5. Kết cấu của luận văn
4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng chất lượng cho vay đối với DNNVV tại Bắc Ninh
Bắc Ninh
Để đạt được các mục tiêu đề ra, trong công tác tín dụng ngân hàng nói chung, việc nâng cao chất lượng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng thì Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh cần có những giải pháp thích hợp để thực hiện trong giai đoạn mới nhằm mang lại hiệu quả cho vay ngày càng cao, nâng cao chất lượng cho vay với DNNVV. Các giải pháp cụ thể là:
4.2.1. Đa dạng hoá các hình thức cho vay và nâng cao chất lượng các sản phẩm cho vay đối với các DNNVV
Loại hình DNNVV rất đa dạng về quy mô, ngành nghề kinh doanh, rất linh
là không giống nhau. Chính vì vậy mà chi nhánh phải đưa ra những loại hình tín dụng phù hợp với từng yêu cầu của khách hàng.
Một thực tế là ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển - Chi nhánh Bắc Ninh thực hiện cho vay trung và dài hạn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ. Vì vậy chi nhánh cần phải đẩy mạnh cho vay trung dài hạn để giúp các DNNVV có thể đầu tư tài sản cố định, máy móc thiết bị hiện đại để sản xuất những sản phẩm tăng tính năng công dụng phù hợp với yêu cầu thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Thông thường chi nhánh cũng như nhiều ngân hàng khác chỉ thực hiện cho vay trực tiếp giữa ngân hàng với doanh nghiệp, thì chi nhánh có thể cấp tín dụng gián tiếp thông qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán. Đây là hình thức mua bán nợ và chưa được thực hiện phổ biến ở các ngân hàng.
Cũng không nằm ngoài mục tiêu phục vụ tốt nhất mọi nhu cầu đa dạng của các DNNVV, chi nhánh nên đa dạng hoá hình thức cho vay đối với DNNVV. Ngoài các hình thức cho vay truyền thống thông qua việc cầm cố thế chấp tài sản, ngân hàng nên tìm cũng như phát triển các hình thức vay mới như: Chiết khấu giấy tờ có giá; hùn vốn đầu tư, liên doanh liên kết với khách hàng; cho vay bảo lãnh; cho vay bảo đảm bằng các khoản sẽ thu .
Cùng với việc đa dạng hóa các hình thức cho vay là việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Nâng cao chất lượng sản phẩm được hiểu là nâng cao quy trình công nghệ cung ứng sản phẩm cho khách hàng, cải tiến quy trình cho vay đối với từng sản phẩm, tạo thuận lợi cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo đúng quy định. Nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên giao dịch trực tiếp với khách hàng thông qua việc cải tiến nề nối tác phong làm việc, nâng cao kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng.