liệu sạch, nhằm giảm chi phí năng lượng, đáp ứng các quy định của pháp luật ngày càng thắt chặt trong bảo vệ môi trường.

Hình 3.1. Bể biogas xử lý chất thải chăn nuôi và nước thải sản xuất

Tổng thể tích bể biogas là 5-10 m3, lượng nước thải khoảng 1 m3/ngày/hộ, do đó thời gian lưu tối ~ 5-10 ngày (V = Q*t ; trong đó: V-thể tích bể; Q-lưu lượng nước thải m3/h; t-thời gian lưu)

Để đảm bảo hiệu quả xử lý nên thường xuyên bảo dưỡng bể như sau:

+ Phá váng và vớt bỏ váng: trước khí phá váng và vớt bỏ váng cần dừng nạp liệu trước một tuần và xả hết khí ra ngoài;

+ Lấy bỏ lắng cặn: công việc này 3 năm cần vệ sinh lại hầm 1 lần;

+ Xả nước đọng trong đường ống dẫn khí: công việc này cần tiến hành thường xuyên

Bể lắng lọc 3 ngăn:

Bể gồm 3 ngăn: ngăn chứa, ngăn lắng và ngăn lọc có tác dụng phân hủy, lắng đọng các chất hữu cơ trong nước thải. Thể tích ngăn thứ nhất lấy bằng ½ thể tích tổng cộng, thể tích ngăn thứ hai và thứ ba lấy bằng ¼ thể tích tổng cộng. Ngăn lọc (ngăn thứ 3) của bể lắng hoạt động theo nguyên lý lọc ngược từ dưới lên với chiều dày lớp vật liệu từ 0,5-0,6 m phân bố từ trên xuống. Với thể tích bể 10m3, chiều cao bể 1,8m có thể bố trí kích thước lớp vật liệu lọc như sau:

Số lớp vật liệu 4 lớp

Lớp I Đá ϕ40 mm (dày 400 mm)

Lớp II Đá dăm ϕ 30 mm (dày 150 mm) Lớp III Đá dăm ϕ 20 mm (dày 150 mm) Lớp IV Sỏi ϕ 10 mm (dày 150 mm) Chiều cao lớp lọc 0,85m

Hình 3.2. Bể lắng 3 ngăn có vật liệu lọc

Để giảm thiểu tác động do khí thải lò than để tráng bánh, các hộ gia đình cần xem xét chuyển đổi sang lò điện vừa tăng năng suất, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe người dân.

3.3.1.2. Đối với lò than tráng bánh:

Đối với hoạt động tráng bánh thực hiện các biện pháp sau:

- Thực hiện chuyển đổi từ lò than sang lò điện để tăng hiệu suất công việc và năng suất lao động. Hiện tại, các hộ gia đình làm nghề cơ bản đều có xu hướng chuyển đổi từ lò than sang lò điện.

vốn từ các chương trình khuyến công của nhà nước.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường các làng nghề chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)