Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số tiền % Số tiền % 2013/2012 Số tiền % 2014/2013
+/- % +/- %
Dư nợ DNNVV 1.066 100 1.322 100 256 24,02 1.572 100 59 5,86
Trong đó: Dư nợ DNNN 8 0,75 12 0,91 4 50 11 0,67 -1 -12,23
Dư nợ DNNQD 1058 99,25 1310 99,09 252 23,82 1.561 99,33 251 19,196
(Đơn vị: %)
Biểu đồ 3.3. Dư nợ đối với DNNVV theo thành phần kinh tế
Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Bắc Ninh
Nhìn vào bảng 3.8 và biểu đồ 3.3 ta thấy: dư nợ đối với DNNVV theo thành phần kinh tế ít thay đổi qua các năm. Trong tỷ trọng dư nợ đối với DNNVV thì tỷ trọng dư nợ DNNN chiếm tỷ trọng thấp, chủ yếu là dư nợ DNNQD. Năm 2013 dư nợ DNNQD là 1.310 tỷ đồng, tăng 23,82% so với năm 2012. Năm 2014 dư nợ DNNQD là 1.561 tỷ đồng, tăng 19,961% so với năm 2013.
Tỷ trọng dư nợ DNNVV đối với DNNN trong các năm qua là thay đổi không đáng kể và ở mức thấp như: năm 2012 tỷ trọng DNNN chiếm 0,75%, năm 2013 chiếm 0,91%, và đến năm 2012 là 0,67 %.
Trong tổng dư nợ của DNNVV thì dư nợ DNNQD luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trên 99%, còn tỷ trọng dư nợ DNNN luôn ở mức thấp. Điều này thể hiện trong những năm vừa qua chi nhánh luôn luôn chú trọng phát triển thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, nó phù hợp với xu thế phát triển kinh tế chung của đất nước ta. Chính vì vậy, chi nhánh nên có chính sách phù hợp để tăng cường mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay đối với khu vực kinh tế này.
3.2.4. Nợ quá hạn đối với DNNVV
Nợ quá hạn là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cho vay của NHTM. Nợ quá hạn là biểu hiện không lành mạnh của khoản vay, chứa đựng nguy cơ rủi ro của ngân hàng do khách hàng gây ra. Các khoản nợ quá hạn làm kéo dài thời hạn tín dụng, làm thay đổi kế hoạch tài trợ, kinh doanh của ngân hàng, mặt khác có thể dẫn
tới nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán của ngân hàng. Việc phân loại nợ ở chi nhánh được thể hiện qua bảng sau: