5. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Tình hình hoạt động
Giai đoạn 2010 - 2015 với những diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới và trong nước đã đặt ngân hàng và các tổ chức tín dụng vào một môi trường hoạt động đầy khó khăn, thử thách. Sau giai đoạn tăng trưởng cao và ổn định, cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu kéo theo sự đổ vỡ của hàng loạt hệ thống ngân hàng định chế tài chính trên thế giới. Cùng với diễn biến phức tạp của nền kinh tế, hoạt động hệ thống ngân hàng nói chung và BIDV Bắc Ninh nói riêng cũng chịu ảnh hưởng nhất định về tính thanh khoản, sự cạnh tranh, về thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Chi nhánh đã tập trung thực hiện tốt công tác quản trị điều hành hoạt động kinh doanh, chấp hành nghiêm túc chính sách tiền tệ của quốc gia, tuân thủ nghiêm túc các chỉ đạo của chính phủ, ngân hàng nhà nước và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, hoạt động kinh doanh của BIDV Bắc Ninh trong năm 2014 đã đạt được một số kết quả cơ bản sau:
- Chênh lệch thu chi đạt 9 tỷ đạt 100% kế hoạch.
- Giới hạn tín dụng cuối kỳ là 2.690 tỷ đồng, đạt 95% kế hoạch; dư nợ tín dụng bình quân là 2.350 tỷ đồng đạt 99% kế hoạch.
- Huy động vốn cuối kỳ là 2.160 tỷ đồng đạt 72% kế hoạch; Huy động vốn bình quân là 1.856 tỷ đồng đạt 94% kế hoạch.
- Thu dịch vụ ròng là 17,2 tỷ đồng đạt 95% kế hoạch.
- Thu phí hoa hồng bảo hiểm đạt 382 triệu đồng vượt 90% kế hoạch. - Doanh thu khai thác phí bảo hiểm là 4,8 tỷ đồng vượt 75% kế hoạch.
- Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn/tổng dư nợ đạt 19,26% thấp 0,1% so với kế hoạch (Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Bắc Ninh).
3.1.2.1. Công tác huy động vốn
Vốn huy động là những giá trị tiền tệ do ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán và các nghiệp vụ kinh doanh khác. Vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của NHTM, đóng vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Trước sức ép về cạnh tranh huy động vốn của các ngân hàng, áp lực đảm bảo chỉ tiêu an toàn, BIDV Bắc Ninh đã đưa ra các mục tiêu ngay từ đầu năm như quy mô tăng trưởng tốt và tương đối ổn định, hay cơ cấu lại nền khách hàng tiền gửi để có các giải pháp, biện pháp thích hợp để ổn định tăng trưởng và nâng cao chất lượng nguồn vốn. Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2014 là 2.160 tỷ đồng, huy động vốn bình quân năm 2014 là 1.856 tỷ đồng trong đó:
- Phân theo thời hạn huy động:
+ Nguồn vốn huy động ngắn hạn là 1.530 tỷ đồng chiếm 70% + Nguồn vốn huy động trên 12 tháng là 630 tỷ đồng chiếm 30% - Phân theo loại tiền huy động:
+ Nguồn vốn huy động VNĐ là 1.800 tỷ đồng, chiếm 83% + Nguồn vốn huy động ngoại tệ là 360 tỷ đồng chiếm 17% - Phân theo đối tượng khách hàng:
+ Nguồn vốn định chế tài chính đạt 560 tỷ đồng chiếm 26%
+ Nguồn vốn khách hàng doanh nghiệp đạt 300 tỷ đồng chiếm 13% + Nguồn vốn khách hàng bán lẻ đạt 1.300 tỷ đồng chiếm 61%.
(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Bắc Ninh)
Đối với công tác nguồn vốn, trước những biến động của lãi suất thị trường BIDV Bắc Ninh luôn theo sát tình hình diễn biến thị trường để điều hành lãi suất linh hoạt, kịp thời và đảm bảo tính cạnh tranh, tạo chủ động cho các bộ phận thực hiện lãi suất huy động tại địa bàn. Tuy nhiên, công tác huy động vốn vẫn còn những hạn chế tồn tại như nền vốn chưa được cải thiện, tính duy trì và bền vững của dòng tiền của khách hàng còn thấp, đó chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn còn nguồn vốn trung và dài hạn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Điều này ảnh hưởng đến tính ổn định và khả năng cân đối nguồn vốn trong hoạt động của BIDV Bắc Ninh.
3.1.2.2. Công tác tín dụng
Năm 2014, hoạt động tín dụng của BIDV Bắc Ninh vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Để từng bước lành mạnh hoá hoạt động tín dụng đưa chi nhánh hoạt thoát ra khỏi tình trạng nợ quá hạn cao, ngay từ đầu năm 2014, Ban lãnh đạo Chi nhánh đã
xác định mục tiêu trọng tâm cho công tác tín dụng là: Mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay đối với DNNVV, mở rộng tín dụng bán lẻ, cơ cấu lại khách hàng nhằm đa dạng hoá loại hình khách hàng sản xuất kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực khách hàng dân cư, hộ gia đình, cá thể; tăng trưởng hợp lý dư nợ trung dài hạn/ tổng dư nợ; Tuân thủ Nghị quyết 1148/NQ-HĐQT khi thực hiện cho vay đối với những đối tượng sản phẩm thuộc diện ưu tiên và hạn chế; thực hiện rà soát, kiểm soát chặt chẽ cho vay khách hàng liên quan; tập trung thu hồi nợ xấu nhằm giảm dần tỷ lệ nợ xấu theo đúng lộ trình. Và kết quả cụ thể đạt được như sau:
* Quy mô tăng trưởng:
Dư nợ tín dụng cuối kỳ đến 31/12/2014 đạt 2.690 tỷ đồng, bằng 78% so với 31/12/2011 và đạt 94% so với kế hoạch cuối năm 2014, trong đó:
- Dư nợ vay VNĐ đạt 2.150 tỷ đồng, chiếm 79,9% tổng dư nợ.
- Dư nợ vay ngoại tệ quy đổi đạt 540 tỷ đồng, chiếm 20,1% tổng dư nợ.
- Dư nợ ngắn hạn đạt 2.172 tỷ đồng, chiếm 80,74% tổng dư nợ và giảm 450 tỷ đồng so với năm 2013.
- Dư nợ trung dài hạn đạt 518 tỷ đồng, chiếm 19,26% tổng dư nợ và bằng 82% so với cuối năm 2013.
- Thu nợ hạch toán ngoại bảng đến 31/12/2014 là 9,24 tỷ đồng, đạt gấp 3 lần kế hoạch năm 2013.
* Dư nợ tín dụng phân theo ngành nghề:
- Ngành xây dựng 164 tỷ đồng chiếm 6,1% tổng dư nợ.
- Kinh doanh thương mại 404 tỷ đồng chiếm 15% tổng dư nợ. - Vận tải thủy 140 tỷ đồng chiếm 5,2% tổng dư nợ.
- Sản xuất kinh doanh giấy 592 tỷ đồng chiếm 22% tổng dư nợ. - Tiêu dùng 134 tỷ đồng chiếm 5% tổng dư nợ.
- Vật liệu xây dựng, thép 726 tỷ đồng chiếm 27% tổng dư nợ. - Khác 530 tỷ đồng chiếm 19,7% tổng dư nợ.
* Cơ cấu tín dụng:
- Tỷ trọng dư nợ tín dụng trung dài hạn/tổng dư nợ là 19,26%. - Tỷ trọng dư nợ có tài sản bảo đảm đạt 84%.
- Tỷ lệ dư nợ ngoài quốc doanh/tổng dư nợ là 98%.
- Dư nợ bán lẻ là 399 tỷ đồng, đạt 92% kế hoạch năm 2014.
- Dư nợ khách hàng doanh nghiệp đạt 1.592 tỷ đồng, đạt 93% so với kế hoạch năm 2014, bằng 70% so với 31/12/2013.
* Chất lượng tín dụng:
Nợ quá hạn đến ngày 31/12/2014 là 251 tỷ đồng, chiếm 9,33% tổng dư nợ, giảm 59 tỷ đồng so với năm 2013. Trong đó dư nợ quá hạn thuộc nhóm nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) là 203 tỷ đồng chiếm 80,88% tổng dư nợ quá hạn, số còn lại là nợ quá hạn tạm thời (từ nhóm 1 đến nhóm 2) là 48 tỷ đồng chiếm 19,12% tổng dư nợ quá hạn.
Nợ xấu của chi nhánh đến 31/12/2014 là 203 tỷ đồng chiếm 7,55% tổng dư nợ, giảm 3,5 lần so với kế hoạch TW giao, giảm hơn 4,25% so với thời điểm 31/12/2013. Trong đó, nợ xấu tập trung chủ yếu vào ngành sản xuất kinh doanh giấy, gỗ và lĩnh vực vận tải thuỷ.
Dư lãi treo đến 31/12/2014 là 25 tỷ đồng, giảm 6 tỷ đồng so với lãi treo tại thời điểm 31/12/2013. Số lãi treo tập trung chủ yếu ở khách hàng vay có nợ xấu.
(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Bắc Ninh) 3.1.2.3. Hoạt động dịch vụ
BIDV Bắc Ninh đã cố gắng nỗ lực đề ra các giải pháp quyết liệt trong việc thực hiện các chỉ tiêu bán lẻ để tăng thu dịch vụ ròng. Đến 31/12/2014, tổng thu dịch vụ ròng của chi nhánh đạt 18,6 tỷ đồng vượt 21% so với kết quả cuối năm 2013, đạt 104% kế hoạch TW giao. Kết quả đó thể hiện qua một số dòng sản phẩm sau:
- Thanh toán trong nước: Doanh số thanh toán trong nước năm 2014 với 250.687 món, đạt doanh số 24.897 tỷ đồng, phí thu được là 6,6 tỷ đồng, vượt 31% kế hoạch. Nhìn chung thanh toán trong nước luôn đảm bảo an toàn, đáp ứng nhu cầu thanh toán, nhu cầu chuyển tiền của khách hàng.
- Kinh doanh ngoại tệ: Chi nhánh luôn chấp hành nghiêm túc việc niêm yết tỷ giá và trạng thái ngoại hối, thực hiện mua bán theo đúng tỷ giá quy định, luôn đáp
ứng đủ, kịp thời nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng. Doanh số Thanh toán quốc tế phát sinh cả năm đạt 1.360 món, tổng số mua vào, bán ra quy đổi ra USD năm 2014 là 62 triệu USD, tổng số lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ là 1.383 triệu đồng đạt gấp 1,7 lần kế hoạch giao, tăng 2 lần so với cuối năm 2013.
- Về bảo lãnh: đến 31/12/2014 phí thu từ hoạt động bảo lãnh là 5.8 tỷ đồng và chiếm 31% tổng thu dịch vụ ròng.
- Ngoài các sản phẩm dịch vụ truyền thống trên, năm 2014 chi nhánh đã bắt đầu cung cấp các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng tiện ích có sức hấp dẫn như: phát hành trái phiếu cho các doanh nghiệp; dịch vụ rút tiền tự động, dịch vụ vấn tin qua tài khoản, dịch vụ trả lương tự động, internetbanking… Tính đến 31/12/2012, chi nhánh đã phát hành được 25.476 thẻ ATM và thu được phí trong năm là 1.292 triệu đồng.
Để đẩy mạnh thu dịch vụ trong năm 2014, chi nhánh đã triển khai nhiều cơ chế chính sách trong hoạt động marketing cho các sản phẩm bảo hiểm như chương trình nhận quà may mắn cùng Bancanssurance của BIC, do đó tính đến 31/12/2014 doanh thu khai thác phí bảo hiểm đạt 3,7 tỷ đồng đạt 70% so với kế hoạch (Nguồn:
Báo cáo thường niên BIDV Bắc Ninh). 3.1.2.4. Công tác khác
- Công tác kho quỹ luôn được quan tâm đúng mức kể cả trong kho, các quầy giao dịch và trên đường vận chuyển. Trong năm 2014, không xảy ra sự mất an toàn nào, nhu cầu chi trả bằng tiền mặt cho khách hàng luôn được chi nhánh đáp ứng đầy đủ, kịp thời, không xảy ra khất chi, hoãn chi.
- Công tác tổ chức hành chính được thực hiện nghiêm túc, hoạt động có hiệu quả phục vụ kịp thời nhu cầu sử dụng về tài sản, công cụ lao động trong các phòng làm việc. Việc sắp xếp luân chuyển cán bộ được quan tâm. Thực hiện nghiêm túc quy trình bổ nhiệm lãnh đạo các cấp. Công tác đào tạo nghiệp vụ được chú trọng với các lớp học do trung ương và chi nhánh tổ chức.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại BIDV Bắc Ninh được tổ chức thực hiện thường xuyên nghiêm túc, góp phần làm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh và bảo vệ an toàn tài sản, bảo đảm tính toàn diện và tin cậy của số liệu hạch toán.
BIDV Bắc Ninh đã tiến hành đột xuất trực tiếp kiểm tra hoạt động tại các phòng như PGD Thuận Thành, PGD Yên Phong, PGD Tiên Sơn, PGD Quế Võ, phòng TCKT, công tác kho quỹ, các Quỹ tiết kiệm… không phát sinh trường hợp sai xót nào.
- Công tác kế toán tài chính đã hạch toán tốt nghiệp vụ, hậu kiểm giúp ban lãnh đạo chi nhánh nhìn nhận đánh giá và xử lý kịp thời các phát sinh xảy ra. Công tác kế toán tài chính đã và đang là trợ thủ đắc lực cho việc xây dựng và hoạch định chiến lược kinh doanh của chi nhánh.
- Công tác nâng cao năng lực quản trị điều hành, sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức và mạng lưới phòng giao dịch, ATM... BIDV Bắc Ninh tiếp tục thực hiện theo lộ trình Đề án Tái cơ cấu.
- BIDV Bắc Ninh chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá thương hiệu, hình ảnh của BIDV trên địa bàn. Ngân hàng đã xây dựng, hợp tác quan hệ với các cơ quan truyền thông trên địa bàn như Báo Bắc Ninh, Đài phát thanh và truyền hình Bắc Ninh, Đài phát thanh Thành phố và đài phát thanh các huyện trong tỉnh để tuyên truyền về sản phẩm, dịch vụ của mình.
- Đầu năm 2014, BIDV Việt Nam đã cùng tỉnh Bắc Ninh thực hiện chương trình an sinh xã hội, thực hiện ủng hộ xây trường học với số tiền 7 tỷ đồng.
- Hoạt động Công đoàn: Ngay từ những tháng đầu năm, Công đoàn đã tập trung phát động phong trào thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh, cũng như tiếp tục tham gia với chính quyền đảm bảo đầy đủ việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.
- Hoạt động Đoàn thanh niên: Tích cực hỗ trợ, tham gia vào thực hiện kế hoạch kinh doanh, phát triền đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực, có tâm, có tầm để sáng suốt lựa chọn cho nhiệm kỳ đại hội kế tiếp. Duy trì phong trào thể thao, văn hoá văn nghệ nhằm động viên tinh thần của mỗi đoàn viên thanh niên.
3.1.2.5 Kết quả kinh doanh
Bảng 3.1. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2012 - 2014 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%) 13/12 14/13
1. Chênh lệch thu chi trước trích DPRR 72.125 75.322 78.810 4,4 4,6
2. Trích DPRR theo điều 12 thông tư
02/2013/TT-NHNN 28 45 51 160,71 113,33
3. Lợi nhuận trước thuế 101,9 143,7 140,5 141,02 97,77
4. Thu dịch vụ ròng 38 32 34 84,21 106,25
5. Lợi nhuận trước thuế bình quân đầu
người (trđ/người) 0,662 0,885 0,8 133,69 90.4
Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh
Chỉ tiêu lợi nhuận, năng suất đều được tăng lên qua từng năm. Chênh lệch thu chi trước trích dự phòng rủi ro năm 2013 đạt 75.322 tỷ đồng tăng 4,4% so với năm 2012, năm 2014 lợi nhuận trước thuế tăng 4,6% so với năm 2013.
Thu dịch vụ ròng cả năm 2013 đạt 32 tỷ đồng. Một số dòng sản phẩm dịch vụ tăng trưởng mạnh so với năm 2012: phí tín dụng tăng 5.24 lần; Dịch vụ WU gấp 2,26 lần; Dịch vụ thẻ tăng 92%… Một số dòng sản phẩm dịch vụ giảm so với năm 2012 như: tài trợ thương mại, dịch vụ khác, dịch vụ bảo lãnh.
Lợi nhuận trước thuế duy trì ở mức ổn định và có sự tăng trưởng nhẹ. Năm 2013, lợi nhuận trước thuế có dấu hiệu sụt giảm là do năm 2014 là một năm khó khăn với toàn ngành kinh tế, chính vì vậy mà ngân hàng cũng không tránh khỏi vòng xoáy đó.Tuy nhiên so với toàn ngành thì chỉ tiêu này có thể chấp nhận được.
Về tình hình trích lập dự phòng, từ năm 2012 đến năm 2014, lượng tiền trích lập dự phòng rủi ro tăng nhanh, năm 2013 tăng 107,23% so với năm 2012, năm 2014 tăng 78,54% so với năm 2013. Điều này cho thấy dấu hiệu của chất lượng tín dụng đang giảm sút mạnh mẽ, chi nhánh cần đề ra những giải pháp để hạn chế và giảm thiểu các khoản nợ xấu để tăng tính an toàn và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Mọi mặt hoạt động kinh doanh của chi nhánh những năm qua luôn đạt kết quả khả quan, có sự tăng trưởng cao, có nhiều dấu hiệu phát triển tốt, có sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu, chất lượng theo hướng ngày càng an toàn, hiệu quả, bền vững.