Thông qua bảng 3.9 cho thấy:
Tình hình nợ quá hạn đối với DNNVV tuy có giảm dần qua các năm nhưng vẫn ở mức rất cao, và tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ nợ xấu của DNNVV/Dư nợ DNNVV toàn hệ thống BIDV năm 2014 (năm 2014 tỷ lệ này của BIDV chỉ có 4,05%).
Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của DNNVV trong tổng dư nợ DNNVV là 6,29%, đến năm 2013 là 5,07% và năm 2014 tỷ lệ này là 4,33%.
Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu đối với DNNVV liên tục ở mức cao, đây là vấn đề đáng quan tâm trong việc nâng cao chất lượng cho vay đối với DNNVV. Chất lượng cho vay với DNNVV của chi nhánh có phần giảm sút, bên cạnh nguyên nhân xuất phát từ phía ngân hàng từ khâu lựa chọn khách hàng, thẩm định và phân tích tốt tình hình tài chính của họ, theo dõi giám sát hiệu quả sử dụng đồng vốn của khách hàng, không để vốn bị sử dụng sai mục đích, điều kiện với tài sản đảm bảo... thì một phần cũng là do tình hình kinh tế nước ta những năm gần đây chịu tác động của khủng hoảng suy thoái, cùng với tình hình lạm phát tăng cao, giá cả đầu vào tăng vọt, thị trường đầu ra cả trong và ngoài nước đều bị thu hẹp... do vậy tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung cũng như của các DNNVV nói riêng gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng không trả được nợ ngân hàng đúng thời hạn.
3.2.5. Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng đối với DNNVV
Bảng 3.10. Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đối với DNNVV tại BIDV Bắc Ninh
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số tiền Số tiền 2013/2012 Số tiền 2014/2013 +/- % +/- % Dự phòng rủi ro trích lập cho DNNVV 43,1 43,45 0,35 0,81% 43,65 -1,8 -4,14% Nhóm 2 9,4 8,65 -0,75 -7,98% 8,75 0,1 1,16% Nhóm 3 7,2 6,8 -0,4 -5,56% 7,4 0,6 8,82% Nhóm 4 4,5 5 0,5 11,11% 5,5 0,5 10,00% Nhóm 5 22 23 1 4,55% 22 -1 -4,35%
Năm 2013, dự phòng rủi ro đối với DNNVV là 43,45 tỷ đồng, tăng so với năm 2012 là 0,35 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng là 0,81%. Năm 2014 dự phòng rủi ro với DNNVV là 43,65 tỷ đồng tăng 0,2 tỷ đồng so với năm 2013, với tỷ lệ tăng là 0,46%.
Thông qua số liệu trong bảng 3.10 ta thấy chi nhánh thực hiện tốt công tác trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định của ngân hàng nhà nước. Số tiền trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho các DNNVV tăng dần do nợ quá hạn, và nợ xấu của DNNVV luôn ở mức cao qua các năm. Vì vậy, nâng cao chất lượng cho vay với các DNNVV là vấn đề cấp bách cần đặt ra đối với BIDV Bắc Ninh.
3.2.6. Vòng xoay vốn tín dụng đối với DNNVV
Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay trên khía cạnh tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng trong việc cho vay DNNVV. Vòng quay vốn tín dụng càng lớn thì hoạt động tín dụng càng có hiệu quả.
Bảng 3.11. Vòng quay vốn tín dụng đối với DNNVV
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Doanh số thu nợ DNNVV 1.195 1.234 1.296
Dư nợ bình quân DNNVV 1042 1.394 1.157
Vòng quay vốn TD DNNVV (vòng) 1,15 1,13 1,12
(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Bắc Ninh)
Qua bảng 3.11 ta thấy vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng có sự biến động nhỏ, thay đổi không đáng kể.
Với hệ số vòng quay vốn tín dụng như vậy ta nhận thấy tốc độ luân chuyển vốn tín dụng đối với DNNVV ở chi nhánh còn ở mức độ thấp. Tốc độ luân chuyển vốn tín dụng với DNNVV cao nhất ở năm 2012, tuy doanh số thu nợ và dư nợ đối với DNNVV đều tăng lên nhưng tốc độ tăng dư nợ lớn hớn tốc độ tăng doanh số thu nợ.
Tuy nhiên trong cả 3 năm, thì vòng quay vốn như vậy còn thấp, chi nhánh cần phải nâng cao chất lượng cho vay đối với DNNVV. Chi nhánh cần bám sát tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn, kịp thời xử lý nợ vay để vốn không bị chiếm dụng. Đồng thời cần đôn đốc kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, từ đó mà công tác thu nợ ở chi nhánh
cũng được cải thiện đáng kể, đẩy nhanh vòng quay vốn tín dụng đối với DNNVV, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tăng thu nhập cho ngân hàng.
3.2.7. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đối với DNNVV
Lợi nhuận là một trong các mục tiêu mà các ngân hàng hướng tới. Vì thế, ngoài những chỉ tiêu đã nêu trên, để đánh giá chất lượng cho vay còn có thể xem xét đến mức sinh lời của đồng vốn thông qua chỉ tiêu mức sinh lời và tỷ lệ lợi nhuận của hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Bảng 3.12. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đối với DNNVV
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số tiền Số tiền 2013/2012 Số tiền 2014/2013
+/- % +/- % Dư nợ DNNVV 1066 1.322 256 24% 1.572 250 19% Tổng lợi nhuận 3 6,2 3,2 107% 8,4 2,2 35% Lợi nhuận DNNVV 7,5 10,8 3,3 44% 12,2 1,4 13% Tỷ lệ lợi nhuận DNNVV/ Tổng lợi nhuận 250% 174% 145,24%
Lợi nhuận/ Dư nợ DNNVV 0,70% 0,82% 0,78%
(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Bắc Ninh)
Từ bảng 3.12 cho thấy lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại chi nhánh ở mức độ thấp, cho thấy hiệu quả kinh doanh thấp, chất lượng tín dụng yếu kém gây ra hậu quả nghiêm trọng đó là lợi nhuận của toàn chi nhánh cũng như lợi nhuận của DNNVV ở mức độ rất thấp so với tiềm năng và so với tổng dư nợ của chi nhánh. Tỷ lệ lợi nhuận/Dư nợ DNNVV trong 3 năm luôn ở mức độ thấp.
Trong những năm qua, tỷ lệ lợi nhuận nói chung và tỷ lệ lợi nhuận của DNNVV trên tổng lợi nhuận là thấp. Do vậy, Chi nhánh đã đang và sẽ tập trung tăng cường chất lượng cho vay DNNVV để từng bước nâng cao hiệu quả tín dụng, cũng như tăng lợi nhuận cho chi nhánh. Do vậy, vấn đề cần đặt ra là phải tìm biện pháp để ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của chi nhánh với các DNNVV sao cho vừa đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng vừa mang lại hiệu quả cao nhất cho ngân hàng.
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của Ngân hàng BIDV Bắc Ninh đối với DNNVV Ninh đối với DNNVV
3.3.1. Yếu tố khách quan
Môi trường kinh tế
Ngoài những yếu tố chủ quan, thì yếu tố khách quan trong đó có kinh tế xã hội là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của hệ thống ngân hàng nói chung trong đó không ngoại trừ BIDV chi nhánh Bắc Ninh. Kinh tế - xã hội nước ta năm 2013 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết. Suy thoái trong khu vực đồng euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại các nước thuộc khu vực này vẫn đang tiếp diễn. Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Tăng trưởng của các nền kinh tế đầu tàu suy giảm kéo theo sự sụt giảm của các nền kinh tế khác. Một số nước và khối nước lớn có vị trí quan trọng trong quan hệ thương mại với nước ta như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật bản và EU đối mặt với nhiều thách thức nên tăng trưởng chậm. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể.
Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập, tự do hóa tài chính, do vậy sự cạnh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt - cạnh tranh diễn ra tất cả các ngành, các lĩnh vực, do đó độ rủi ro trong môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng ngày càng cao, nguy cơ nợ xấu cũng vì vậy mà sẽ gia tăng. Hoạt động tín dụng của BIDV bị ảnh hưởng bởi môi trường kinh tế xã hội, sự phát triển của nền kinh tế.
Trong giai đoạn này nền kinh tế có biến động lớn, có thể nói từ đầu năm 2010 thế giới chứng kiến một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, sự suy thoái của các nền kinh tế lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế trong nước. Điều này gây
bất lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, dẫn đến tăng nợ xấu, nợ quá hạn, gây khó khăn cho hoạt động cho vay của Ngân hàng.
Môi trường pháp lý
Trong hoạt động kinh doanh, song song với hoạt động mang tính kĩ thuật nghiệp vụ và các hoạt động mang tính pháp lý như kí kết hợp đồng kinh tế, đầu tư tài chính tín dụng ... Tính pháp lý thể hiện ở các hoạt động kinh doanh luôn tiến hành dựa trên các quy định pháp luật, hay nói cách khác bị giới hạn trong khuôn khổ pháp luật. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các yếu tố pháp lý là điều kiện đảm bảo cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt là các hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại. Nhưng cũng chính vì vậy, nếu môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh thiếu đồng bộ cũng sẽ gây khó khăn, bất lợi cho cả doanh nghiệp và ngân hàng.
Môi trường kinh tế, môi trường pháp lý tạo nên môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời tạo nên môi trường cho vay của các ngân hàng thương mại. Môi trường cho vay có ảnh hưởng, tác động tích cực hay tiêu cực đến hoạt động tín dụng, nó sẽ góp phần làm hạn chế hoặc tăng thêm rủi ro trong các hoạt động tín dụng của các NHTM. Mặt khác, môi trường pháp lý chưa đầy đủ, đồng bộ sẽ kìm hãm hiệu quả của công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh, chẳng hạn như có rất nhiều tài sản đảm bảo là máy móc, thiết bị chuyên dùng chưa có bắt buộc phải đăng ký sở hữu, đăng ký giao dịch đảm bảo đối với quyền sử dụng đất và tài sản trên đất rất khó khăn… cho nên việc chấp nhận những thế chấp đó chỉ mang tính hình thức. Tất cả những bất lợi về pháp lý đó cho hoạt động tín dụng của ngân hàng đều gây khó khăn cho công tác hạn chế rủi ro tín dụng đang thực thi tại chi nhánh. Do vậy, các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng cần được bổ sung, chỉnh sửa đồng bộ để tạo môi trường pháp lý tốt cho hoạt động của các ngân hàng. Về thủ tục xử lý tài sản tín dụng đã được quy định tại Nghị định 178 của Chính phủ về đảm bảo tiền vay là giao cho TCTD phối hợp với các ngành chức năng xử lý nhưng trên thực tế, việc định giá tài sản cho vay thời gian qua gặp nhiều
khó khăn, phải qua nhiều ngành, nhiều cấp, thời gian chờ đợi xử lý quá lâu dẫn đến giá trị tài sản bị sụt giảm.
3.3.2. Yếu tố chủ quan
3.3.2.1. Các yếu tố từ phía ngân hàng
- Chính sách tín dụng của BIDV Bắc Ninh còn nhiều bất cập:
Hiện nay, cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng đa diễn ra hết sức căng thẳng Doanh nghiệp nhà nước ngày càng thu hẹp. Để tăng cường mở rộng hoạt động tín dụng với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân hộ gia đình. Tuy nhiên đối với đối tượng khách hàng này rất khác so với các doanh nghiệp nhà nước mà BIDV Bắc Ninh phục vụ trước đây, đòi hỏi chính sách tín dụng hết sức linh hoạt để có thể cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần trên địa bàn.
Ngoài ra, lãi suất cho vay theo kế hoạch của NHNN công bố năm 2012 sẽ cố gắng đưa mức lại suất về mức quanh 10%. Do đó, BIDV Bắc Ninh cũng có kế hoạch để chuẩn bị cho xu hướng mới của lãi suất trong thời kỳ này.
- Quy trình cho vay vẫn còn một số điểm phức tạp, khó khăn cho DNNVV.
Thủ tục cho vay tuy đã được cải cách phần nào song vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu cho vay của các DNNVV. Cơ chế cho vay vẫn chưa thật sự bình đẳng, ngân hàng thường ưu tiên các khách hàng là doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp lớn có quan hệ truyền thống với ngân hàng. Cơ chế chính sách còn chưa thực sự linh hoạt, thời gian xét duyệt và quy trình cho vay kéo dài làm ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư, ảnh hưởng tới phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này vừa gây lãng phí vừa mất thời gian. Đây cũng là tình hình chung của nhiều ngân hàng hiện nay.
- Cơ chế bảo đảm tiền vay. Tài sản bảo đảm là một trong các nguyên nhân khiến cho DNNVV gặp khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng. Ngân hàng coi trọng việc bảo đảm bằng tài sản, và khắt khe trong việc qui định tỷ lệ cho vay tín chấp đối với các DNNVV, trong khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại thiếu tài sản thế chấp. Các yêu cầu, thủ tục cho vay còn phức tạp nên đôi khi ngân hàng bỏ qua những cơ hội kinh doanh hiệu quả với khách hàng mới.
- Công tác thu thập thông tin. Cán bộ tín dụng gặp khó khăn trong việc thu
lấy từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp, mà số liệu này thì độ tin cậy không cao. Điều này gây khó khăn trong việc đánh giá doanh nghiệp khi ra quyết định cho vay.
- Công tác Marketing chưa được quan tâm đúng mức. Chi nhánh đã quan tâm đến DNNVV nhưng chưa thực sự trở thành chiến lược. Hầu hết cán bộ ngân hàng chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác này tại chi nhánh, chưa thực sự quan tâm đến chiến lược khách hàng nên việc thu hút khách hàng mới gặp khó khăn, còn thụ động ngồi chờ khách hàng đến vay vốn.
- Trình độ cán bộ Ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế
Con người là một nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của một Ngân hàng nói chung và của BIDV một doanh nghiệp nhà nước nói riêng, do đó chế độ đãi ngộ đối với nhân viên chưa thể cạnh tranh được với các NHTM cổ phần, vì vậy hiện tượng chảy máu chất xám đã dẫn tới thiếu một đội ngũ cán bộ có trình độ, có kinh nghiêm, có khả năng dự đoán và phân tích. Với một đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt huyết với công việc, có trình độ nghiệp vụ, tạo được ưu thế trong cạnh tranh nhưng vì thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc thích ứng và quản lý tốt được hoạt động cho vay DNNVV.
Tính đến ngày 31/12/2014, BIDV Bắc Ninh có tổng số cán bộ công nhân viên là 142 người, trong đó số lao động có trình độ Đại học trở lên chiếm 70%. Đây cũng là mặt hạn chế khi mà yêu cầu công việc ngày càng cao.
3.3.2.2. Yếu tố từ phía các DNNVV
- Nguyên nhân và cũng là hạn chế lớn nhất của DNNVV khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính là năng lực tài chính. Các DNNVV thường thiếu tài sản thế chấp khi vay vốn. Trong khi hiện nay thủ tục cho vay các DNNVV thì yếu tố tài sản đảm bảo là rất quan trọng.