Tổng quan hệ thống kênh mương trên địa bàn huyện Yên Thuỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn huyện yên thuỷ, tỉnh hoà bình (Trang 50 - 54)

5. Kết cấ u của luâ ̣n văn

3.3.1. Tổng quan hệ thống kênh mương trên địa bàn huyện Yên Thuỷ

a) Quá trình xây dựng

Hệ thống kênh mương trên địa bàn huyện Yên Thuỷ được xây dựng từ những năm 1960 theo hai phương thức nhà nước và nhân dân. Vai trò của Nhà nước trong xây dựng công trình đầu tư nguồn vốn ngân sách, giao cho Chủ thể quản lý công trình làm chủ đầu tư trực tiếp thực hiện dự án, đấu thầu khảo sát thiết kế, thi công xây dựng và quản lý. Nhân dân tham gia xây dựng các công trình này bao gồm các cá nhân, cộng đồng thôn, làng, xã, các tổ chức HTX... Các công trình thuỷ lợi được thực hiện theo những hình thức sau:

(*) Nhà nước xây dựng hoàn toàn: Ngân sách nhà nước thanh toán 100% tổng giá trị quyết toán, việc lựa chọn nhà thầu thi công do chủ đầu tư trực tiếp quản lý và thực hiện dự án theo Luật Đấu thầu, Luật xây dựng.

(*) Nhà nước và Nhân dân cùng làm: Nhà nước đầu tư vốn, Nhân dân đóng góp lao động công ích: Chi phí xây dựng được cấp từ ngân sách nhà nước, người dân chỉ tham gia đóng góp công lao động nghĩa vụ trong quá trình thi công. Đây là hình thức phổ biến trong xây dựng các công trình thuỷ lợi giai đoạn 1956 - 1986.

(*) Nhân dân xây dựng hoàn toàn: người dân địa phương đóng góp kinh phí xây dựng, họ tự khảo sát thiết kế, tổ chức thi công hoặc hợp đồng với những đơn vị chuyên nghiệp. Tổ chức của người dân thường là Tổ HTX nông nghiệp hoặc cộng đồng thôn, xóm.

(*) Nhà nước và nhân dân cùng làm: Hình thức này bắt đầu phát triển từ năm 2000 với chủ trương kiên cố hoá kênh mương của UBND tỉnh Hoà Bình. Phương thức đóng góp kinh phí 70-30 (nhân dân đóng góp 30% bằng hình thức chung chuyển vật liệu, khối lượng đào đắp, nhà nước hỗ trợ 70%) đã tạo cơ sở để người dân được tham gia nhiều hơn trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình.

Theo thống kê 6 tháng đầu năm 2011, toàn huyện đã kiên cố được 15 km kênh thứ cấp đảm bảo tưới tiết kiệm và giảm 4/5 chi phí thu dọn, nạo vét so với kênh trước đây. Chủ trương kiên cố hoá kênh mương đã tạo ra bước cải thiện đáng kể cho cơ sở hạ tầng thủy lợi, đồng thời khích lệ phong trào tham gia của người dân trong công tác thuỷ lợi.

b) Số lượng hệ thống kênh mương

Huyện Yên Thuỷ có 1 hệ thống sông đó là sông Lạng. Để khai thác và sử dụng nguồn nước trên con sông chính, phục vụ cho sản xuất và đời sống dân sinh, đến nay Huyện đã đầu tư xây dựng được 12 hồ lớn nhỏ và gần 200 km kênh mương đã được kiên cố hoá cùng hệ thống đập dâng điều tiết nước...

Từ nhiều năm nay, việc quản lý khai thác các công trình thuỷ lợi đều do Chi Nhánh KTCT thủy lợi huyện Yên Thuỷ quản lý theo phân cấp quản lý công trình, các công trình khác do UBND huyên quản lý và khai thác. Hiện nay các công trình thủy lợi do Chi Nhánh KTCT thủy lợi huyện Yên Thuỷ quản lý và khai thác là các công trình đầu mối các hồ chứa và hệ thống kênh mương, được thể hiện cụ thể ở bảng 3.2.

Bảng 3.2 Số lượng hệ thống kênh mương trên địa bàn huyện Yên Thuỷ đến năm 2013

TT Diễn giải ĐVT Hệ thống kênh

mương tưới Hệ thống kênh mương tiêu 1 Kênh mương Km 448,59 448,59 - Kênh kiên cố Km 144,81 144,81 - Kênh đất Km 303,78 303,78 2 Hệ thống cống Chiếc 108 108 3 Số trạm bơm Chiếc 2 2 4 Hồ chứa Hồ 65 5 Đập dâng Đập 69 6 Sông Chiếc 1

Qua bảng 3.2 cho thấy, số lượng công trình thủy lợi do Chi nhánh huyện Yên Thuỷ quản lý chủ yếu là các công trình thủy lợi đầu mối, cùng hệ thống kênh mương tưới, tiêu. Tuy nhiên, các hệ thống kênh này đã qua sử dụng nhiều năm và có phần xuống cấp nên đã bị hạn chế năng lực tưới, tiêu, dẫn tới hệ thống kênh mương nội đồng đã bị thất thoát một lượng nước không nhỏ.

Để giải thích điều này, do là hệ thống kênh mương được đầu tư xây dựng ở mức thấp mà phần lớn kinh phí là để xây dựng và sửa chữa nâng cấp các công trình hồ chứa nước trước sau đó mới đầu tư vào kênh mương tưới, tiêu và đập dâng.

Vai trò, tầm quan trọng của các công trình thủy lợi đối với sản xuất nông nghiệp cũng như các nghề khác và phục vụ đời sống dân sinh là hết sức to lớn. Mặc dù đã được duy tu ảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên nhưng hiện nay một số công trình vẫn còn tình trạng hư hỏng dẫn đến hoạt động của các công trình này không phát huy hết năng lực thiết kế. Về hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện, nếu áp dụng theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 285 (2002) thì đa số các công trình là thuộc quy mô nhỏ (diện tích tưới tiêu nhỏ hơn 200 ha) do đặc thù của huyện miền núi. Hệ thống kênh mương phân bổ ở các xã trong huyện được thể hiện qua bảng 3.3.

Bảng 3.3 Hệ thống kênh mương của huyện theo đơn vị hành chính năm 2013

Diễn giải Hệ thống kênh mươi tưới (Km) Hệ thống kênh mươi tiêu (Km) Cống (chiếc) Trạm bơm (trạm) Tổng số Trong đó kiên cố hóa Tổng số Trong đó kiên cố hóa Toàn huyện 448,59 144,81 448,59 144,81 108 2 1.Ngọc Lương 50 13 50 13 2.Bảo Hiệu 22,4 13,04 22,4 13,04 3.Đa Phúc 15,6 1 15,6 1 4.Đoàn Kết 61 37,98 61 37,98 1 5.Hữu Lợi 19,2 5 19,2 5 1 6.Lạc Hưng 11,5 4,2 11,5 4,2 7.Lạc Lương 54,53 12,29 54,53 12,29 8.Lạc Sỹ 22,1 2 22,1 2 9.Lạc Thịnh 57,3 16,8 57,3 16,8

10.Phú Lai 41,9 8,6 41,9 8,6

11.Yên Lạc 40,67 6,8 40,67 6,8

12. Yên Trị 52,39 24,1 52,39 24,1

(Nguồn: Chi nhánh huyện Yên Thuỷ)

Qua bảng 3.3 nêu trên ta thấy hệ thông kênh mương và các công trình trên kênh của hệ thống kênh mương giải đều trên toàn huyện. Tổng số kênh mương được kiên cố hóa còn thấp chỉ chiếm 32,3% nên cần đầu tư chú trọng hơn nữa kiên cố hóa hệ thông kênh mương tưới, tiêu để đảm dẫn và giữ nước được tốt vận hành khai thác hiệu quả mang lại của vùng sản xuất nông nghiệp và dân sinh kinh tế.

Theo thống kê, hệ thống mạng lưới kênh thì công trình quy mô nhỏ chiếm 32,8% trên tổng số, quy mô vừa 67,2% và quy mô lớn 0%.

Các công trình thủy lợi nhỏ rất đa dạng về chủng loại như trạm bơm, kênh mương, hồ chứa và đập dâng được thể hiện qua bảng 3.4 dưới đây. Chúng là bộ phận cuối trong hệ thống mạng lưới thuỷ lợi của huyện hoặc thực hiện khai thác nguồn nước tại chỗ như khe mó tự chảy, mạch nước ngầm...

Bảng 3.4 Số lượng hệ thống kênh mương phân theo quy mô trên địa bàn huyện Yên Thuỷ Diễn giải HTKM Tưới, Tiêu (km) Hồ chứa (hồ) Cống tưới, tiêu (chiếc) Trạm bơm (trạm) Đập dâng (đập) Quy mô nhỏ 149,6 26 28 59

Quy mô vừa 299 39 80 2

Tổng cộng 448,59 65 108 2 59

(Nguồn: Chi nhánh huyện Yên Thuỷ)

Theo số liệu tại bảng 3.4 ta thấy : Hệ thống công trình kênh mương trên địa bàn huyện Yên Thuỷ chỉ có quy mô nhỏ và quy mô vừa, không có quy mô to, mà

c) Giá trị và chất lượng công trình

Các công trình đã xây dựng thể hiện giá trị đầu tư ban đầu và giá trị hiện tại đang sử dụng.

Bảng 3.5 Giá trị các công trình kênh mương trên địa bàn huyện

Yên Thuỷ năm 2013

ĐVT : Tỷ đồng

Diễn giải Nguyên giá Giá trị hao

mòn Giá trị còn lại

1. Kênh mương 2,013 0,101 1,913

2. Đập dâng 0,512 0,026 0,486

3. Cống 0,270 0,014 0,256

Tổng cộng 2,795 0,140 2,655

(Nguồn: Phòng Tài chính - kế hoạch công ty)

Số liệu bảng 3.5 trên cho thấy, nguyên giá của tài sản đầu tư hệ thống kênh mương là 2,795 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 100% so với tổng tài sản là 2,795 tỷ đồng tại bảng. Giá trị hao mòn của tài sản trích khấu hao là rất ít có 0,140 tỷ đồng. Vì hệ thống kênh mương này đã sử dụng thời gian dài nhưng không được trích khấu hao do vậy dẫn đến giá trị còn lại là 2,655 tỷ đồng .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn huyện yên thuỷ, tỉnh hoà bình (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)