Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển bắc ninh​ (Trang 79 - 81)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Yếu tố chủ quan

3.3.2.1. Các yếu tố từ phía ngân hàng

- Chính sách tín dụng của BIDV Bắc Ninh còn nhiều bất cập:

Hiện nay, cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng đa diễn ra hết sức căng thẳng Doanh nghiệp nhà nước ngày càng thu hẹp. Để tăng cường mở rộng hoạt động tín dụng với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân hộ gia đình. Tuy nhiên đối với đối tượng khách hàng này rất khác so với các doanh nghiệp nhà nước mà BIDV Bắc Ninh phục vụ trước đây, đòi hỏi chính sách tín dụng hết sức linh hoạt để có thể cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần trên địa bàn.

Ngoài ra, lãi suất cho vay theo kế hoạch của NHNN công bố năm 2012 sẽ cố gắng đưa mức lại suất về mức quanh 10%. Do đó, BIDV Bắc Ninh cũng có kế hoạch để chuẩn bị cho xu hướng mới của lãi suất trong thời kỳ này.

- Quy trình cho vay vẫn còn một số điểm phức tạp, khó khăn cho DNNVV.

Thủ tục cho vay tuy đã được cải cách phần nào song vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu cho vay của các DNNVV. Cơ chế cho vay vẫn chưa thật sự bình đẳng, ngân hàng thường ưu tiên các khách hàng là doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp lớn có quan hệ truyền thống với ngân hàng. Cơ chế chính sách còn chưa thực sự linh hoạt, thời gian xét duyệt và quy trình cho vay kéo dài làm ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư, ảnh hưởng tới phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này vừa gây lãng phí vừa mất thời gian. Đây cũng là tình hình chung của nhiều ngân hàng hiện nay.

- Cơ chế bảo đảm tiền vay. Tài sản bảo đảm là một trong các nguyên nhân khiến cho DNNVV gặp khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng. Ngân hàng coi trọng việc bảo đảm bằng tài sản, và khắt khe trong việc qui định tỷ lệ cho vay tín chấp đối với các DNNVV, trong khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại thiếu tài sản thế chấp. Các yêu cầu, thủ tục cho vay còn phức tạp nên đôi khi ngân hàng bỏ qua những cơ hội kinh doanh hiệu quả với khách hàng mới.

- Công tác thu thập thông tin. Cán bộ tín dụng gặp khó khăn trong việc thu

lấy từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp, mà số liệu này thì độ tin cậy không cao. Điều này gây khó khăn trong việc đánh giá doanh nghiệp khi ra quyết định cho vay.

- Công tác Marketing chưa được quan tâm đúng mức. Chi nhánh đã quan tâm đến DNNVV nhưng chưa thực sự trở thành chiến lược. Hầu hết cán bộ ngân hàng chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác này tại chi nhánh, chưa thực sự quan tâm đến chiến lược khách hàng nên việc thu hút khách hàng mới gặp khó khăn, còn thụ động ngồi chờ khách hàng đến vay vốn.

- Trình độ cán bộ Ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế

Con người là một nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của một Ngân hàng nói chung và của BIDV một doanh nghiệp nhà nước nói riêng, do đó chế độ đãi ngộ đối với nhân viên chưa thể cạnh tranh được với các NHTM cổ phần, vì vậy hiện tượng chảy máu chất xám đã dẫn tới thiếu một đội ngũ cán bộ có trình độ, có kinh nghiêm, có khả năng dự đoán và phân tích. Với một đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt huyết với công việc, có trình độ nghiệp vụ, tạo được ưu thế trong cạnh tranh nhưng vì thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc thích ứng và quản lý tốt được hoạt động cho vay DNNVV.

Tính đến ngày 31/12/2014, BIDV Bắc Ninh có tổng số cán bộ công nhân viên là 142 người, trong đó số lao động có trình độ Đại học trở lên chiếm 70%. Đây cũng là mặt hạn chế khi mà yêu cầu công việc ngày càng cao.

3.3.2.2. Yếu tố từ phía các DNNVV

- Nguyên nhân và cũng là hạn chế lớn nhất của DNNVV khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính là năng lực tài chính. Các DNNVV thường thiếu tài sản thế chấp khi vay vốn. Trong khi hiện nay thủ tục cho vay các DNNVV thì yếu tố tài sản đảm bảo là rất quan trọng.

Phần lớn các DNNVV còn chưa biết cách xây dựng các báo cáo tài chính, hơn nữa, sổ sách kế toán lại không rõ ràng, minh bạch nên khó đánh giá đúng năng lực của doanh nghiệp. Điều này làm cho DNNVV không đáp ứng được các yêu cầu cho vay của ngân hàng.

- Môi trường kinh doanh ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn nhiều rủi ro, tính khả thi của các dự án và phương án sản xuất không cao. Do thiếu thông tin

thị trường, các DNNVV thường khó nắm bắt được các cơ hội đầu tư để xây dựng dự án thuyết phục, không tính toán đầy đủ các chi phí cũng như thời gian của phương án nên khó khăn cho ngân hàng trong công tác thẩm định. Mặt khác, với khả năng chuyển đổi linh hoạt các lĩnh vực sản xuất kinh doanh nên doanh nghiệp không xây dựng những chiến lược cụ thể, lâu dài nên rất khó tiếp cận với nguồn vốn trung dài hạn của ngân hàng.

- Trình độ quản lý của DNNVV yếu kém, cách tổ chức quản lý và điều hành chưa chuyên nghiệp có thể dẫn tới thất thoát nguồn vốn. Nhiều DNNVV sử dụng vốn sai mục đích, không phù hợp với hợp đồng tín dụng đã kí hay không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, làm giảm chất lượng cho vay. Bản thân các DNNVV lại thiếu hiểu biết về pháp luật và các thông lệ trong kinh doanh. Các hợp đồng kinh tế chưa được tuân thủ nghiêm túc nên dẫn tới tranh chấp, kiện tụng gây tốn kém và ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp.

- Uy tín của DNNVV còn thấp. Các DNNVV chủ yếu làm ăn nhỏ lẻ nên khó tạo lòng tin đối với cán bộ tín dụng. Kết hợp với tất cả các yếu tố kể trên thì việc uy tín của doanh nghiệp trên thị trường cũng như uy tín tín dụng thấp là điều dễ hiểu. Chính nguyên nhân này làm cho việc phát triển phương thức vay tín chấp hay thực hiện dịch vụ bảo lãnh đối với DNNVV là vô cùng khó khăn.

Những hạn chế của DNNVV đã gây ra tâm lý e ngại của ngân hàng khi cho doanh nghiệp vay vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển bắc ninh​ (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)