Phân loại nợ đối với DNNVV tại BIDV Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển bắc ninh​ (Trang 73 - 75)

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dư nợ DNNVV 1.066 1.322 1.572 -Nợ nhóm 1 811 1082 1.329 -Nợ nhóm 2 188 173 175 -Nợ nhóm 3 36 34 37 -Nợ nhóm 4 9 10 11 -Nợ nhóm 5 22 23 20 Nợ quá hạn DNNVV 255 240 243 Nợ xấu DNNVV 67 67 68 Tỷ lệ nợ quá hạn/Dư nợ DNNVV 23,92% 18,15% 15,46% Tỷ trọng nợ xấu/ Nợ quá hạn DNNVV 26,27% 27,92% 27,98% Tỷ lệ nợ xấu DNNVV/ Dư nợ DNNVV 6,29% 5,07% 4,33%

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Bắc Ninh)

(Đơn vị: %)

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ nợ xấu DNNVV trong dư nợ của DNNVV

Thông qua bảng 3.9 cho thấy:

Tình hình nợ quá hạn đối với DNNVV tuy có giảm dần qua các năm nhưng vẫn ở mức rất cao, và tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ nợ xấu của DNNVV/Dư nợ DNNVV toàn hệ thống BIDV năm 2014 (năm 2014 tỷ lệ này của BIDV chỉ có 4,05%).

Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của DNNVV trong tổng dư nợ DNNVV là 6,29%, đến năm 2013 là 5,07% và năm 2014 tỷ lệ này là 4,33%.

Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu đối với DNNVV liên tục ở mức cao, đây là vấn đề đáng quan tâm trong việc nâng cao chất lượng cho vay đối với DNNVV. Chất lượng cho vay với DNNVV của chi nhánh có phần giảm sút, bên cạnh nguyên nhân xuất phát từ phía ngân hàng từ khâu lựa chọn khách hàng, thẩm định và phân tích tốt tình hình tài chính của họ, theo dõi giám sát hiệu quả sử dụng đồng vốn của khách hàng, không để vốn bị sử dụng sai mục đích, điều kiện với tài sản đảm bảo... thì một phần cũng là do tình hình kinh tế nước ta những năm gần đây chịu tác động của khủng hoảng suy thoái, cùng với tình hình lạm phát tăng cao, giá cả đầu vào tăng vọt, thị trường đầu ra cả trong và ngoài nước đều bị thu hẹp... do vậy tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung cũng như của các DNNVV nói riêng gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng không trả được nợ ngân hàng đúng thời hạn.

3.2.5. Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng đối với DNNVV

Bảng 3.10. Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đối với DNNVV tại BIDV Bắc Ninh

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền Số tiền 2013/2012 Số tiền 2014/2013 +/- % +/- % Dự phòng rủi ro trích lập cho DNNVV 43,1 43,45 0,35 0,81% 43,65 -1,8 -4,14% Nhóm 2 9,4 8,65 -0,75 -7,98% 8,75 0,1 1,16% Nhóm 3 7,2 6,8 -0,4 -5,56% 7,4 0,6 8,82% Nhóm 4 4,5 5 0,5 11,11% 5,5 0,5 10,00% Nhóm 5 22 23 1 4,55% 22 -1 -4,35%

Năm 2013, dự phòng rủi ro đối với DNNVV là 43,45 tỷ đồng, tăng so với năm 2012 là 0,35 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng là 0,81%. Năm 2014 dự phòng rủi ro với DNNVV là 43,65 tỷ đồng tăng 0,2 tỷ đồng so với năm 2013, với tỷ lệ tăng là 0,46%.

Thông qua số liệu trong bảng 3.10 ta thấy chi nhánh thực hiện tốt công tác trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định của ngân hàng nhà nước. Số tiền trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho các DNNVV tăng dần do nợ quá hạn, và nợ xấu của DNNVV luôn ở mức cao qua các năm. Vì vậy, nâng cao chất lượng cho vay với các DNNVV là vấn đề cấp bách cần đặt ra đối với BIDV Bắc Ninh.

3.2.6. Vòng xoay vốn tín dụng đối với DNNVV

Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay trên khía cạnh tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng trong việc cho vay DNNVV. Vòng quay vốn tín dụng càng lớn thì hoạt động tín dụng càng có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển bắc ninh​ (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)