Phương pháp tiếp cận và khung phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn huyện yên thuỷ, tỉnh hoà bình (Trang 37)

5. Kết cấ u của luâ ̣n văn

2.2.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích

a) Phương pháp tiếp cận

Đề tài nghiên cứu sử dụng các phương pháp tiếp cận sau:

Tiếp cận chính sách: Các chính sách có liên quan đến quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi như; Chính sách đầu tư xây dựng nông nghiệp thuỷ lợi, kiên cố hóa kênh mương, chính sách đầu tư mới nhà nước và nhân dân cùng làm, chính sách miễn thủy lợi phí… Và dựa vào các chính sách của nhà nước để phân tích và đánh giá tình hình quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi.

Tiếp cận có sự tham gia nhiều bên: Quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi có sự tham gia của nhiều ngành, cơ quan hữu quan như ngành nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng cơ bản UBND huyện, tổ chức dùng nước các người dân được hưởng lợi. Và lấy ý kiến của các bên về các giải pháp tăng cường quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi.

Tiếp cận xã hội học: Sử dụng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp chủ yếu các hộ sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình sử dụng nước, tùy thuộc điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau, các hộ sử dụng nước có những khó khăn, thuận lợi, những ưu điểm và mặt còn hạn chế trong sử dụng và quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi đã sử dụng cách tiếp cận này. Tìm hiểu đặc điểm khó khăn thuận lợi, ý kiến đề xuất các hộ dùng nước trong quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi.

Tiếp cận kỹ thuật: Hệ thống kênh mương thuỷ lợi bao gồm cả các công trình như Trạm bơm, Hồ chứa nước, Đập dâng các công trình này được xây dựng theo thiết kế kỹ thuật. Đề tài nghiên cứu đã thu thập các tài liệu về kỹ thuật có liên quan làm căn cứ để đánh giá.

b)Khung phân tích

Dựa trên các phương pháp tiếp cận trên, khung phân tích của đề tài được thể hiện qua sơ đồ sau:

(Nguồn: Tác giả điều tra)

Hình 2.1 Khung phân tích của đề tài 2.2.2. Phương pháp chọn điểm

Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên phạm vi huyện Yên Thuỷ. Một số nội dung chuyên sâu được khảo sát tại 2 xã: Đoàn Kết và Ngọc Lương với hai công trình kênh mương đại diện cho hai quản lý hình thức khác nhau.

Quản lý nguồn nước

Chủ thể quản lý: Nhà nước CN CTy KTCTTL huyện Yên Thuỷ; Tổ hợp

HTX dùng nước

Nguyên tắc Yêu cầu

Quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi

Trong đó quản lý: kênh tưới, tiêu, nguồn nước, tr.bơm

Giải pháp tăng cường quản lý

- Cho người dân; - Cho CN CTy KTCTTL huyện Yên Thuỷ; - SXNN; - Chính sách

Quản lý

công trình Quản lý tài chính

Các yếu tố ảnh hưởng - Xây dựng kế hoạch - Giám sát - Tổ chức thực hiện - Đánh giá tổng kết

Xã Đoàn Kết: Là xã sản xuất nông nghiệp, trong đó Lúa là cây trồng chính xã có tổng diện tích tự nhiên có diện tích 16,53 km² dân số năm 1999 là 3.673 người,mật độ dân số đạt 222 người/km². tại xã năm 2010 hệ thống kênh mương hồ Luông Bai đã xây dựng và hoàn thành, đây là công trình do nhà nước đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn NS và nhân dân đóng góp, CN huyện Yên Thuỷ là đơn vị quản lý khai thác phục vụ tưới, tiêu cho xã trong toàn huyện

Xã Ngọc Lương: Là xã sản xuất nông nghiệp, trong đó Lúa là cây trồng chính xã có tổng diện tích tự nhiên có diện tích 26,08 km², dân số năm 1999 là 5.200 người, mật độ dân số đạt 208 người/km². Tại xã năm 2013 hệ thống kênh mương xóm Trường Long đã xây dựng và hoàn thành, đây là công trình do nhà nước đầu tư 100% do phòng Nông nghiệp huyện làm chủ đầu tư bằng nguồn vốn kinh phí cấp bù thuỷ lợi phí. Đây là công trình quy mô nhỏ, do Chi nhánh KTCT thủy lợi huyện quản lý phục vụ tưới, tiêu cho xã trong toàn huyện.

Ở mỗi xã tổ chức phỏng vấn nhóm một số cán bộ tham gia quản lý các công trình đơn vị hưởng lợi và hộ sử dụng nước.

2.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu

a) Dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tải này bao gồm:

+ Các báo cáo về kinh tế, kỹ thuật trong kiến cố hóa kênh mương thuỷ lợi: Tính năng công trình.

Thời gian xây dựng.

Dự toán và quyết toán xây dựng công trình. Năng lực thiết kế và công suất sử dụng.

Diện tích tưới tiêu thiết kế và diện tích tưới tiêu thực tế. Tình hình quản lý, duy tu, bảo dưỡng hệ thống kênh mương. Tình hình hệ thống kênh mương bơm tưới, tiêu phục vụ sản xuất.

+ Các báo cáo về tình hình cơ bản của huyện và các công trình kênh mương của huyện như:

Tình hình đất đai và sử dụng đất đai của huyện. Tình hình dân số, lao động của huyện.

Tình hình khai thác và sử dụng các nguồn nước tưới, tiêu. Tình hình cơ sở vật chất thủy lợi của huyện.

Tình hình tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Tình hình quản lý hệ thống công trình thủy lợi của huyện.

Tình hình huy động sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống kênh mương tại địa bàn huyện .

+ Các nghiên cứu trước đây có liên quan:

Các dữ liệu này được thu thập bằng cách tìm tại các Sở ban ngành từ Trung ương đến Tỉnh, Huyện, các Viện nghiên cứu, Trường đại học. Sau khi tìm thấy thể hiện này được, đọc, phân tích và trích dẫn.

b) Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp chủ yếu phục vụ cho nghiên cứu đề tài bao gồm: + Những thông tin liên quan đến sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống kênh mương bao gồm:

Số hộ hưởng lợi từ công trình

Tình hình tham gia xác định nhu cầu, khảo sát thiết kế công trình. Tình hình đóng góp để xây dựng công trình.

Tình hình tham gia thi công, giám sát thi công Tình hình tham gia quản lý vận hành công trình. Tình hình tham gia quyết định thủy lợi phí Tình hình cấp bù thủy lợi phí.

Tình hình tham gia duy tu bảo dưỡng công trình.

Tình hình tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch tưới tiêu. Tình hình tham gia phân phối nước.

Tình hình giải quyết các mâu thuẫn.

+ Những thông tin liên quan đến hiệu quả tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình hệ thống kênh mương bao gồm:

Thời gian khảo sát thiết kế, xây dựng công trình. Chi phí xây dựng phát sinh.

Chi phí quản lý công trình. Số vụ vi phạm công trình.

Số vụ tranh chấp nước.

Diện tích tăng thêm sau khi có công trình Năng suất cây trồng tại hai địa phương. Hệ số sử dụng ruộng đất

Mức độ hài lòng của người dân

Các dữ liệu này được thu thập bằng cách điều tra, phỏng vấn người dân, cán bộ quản lý hai công trình nghiên cứu. Thảo luận nhóm và lấy ý kiến của chuyên gia

Đề tài còn sử dụng phương pháp RRA nhằm thu thập nhanh chóng các thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài. Thông tin được thu thập chủ yếu từ những người đại diện như trưởng thôn, đại diện các tổ chức xã hội trong cộng đồng, ban chủ nhiệm HTX, cán bộ quản lý cấp huyện, xã... Phương pháp này được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu mở đầu thông qua các câu hỏi, biểu mẫu, phiếu điều tra theo định hướng nội dung của đề tài.

* Phương pháp Đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA):

Trong phạm vi của đề tài, các phương pháp PRA cơ bản được áp dụng là tạo lập mối quan hệ với cộng đồng địa phương, làm việc theo nhóm và phỏng vấn linh hoạt.

Bảng 2.1: Các phương pháp PRA và cách thức thực hiện

Phương pháp PRA Cách thức thực hiện

Làm việc theo nhóm

- Lựa chọn những người dân tham gia trực tiếp khai thác và sử dụng công trình (có tinh thần giúp đỡ, ủng hộ, có khả năng cung cấp thông tin sâu rộng).

- Bố trí địa điểm, thời gian làm việc. - Tiến hành các công cụ PRA lựa chọn. Phỏng vấn linh hoạt - Chuẩn bị danh mục, chủ đề phỏng vấn.

- Xây dựng các câu hỏi mở, câu hỏi bán định hướng. Phương pháp làm việc theo nhóm và phỏng vấn linh hoạt được đề tài kết hợp để thu thập thông tin đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân và nghiên cứu giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi nhỏ, đặc biệt là hai công trình lựa chọn nghiên cứu. Một số thông tin

trong quá khứ như quá trình xác định nhu cầu, khảo sát, thiết kế, xây dựng công trình... được thu thập thông qua hồi tưởng của những người chủ chốt và người già trực tiếp sử dụng trong địa phương. Các công cụ PRA được sử dụng trong đề tài là lược sử công trình, sơ đồ hiện trạng phục vụ, cây vấn đề về nguyên nhân hiện trạng và giải pháp.

2.2.4. Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu

a) Xử lý dữ liệu

Sau khi thu thập xong các dữ liệu được điệu chỉnh theo ba yêu cầu: đầy đủ, chính xác và logic.

Các dữ liệu đã điều chỉnh được nhập vào máy tính với sự trợ giúp phần mềm Excel

b) Tổng hợp dữ liệu

Sử dụng các công cụ sắp xếp, hệ thống bài và tính toán các chỉ tiêu thống kê, lập các bảng số liệu, đồ thị, sơ đồ.

2.2.5. Phương pháp phân tích thông tin

a) Phương pháp thống kê mô tả

Đề tài sử dụng phương pháp này để tính toán các chỉ tiêu về tỉ lệ phần trăm (tỷ lệ đóng góp của cộng đồng trên tổng số, tỷ lệ diện tích tưới tiêu so với yêu cầu...), tần suất (hệ số sử dụng ruộng đất, năng suất cây trồng...), số bình quân (chi phí quản lý bình quân/ha, số lần bơm tưới bình quân/năm...)... Từ những chỉ tiêu này giúp đề tài tổng hợp và đánh giá tình hình tham gia cũng như những tác động tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý vận hành và sử dụng công trình.

b) Phương pháp so sánh

Đề tài sử dụng phương pháp này trong việc tính toán các chỉ tiêu tương đối và tuyệt đối và so sánh chúng với nhau để tìm ra sự khác biệt giữa các chỉ tiêu theo thời gian, các chỉ tiêu có và không có sự tham gia của cộng đồng... Trên cơ sở đó đánh giá tác động của cộng đồng tham gia và tìm ra những nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu.

c) Phân tích SWOT

Dựa trên phân tích điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O) và thách thức (T) cũng như kết hợp điểm mạnh điểm yếu cơ hội và thách thức để tìm các giải pháp thích hợp

Nội dung phương pháp này thể hiện qua bảng sau:

SWOT S: các điểm mạnh chính W: các điểm yếu nhất

O: các cơ hội lớn nhất

SO: Kết hợp điểm mạnh với cơ hội để phát huy điểm mạnh tận dụng cơ hội

WO: Tận dụng cơ hội để khác phục điểm yếu

T: các thách thức nhất ST: Phát huy điểm mạnh để vượt qua thách thức

WT: Biết điểm yếu để tránh các thách thức

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

a) Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng hệ thống kênh mương

Số lượng kênh từng loại (cấp 1,2,3…) Số lượng kênh mương tự nhiên

Chiều dài kênh mương được kiên cố hóa Số trạm bơm tưới, tiêu nước

Số lượng cống

Số lượng sông, hồ chứa nước, đập dâng…

b) Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng quản lý hệ thống kênh mương. Các cấp tham gia quản lý hệ thống kênh mương.

Kế hoạch diện tích tưới, tiêu hàng năm. Số xã sử dụng nguồn nước.

Số lượng kênh mương sử dụng tưới tiêu nước. Số hợp đồng tưới tiêu nước.

Số lao động, kinh phí đóng góp của cộng đồng trong quản lý, bảo dưỡng duy tu kênh mương.

Mức thu thủy lợi phí do nhà nước cấp bù.

c) Nhóm chỉ tiêu thực hiện kết quả khai thác, sử dụng hệ thống kênh mương

Hộ hưởng lợi từ hệ thống kênh mương thuỷ lợi Phần trăm hoàn thành kế hoạch tưới, tiêu nước Hiệu suất tưới, tiêu nước

Năng suất cây trồng

Kết luận chương 2

Chương 2 của luận văn, tác giả sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp tiếp cận và khung phân tích, phương pháp phân tích thông tin. Để phân tích thì một số chỉ tiêu chính được đặt ra trong đó có các nhóm các chỉ tiêu chính: Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi, nhóm chỉ tiêu thực hiện kết quả khai thác sử dụng hệ thống kênh mương thuỷ lợi. Trên cơ sở so sánh, đánh giá sẽ rút ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế yếu kém trong quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi của địa bàn nghiên cứu và nguyên nhân của những hạn chế để có cơ sở đề xuất các giải pháp.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỆ THỐNG KÊNH MƯƠNG THUỶ LỢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THUỶ TỈNH HOÀ BÌNH

3.1. Đặc điểm cơ bản huyện Yên Thuỷ, tỉnh Hoà Bình

3.1.1. Điều kiê ̣n tự nhiên

a) Vị trí địa lý:

Huyện Yên Thủy chính thức được thành lập ngày 17-8-1964, nằm ở phía đông nam của tỉnh Hòa Bình, cách trung tâm tỉnh khoảng 85km, cách thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình quốc lộ 1A khoảng 50km, cách Thủ đô Hà Nội, sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 100km…với diện tích tự nhiên khoảng 288,62km2 chiếm 6% diện tích toàn tỉnh Hòa Bình, phía Đông giáp huyện Lạc Thủy (Hòa Bình), phía Tây giáp huyện Lạc Sơn (Hòa Bình), phía Nam giáp huyện Nho Quan (Ninh Bình), phía Bắc giáp huyện Kim Bôi (Hòa Bình). Yên Thủy có 13 đơn vị hành chính, gồm 12 xã và 01 thị trấn.

Trên địa bàn huyện Yên Thủy có 02 tuyến quốc lộ chạy cắt giữa huyện hướng tâm tại thị trấn huyện lỵ tạo thành hai trục giao thông quan trọng liên kết thuận lợi giữa Yên Thủy với các huyện trong tỉnh, với các tỉnh bạn và toàn quốc, đó là Quốc lộ 12B theo hướng Đông - Tây và đường Hồ Chí Minh theo hướng Bắc - Nam.

*Đặc điểm địa hình: Yên Thủy là huyện vùng thấp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, độ cao trung bình của toàn huyện so với mặt nước biển là 42m. Yên Thủy là vùng đệm giữa vùng núi Tây bắc với đồng bằng Bắc bộ và ven biển Bắc Trung bộ. Địa hình khá đa dạng, có núi đá vôi cao và dốc đứng, có rừng rậm và đồi xen kẽ, có thung lũng, đồng bằng…nhìn chung hướng dốc địa hình từ bắc xuống nam hướng vào quốc lộ 12B gặp dãy trường sơn chắn phía nam nên nghiên dần về hướng đông nam. Hiện có đường Hồ Chí Minh đi qua hai xã Bảo Hiệu và xã Lạc Hưng là điều kiện thuận lợi cho vùng này giao lưu hàng hóa và phát triển kinh tế, xã hội.

*Khí hậu, thuỷ văn:

Yên Thủy có khí hậu nhiệt đới, mỗi năm có hai mùa rõ rệt, mùa đông ngắn, lạnh, ít mưa. Mùa hè dài, nóng và mưa nhiều, thường xuất hiện lốc xoáy nhỏ, mưa đá. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22,80c, nhiệt độ lúc cao nhất khoảng 390c, thấp nhất khoảng 2,70c.Lượng mưa trung bình hàng năm là 1900 mm, năm cao nhất là 2460 mm, năm thấp nhất là 1300 mm, lượng mưa nhiều nhất thường xuất hiện vào các tháng 7, 8 hàng năm

*Sông ngòi:

Yên Thủy không có sông lớn, chỉ có con sông Lạng bắt nguồn từ xã Bảo Hiệu, qua xã Hữu Lợi nằm trên địa bàn huyện dài khoảng 30km, chảy về hướng đông nam sang sông Nho Quan, tỉnh Ninh Bình với lưu vực nhỏ, lòng sông hẹp, sâu, nhưng rất ít nước về mùa khô. Các suối khác ngắn có độ dốc cao, không có các địa hình thuận lợi để đắp chắn bai, đập tích nước, điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho Yên Thủy trong việc giải quyết về nguồn nước phục vụ cho sản xuất, nhất là nước cho sản xuất nông nghiệp, nguồn nước sinh hoạt của huyện chủ yếu dựa vào nguồn nước từ các hồ chứa , đập dâng, nguồn nước ngầm.

Cũng vì lý do trên, UBND huyện đã kiến nghị và cũng đã được Tỉnh đề nghị Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn chấp nhận chủ trương đầu tư xây dựng hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn huyện yên thuỷ, tỉnh hoà bình (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)