Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng cho vay đối với DNNVV của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển bắc ninh​ (Trang 39 - 41)

5. Kết cấu của luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng cho vay đối với DNNVV của NHTM

đánh giá chính xác được doanh nghiệp để ra quyết định cho vay.

Mục đích sử dụng vốn vay của DNNVV: Để vay vốn ngân hàng thì các doanh nghiệp phải cam kết sử dụng vốn đúng mục đích. Nếu sử dụng vốn không đúng mục đích sẽ gây thất thoát, hiệu quả sử dụng vốn thấp, giảm chất lượng tín dụng của khoản vay.

Đạo đức kinh doanh của DNNVV: Ngân hàng chỉ quyết định cho vay sau khi đã phân tích kỹ các yếu tố có liên quan đến khả năng của người vay trong việc hoàn trả nợ và cách thức sử dụng vốn vay. Nhưng thông tin này có thể bị thay đổi sau khi doanh nghiệp nhận được tiền vay. Điều này làm ảnh hưởng tới chất lượng của khoản vay, vì vậy công tác kiểm tra, giám sát của ngân hàng là rất quan trọng.

1.2. Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng cho vay đối với DNNVV của NHTM NHTM

1.2.1. Kinh nghiệm cho vay đối với DNNVV của các NHTM nước ngoài

1.2.1.1. Kinh nghiệm cho vay của các NHTM ở Đài Loan

Sự phát triển của nền kinh tế và chiến lược công nghiệp hóa của Đài Loan lựa chọn mục tiêu là các DNVVN. Ở Đài Loan, loại DNN&V phải có từ 5 - 10 công nhân, vốn trung bình là 1,6 triệu USD là rất phổ biến. Chúng chiếm khoảng 96% tổng số doanh nghiệp, tạo ra khoảng 40% sản lượng công nghiệp, hơn 50% giá trị xuất khẩu và chiếm hơn 70% chỗ làm việc. Để đạt được thành tựu to lớn này, Đài Loan đã dành những nỗ lực trong việc xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ các DNNVV như chính sách hỗ trợ công nghệ, chính sách về nghiên cứu và phát triển, năng lực quản lí, đào tạo, v.v..., và chính sách tín dụng. Đẩy mạnh hoạt động tín dụng cho DNNVV ở Đài loan được cụ thể:

- Khuyến khích các ngân hàng cho DNNVV vay vốn như điều chỉnh mức lãi suất thấp hơn lãi suất thường của ngân hàng, thành lập quĩ bảo lãnh tín dụng, qui định tỉ lệ cung cấp tài chính cho DNNVV phải tăng lên hàng năm... Ngân hàng trung ương Đài Loan yêu cầu các NHTM thành lập riêng phòng tín dụng cho DNNVV, tạo điều kiện để cho DNNVV tiếp cận được với ngân hàng. NHTW cũng

sử dụng các chuyên gia tư vấn cho DNNVV về cách củng cố cơ sở tài chính, tăng khả năng nhận tài trợ của mình.

- Thành lập Quĩ phát triển cho DNNVV: Các quĩ được thành lập như Quĩ phát triển, Quĩ Sino - US, Quĩ phát triển DNNVV để cung cấp vốn cho DNNVV qua hệ thống ngân hàng, nhằm tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh các DNNVV.

- Thành lập Quĩ bảo lãnh tín dụng: Từ việc nhận thức được sự khó khăn của DNNVV trong việc thế chấp tài sản vay vốn NH, năm 1974 Đài Loan đã thành lập Quĩ bảo lãnh tín dụng. Nguyên tắc hoạt động của quĩ này là cùng chia sẻ rủi ro với các tổ chức tín dụng. Từ đó tạo lòng tin đối với TCTD khi cấp tín dụng cho DNNVV. Kể từ khi thành lập đến nay quĩ đã bảo lãnh cho 1,5 triệu trường hợp với tổng số tiền tương đối lớn. Nói chung, với sự quan tâm của Chính phủ bằng các chính sách khuyến khích hữu hiệu, các DNNVV ở Đài Loan phát triển mạnh mẽ, ổn định làm cho Đài Loan trở thành quốc gia của các DNNVV về mặt kinh tế.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức

Đức là một quốc gia có số lượng DNNVV tương đối lớn. Nó đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, tạo ra gần 50% GDP, chiếm hơn 1/2 doanh thu chịu thuế của các doanh nghiệp, cung cấp các loại hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Để đạt được những thành tựu đó, Chính phủ Đức đã áp dụng hàng loạt các chính sách và chương trình thúc đẩy DNNVV trong việc huy động vốn.

Công cụ chính để thực hiện các chính sách và chương trình này là thông qua các khoản tín dụng ưu đãi, có sự bảo lãnh của Nhà nước. Các khoản tín dụng này được phân bố ưu tiên đặc biệt cho các dự án đầu tư thành lập doanh nghiệp, đổi mới công nghệ, đầu tư vào những khu vực kém phát triển của đất nước.

Do phần lớn các DNNVV không đủ tài sản thế chấp để có thể nhận được khoản tín dụng lớn bên cạnh các khoản tín dụng ưu đãi nên còn phát triển khá phổ biến tổ chức bảo lãnh tín dụng. Những tổ chức này được thành lập và bắt đầu hoạt động từ những năm 50 với sự hợp tác chặt chẽ của các phòng Thương mại, Hiệp hội doanh nghiệp, Hiệp hội Ngân hàng và Chính quyền liên bang. Nguyên tắc hoạt động cơ bản là vì khách hàng. DNNVV nhận được khoản vay từ ngân hàng với sự

bảo lãnh của một số tổ chức bảo lãnh tín dụng. Khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ tổ chức này có trách nhiệm trả khoản vay đó cho ngân hàng. Ngoài ra, các khoản vay này còn có thể được Chính phủ bảo lãnh.

Với các cơ chế và chính sách hỗ trợ như vậy các DNNVV ở Đức đã khắc phục được rất nhiều khó khăn trong quá trình huy động vốn, từ đó đóng góp to lớn trong việc phát triển DNNVV ở Đức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển bắc ninh​ (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)