Kiến nghị với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển bắc ninh​ (Trang 104 - 109)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.4. Kiến nghị với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bên cạnh những giải pháp, cơ chế hỗ trợ từ phía nhà nước và ngân hàng cho doanh nghiệp một cách tích cực thì điều quan trọng chủ yếu là những nỗ lực từ bản thân doanh nghiệp. Bởi vì hoạt động cho vay có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào khách hàng vay. Một thực tế hết sức bất cập đó là doanh nghiệp thì thiếu vốn trong khi đó ngân hàng đang thừa vốn không cho vay được, không phải là ngân hàng không muốn cho các doanh nghiệp vay mà ngân hàng e ngại doanh nghiệp không có khả năng trả nợ. Vì vậy, để hoạt động cho vay có hiệu quả thì bản thân mỗi DNNVV đều phải tự hoàn thiện mình hơn nữa.

DNNVV phải xây dựng được phương án kinh doanh có hiệu quả, có tính khả thi. Hiện nay các ngân hàng đều khẳng định cho vay chú trọng đến hiệu quả của dự án kinh doanh hơn là các tài sản bảo đảm. Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng bằng một phương án kinh doanh tốt. Phương án khả thi là yếu tố quyết định đến việc cho vay vốn của ngân hàng. Vì vậy doanh nghiệp cần phải thực sự đưa được phương án có hiệu quả, có tính thuyết phục. Muốn vậy doanh nghiệp cần nâng cao khả năng lập dự án vì nhiều doanh nghiệp có cơ hội tốt, có ý tưởng nhưng không lập được dự án. Doanh nghiệp cũng cần chủ động nghiên cứu thị trường, môi trường kinh doanh, những rủi ro có thể xảy ra tạo điều kiện cho hoạt động sử dụng vốn vay ngân hàng được an toàn, hiệu quả.

Các DNNVV cần nâng cao năng lực kinh doanh của mình. Năng lực kinh

doanh là một trong những yếu tố quan trọng nhất để ngân hàng xem xét cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Hiện nay còn nhiều doanh nghiệp hoạt động mang tính tạm thời, chưa nghĩ đến việc kinh doanh lâu dài, chỉ nghĩ tới lợi ích trước mắt. Đây là hạn chế làm cho năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp giảm đi. Để nâng cao năng lực kinh doanh cho các DNNVV nhằm tạo dựng lòng tin với ngân hàng cần phải tập trung vào giải quyết vấn đề con người, công nghệ và vốn của các DNNVV.

DNNVV phải coi trọng nguồn nhân lực, lựa chọn những nhà quản lý có trình độ, có sự hiểu biết về pháp luật, kinh tế, chính trị, có đạo đức. Đồng thời cũng cần tuyển chọn một đội ngũ lao động có trình độ, nhanh chóng tiếp thu những cái mới, cái tốt để nâng cao trình độ của bản thân.

DNNVV cần chú trọng tới việc đổi mới dây chuyền công nghệ. Các doanh

nghiệp cần có chương trình đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, chú trọng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Bên cạnh việc cải tiến kỹ thuật công nghệ cần phải đào tạo, nâng cao tay nghề của người lao động để theo kịp sự hiện đại của máy móc, nâng cao hiệu quả sử dụng máy, hạn chế hiện tượng lãng phí nguồn lực.

DNNVV cần nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật. Sự thiếu hiểu biết về pháp luật là một trong những nguyên nhân gây khó khăn, cản trở hoạt động của doanh nghiệp. Vì thế, việc nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cũng có ý nghĩa là nâng cao uy tín và hiệu quả kinh doanh. Đây là nhân tố tạo nên mối quan hệ tín dụng lâu dài giữa ngân hàng với doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, một vấn đề rất quan trọng và cấp bách đối với DNNVV là vấn đề hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Đó sẽ vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các DNNVV. Vì vậy các DNNVV cần tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng để nắm bắt thông tin, nâng cao hiểu biết về luật lệ thương mại quốc tế, khai thác thị trường phù hợp. Doanh nghiệp phải tự nâng cao sức cạnh tranh của chính mình, lo cho mình trước khi nhờ sự giúp đỡ của người khác, tránh ỷ lại vào sự bảo hộ của Nhà nước.

KẾT LUẬN

Hội nhập kinh tế toàn cầu đang được thực hiện ngày càng sâu rộng trên toàn thế giới cũng như trong nước, để chủ động hội nhập và phát triển đòi hỏi các Ngân hàng thương mại phải chủ động nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của mình. Muốn vậy, một trong những việc làm cần thiết là phải thường xuyên quan tâm đến việc nâng cao chất lượng cho vay để đáp ứng và xử lý kịp thời các vấn đề trong suốt quá trình phát triển hoạt động của mình nhằm mang lại lợi ích cao nhất trong kinh doanh cho bản thân ngân hàng, khách hàng cũng như toàn xã hội, sao cho đảm bảo an toàn và ngày càng hiệu quả hơn.

Với định hướng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần thì sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là một tất yếu khách quan. Vì vậy, nâng cao chất lượng cho vay đối với các DNNVV là hết sức cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng và ngày càng khẳng định vị thế của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh trên địa bàn, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, phát triển sản xuất, đem lại hiệu quả cho bản thân doanh nghiệp và toàn xã hội. Nâng cao chất lượng cho vay với DNNVV cũng là quá trình lâu dài và rất khó khăn, đòi hỏi phải có sự đổi mới đồng bộ trong cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của Ngành ngân hàng trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, để đảm bảo cho công tác tín dụng với các DNNVV được thông suốt, hiệu quả hơn và chất lượng ngày càng cao hơn.

Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay, chất lượng hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại đối với các DNNVV, từ đó khẳng định tính tất yếu khách quan của việc nâng cao chất lượng cho vay đối với DNNVV. Trên cơ sở lý luận chung đó, luận văn đã đi sâu nghiên cứu thực trạng chất lượng cho vay đối với DNNVV tại BIDV Bắc Ninh, phân tích những nguyên nhân dẫn đến các tồn tại trong chất lượng hoạt động cho vay đối với các DNNVV. Luận văn cũng đã đề xuất 10 nhóm giải pháp cơ bản; trong mỗi nhóm đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với các DNNVV tại BIDV Bắc Ninh. Đây là những giải pháp có tính khả thi, phù hợp với thực tiển hoạt động

nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của BIDV Bắc Ninh. Đồng thời luận văn cũng mạnh dạn đưa ra một số đề nghị đối với cơ quan Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, các DNNVV để từ đó góp phần giúp BIDV Bắc Ninh nâng cao chất lượng hoạt động cho vay với các DNNVV cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển ngày càng bền vững.

Nhờ sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của TS. Nguyễn Thị Thu Hương và sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo, các cán bộ, nhân viên BIDV Bắc Ninh, và sự cố gắng nỗ lực của bản thân đã giúp tôi hoành thành luận văn này.

Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu của bản thân, với hiểu biết còn giới hạn, luận văn không tránh khỏi những hạn chế và thiết sót. Rất mong được sự chỉ dẫn, góp ý của Thầy giáo hướng dẫn, các thầy, cô trong Hội đồng, các nhà khoa học và độc giả quan tâm đến vấn đề này để luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh BIDV Bắc Ninh năm 2012-2014. 2. Hồ Diệu (2002), HVNH, Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê 3. Frederic S. Mishkin (1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính,

NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

4. Vũ Văn Hoá (1998), Lý thuyết tiền tệ, NXB Tài chính Hà Nội.

5. Học viện Ngân hàng (2002), Giáo trình quản trị và kinh doanh Ngân hàng,

NXB Thống kê, Hà Nội.

6. Học viện Ngân hàng (2003), Giáo trình Marketing Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

7. Học viện Ngân hàng (2003), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê,

Hà Nội.

8. Học viện Ngân hàng (2004), Lý thuyết tiền tệ - Ngân hàng, NXB Thống kê,

Hà Nội.

9. Tô Ngọc Hưng (2004), Cẩm nang ngành ngân hàng, NXB Giao thông vận tải. 10. Vũ Ngọc Khuê (1991) (dịch), Từ điển quản lý tài chính ngân hàng, NXB

Ngoại văn viện tiền tệ - tín dụng.

11. Luật bổ sung sửa đổi một số điều luật NHNN (2003), NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.

12. Luật bổ sung sửa đổi một số điều luật NHNN (2003), NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.

13. Luật các tổ chức tín dụng (2010), NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. 14. Sổ tay tín dụng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

15. Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

16. Tổng cục thống kê (2013), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2013,

17. Trần Văn Túy (2013), Tạo sự đống thuận cao trong toàn bộ Đảng bộ là tiền đề quan trọng đưa Bắc Ninh vào chu kỳ phát triển mới, Báo Bắc Ninh Online:

http://baobacninh.com.vn/news_detail/77361/tao-su-dong-thuan-cao-trong- toan-dang-bo-la-tien-de-quan-trong-dua-bac-ninh-vao-chu-ky-phat-trien- moi.html. CÁC TRANG WEBSITE 1. www.bidv.com.vn 2. www.tailieu.vn 3. www.bacninh.bussiness.gov.vn

4. www.sbv.gov.vn Ngân hàng Nhà nước

5. www.bidv.com.vn Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 6. www.economy.com.vn Thời báo kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển bắc ninh​ (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)