Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển bắc ninh​ (Trang 77 - 79)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Yếu tố khách quan

Môi trường kinh tế

Ngoài những yếu tố chủ quan, thì yếu tố khách quan trong đó có kinh tế xã hội là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của hệ thống ngân hàng nói chung trong đó không ngoại trừ BIDV chi nhánh Bắc Ninh. Kinh tế - xã hội nước ta năm 2013 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết. Suy thoái trong khu vực đồng euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại các nước thuộc khu vực này vẫn đang tiếp diễn. Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Tăng trưởng của các nền kinh tế đầu tàu suy giảm kéo theo sự sụt giảm của các nền kinh tế khác. Một số nước và khối nước lớn có vị trí quan trọng trong quan hệ thương mại với nước ta như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật bản và EU đối mặt với nhiều thách thức nên tăng trưởng chậm. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể.

Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập, tự do hóa tài chính, do vậy sự cạnh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt - cạnh tranh diễn ra tất cả các ngành, các lĩnh vực, do đó độ rủi ro trong môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng ngày càng cao, nguy cơ nợ xấu cũng vì vậy mà sẽ gia tăng. Hoạt động tín dụng của BIDV bị ảnh hưởng bởi môi trường kinh tế xã hội, sự phát triển của nền kinh tế.

Trong giai đoạn này nền kinh tế có biến động lớn, có thể nói từ đầu năm 2010 thế giới chứng kiến một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, sự suy thoái của các nền kinh tế lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế trong nước. Điều này gây

bất lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, dẫn đến tăng nợ xấu, nợ quá hạn, gây khó khăn cho hoạt động cho vay của Ngân hàng.

Môi trường pháp lý

Trong hoạt động kinh doanh, song song với hoạt động mang tính kĩ thuật nghiệp vụ và các hoạt động mang tính pháp lý như kí kết hợp đồng kinh tế, đầu tư tài chính tín dụng ... Tính pháp lý thể hiện ở các hoạt động kinh doanh luôn tiến hành dựa trên các quy định pháp luật, hay nói cách khác bị giới hạn trong khuôn khổ pháp luật. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các yếu tố pháp lý là điều kiện đảm bảo cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt là các hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại. Nhưng cũng chính vì vậy, nếu môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh thiếu đồng bộ cũng sẽ gây khó khăn, bất lợi cho cả doanh nghiệp và ngân hàng.

Môi trường kinh tế, môi trường pháp lý tạo nên môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời tạo nên môi trường cho vay của các ngân hàng thương mại. Môi trường cho vay có ảnh hưởng, tác động tích cực hay tiêu cực đến hoạt động tín dụng, nó sẽ góp phần làm hạn chế hoặc tăng thêm rủi ro trong các hoạt động tín dụng của các NHTM. Mặt khác, môi trường pháp lý chưa đầy đủ, đồng bộ sẽ kìm hãm hiệu quả của công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh, chẳng hạn như có rất nhiều tài sản đảm bảo là máy móc, thiết bị chuyên dùng chưa có bắt buộc phải đăng ký sở hữu, đăng ký giao dịch đảm bảo đối với quyền sử dụng đất và tài sản trên đất rất khó khăn… cho nên việc chấp nhận những thế chấp đó chỉ mang tính hình thức. Tất cả những bất lợi về pháp lý đó cho hoạt động tín dụng của ngân hàng đều gây khó khăn cho công tác hạn chế rủi ro tín dụng đang thực thi tại chi nhánh. Do vậy, các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng cần được bổ sung, chỉnh sửa đồng bộ để tạo môi trường pháp lý tốt cho hoạt động của các ngân hàng. Về thủ tục xử lý tài sản tín dụng đã được quy định tại Nghị định 178 của Chính phủ về đảm bảo tiền vay là giao cho TCTD phối hợp với các ngành chức năng xử lý nhưng trên thực tế, việc định giá tài sản cho vay thời gian qua gặp nhiều

khó khăn, phải qua nhiều ngành, nhiều cấp, thời gian chờ đợi xử lý quá lâu dẫn đến giá trị tài sản bị sụt giảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển bắc ninh​ (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)