.20 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả khảo sát, thiết kế của 2 công trình đại diện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn huyện yên thuỷ, tỉnh hoà bình (Trang 74 - 77)

2 công trình đại diện

Diễn giải ĐVT

HTKM Luông Bai

HTKM Trường Long

Thời gian khảo sát, thiết kế tháng 5 2

Lưu lượng thiết kế m3/s 0,180 0,160

Tỷ lệ tần suất tưới % 85 80

Diện tích tưới: - Thiết kế Ha 120 43

- Thực tế Ha 120 36

Diện tích tiêu: - Thiết kế Ha 150

- Thực tế Ha 150

Tỷ lệ DT tưới tiêu thực tế % 100 83

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Số liệu bảng 3.20 cho thấy tỷ lệ tần suất sử dụng và tỷ lệ diện tích tưới tiêu thực hiện của HTKM Trường Long đạt thấp so với thiết kế 17% . Nguyên nhân trong thiết kế là công trình chưa phù hợp với điều kiện thực tế. Thiết kế chỉ dựa trên lý thuyết và đánh giá chủ quan của các cán bộ giao thông thuỷ lợi, HTKM Trường Long được thiết kế tưới, lấy nước từ hồ Ngọc Lương để tưới cho 43 ha xóm Trường Long của xã Ngọc Lương. Như vậy, kênh xây Trường Long sẽ đảm bảo chủ động nguồn nước tưới ổn định cho toàn bộ 43 ha đất canh tác, thay đổi bộ mặt nông nghiệp nông thôn.

Kết quả thảo luận nhóm cho thấy những hạn chế trong quá trình khảo sát thiết kế kênh xây Trường Long như sau: 1) Công trình sử dụng nguồn nước hồ Ngọc Lương để tưới cho toàn xã song lưu lượng năng lực tưới của kênh tưới này không đủ đáp ứng; 2) Công trình dầu tư không đồng bộ tiết diện kênh lại nhỏ hẹp bồi nắng, nên việc cấp nước rất khó khăn; 3) Thiết kế cửa chia nước nhiều vị trí không hợp lý. Không có sự tham gia của cộng đồng địa phương đồng nghĩa với không có kiến thức bản địa cần thiết để bổ xung, sửa chữa kịp thời những thiếu sót của các cán bộ thuỷ lợi (đặc điểm sản xuất nông nghiệp, đặc điểm thời tiết, khí hậu, thuỷ văn, địa chất, địa hình...). Hiện tại công trình chỉ phục vụ cho xã Trường Long với diện tích tưới 48 ha, đạt 81% so với thiết kế, tần suất tưới đạt 80% gây lãng phí

của cộng đồng địa phương. Nó được hình thành và biến đổi liên tục qua các thế hệ với giá trị thực tiễn cao dựa trên cơ sở phản ánh chính xác sự vật, hiện tượng và những quy luật biến đổi. Vì thế, nó đặc biệt quan trọng trong quá trình khảo sát, thiết kế mỗi công trình.

Với kênh xây Luông Bai, hiệu quả tham gia của cộng đồng đã thể hiện rõ ở tính phù hợp thực tế của công trình. Tần suất sử dụng đạt 100% thiết kế và diện tích tưới đạt 100%. Việc khảo sát thiết kế và xây dựng công trình có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích trước mắt (đóng góp bằng ngày công lao động bằng đào đắp, chung chuyển vật liệu) và lâu dài (sử dụng bền vững công trình). Vì vậy, cộng đồng hưởng lợi chủ động lựa chọn những đề xuất hợp lý phù hợp; chủ động cung cấp thông tin về nhu cầu và những hiểu biết của mình để phối hợp thực hiện với công ty thuỷ lợi tỉnh từ khảo sát thiết kế, thi công công trình. Kết quả đạt được là thời gian khảo sát thiết kế ngắn, chi phí thấp, công trình phát huy được yêu cầu tưới, tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp dân sinh kinh tế.

b) Thi công xây dựng công trình

* HTKM Trường Long:

Quá trình xây dựng HTKM Trường Long mang đặc trưng của hình cơ quản lý nhà nước: Bằng nguồn vốn trích từ dự toán cấp bù thuỷ lợi phí, Phòng nông nghiệp huyện tổ chức khảo sát thiết kế, thi công xây dựng. Trong quá trình xây dựng không có vai trò tham gia của cộng đồng địa phương.

* HTKM Luông Bai:

Quá trình xây dựng HTKM Luông Bai mang đặc trưng của hình thức kiên cố hoá kênh mương: Bằng nguồn vốn ngân sách cùng cộng đồng hưởng lợi đóng góp bằng ngày công lao động đào đắp vận chuyển vận liệu, Công ty TNHH MTV KTCTTL tỉnh là chủ đầu công trình tổ chức khảo sát thiết kế thi công xây dựng và Chi nhánh KTCT Thuỷ lợi huyện giám sát. Trong quá trình xây dựng có sự tham gia của cộng đồng được xem xét trên một số nội dung sau:

- Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng chủ trương kiên cố hoá kênh mương ngân sách Nhà nước đầu tư 70%, nhân dân đóng góp 30%.

- Góp công lao động: Theo hợp đồng ký kết, Chi nhánh công ty CP tư vấn & quản lý dự án Việt Long tại Hoà Bình thực hiện khối lượng xây lắp kênh xây và công trình trên kênh HTKM (như cống bản, cửa chia nước, dốc nước...), cộng đồng đảm nhiệm khối lượng đất đào đắp theo sự chỉ đạo của cán bộ kỹ thuật nhà thầu thi công chỉ đạo. Lao động tham gia được cộng đồng thống nhất phân công theo từng công việc trong đó lao động trực tiếp chủ yếu là đào đắp kênh tưới, vận chuyển nguyên vật liệu tổng số khối lượng đào đắp là 1.524m3 và vận chuyển vật liệu 3.506m3.

- Tổ chức thi công: Việc vận động của cộng đồng địa phương sẵn có để tập kết bãi vật liệu hợp lý thể hiện khả năng kiểm soát và tổ chức sử dụng tốt các nguồn lực của cộng đồng .

- Giám sát: Quá trình này được thực hiện một cách toàn diện và hiệu quả bởi giám sát thi công là kỹ sư cán bộ của Chi nhánh huyện Yên Thuỷ được đào tạo có kinh nghiệm chuyên môn. Cơ sở của hoạt động này tiến độ thi công, chất lượng công trình được đảm bảo theo tiêu chuẩn xây dựng.

- Nghiệm thu đưa vào sử dụng: Với tư cách là chủ đầu tư công trình, công ty KTCTTL tỉnh nghiệm thu công trình bàn giao đưa vào sử dụng cho chi nhánh huyện Yên Thuỷ quản lý vận hành.

Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả thi công 2 công trình thể hiện ở bảng 3.21.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn huyện yên thuỷ, tỉnh hoà bình (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)