Các Yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế trong quản lý hệ thống kênh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn huyện yên thuỷ, tỉnh hoà bình (Trang 86 - 94)

5. Kết cấ u của luâ ̣n văn

3.5.1. Các Yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế trong quản lý hệ thống kênh

bàn huyện Yên Thuỷ

3.5.1. Các Yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế trong quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi trên địa bàn huyện Yên Thuỷ thuỷ lợi trên địa bàn huyện Yên Thuỷ

Qua các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế trong quản lý hệ thống kênh mương được thể hiện các phần trên được thể hiện sơ đồ sau:

(Nguồn: Tác giả điều tra)

Hình 3.7. Các Yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế trong quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi trên địa bàn huyện Yên Thuỷ

a) Điều kiện tự nhiên

Yên Thủy là huyện vùng thấp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, độ cao trung bình của toàn huyện so với mặt nước biển là 42m. Yên Thủy là vùng đệm giữa vùng núi Tây bắc với đồng bằng Bắc bộ và ven biển Bắc Trung bộ. Địa hình khá đa dạng, có núi đá vôi cao và dốc đứng, có rừng rậm và đồi xen kẽ, có thung lũng, đồng bằng. Có khí hậu nhiệt đới, mỗi năm có hai mùa rõ rệt, mùa đông ngắn, lạnh, ít mưa, thường xuyên xuất hiện sương muối và kéo dài. Mùa hè dài, nóng và mưa nhiều, thường xuất hiện lốc xoáy nhỏ, mưa đá. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22,80c, nhiệt độ lúc cao nhất khoảng 390c, thấp nhất khoảng 2,70c. Yên Thủy không có sông lớn, chỉ có con sông Lạng bắt nguồn từ xã Bảo Hiệu, qua xã Hữu Lợi nằm trên địa bàn huyện dài khoảng 30km, chảy về hướng đông nam sang sông Nho Quan, tỉnh Ninh Bình với lưu vực nhỏ, lòng sông hẹp, sâu, nhưng rất ít nước về mùa khô. Các suối khác ngắn có độ dốc cao, không có các địa hình thuận lợi để đắp chắn bai, đập tích nước, điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho Yên Thủy trong việc giải quyết về nguồn nước phục vụ cho sản xuất, nhất là nước cho sản xuất nông nghiệp.

Yên Thủy Với điều kiện tự nhiên nêu trên dẫn đến sự ảnh hưởng rất lớn về hệ thống công trình thủy lợi nó chung và hệ thống kênh mương nói riêng như tới chất lượng kênh mương hay bị phá vỡ, máy móc thiết bị đóng mở ảnh hưởng công tác vận hành, mùa khô phải bơm chống hạn nên việc tu sửa phải thương xuyên và liên tục…

b) Khoa học - Kỹ thuật

- Khảo sát thiết kế: Cán bộ thiết kế chưa nghiên cứu kỹ càng địa hình, địa chất tại các công trình và không có sự tham gia của cộng đồng địa phương tại địa

điểm công trình được xây dựng dẫn đến kết quả công trình sau khi thi công xong đưa vào sử dụng đã bộc lộ nhiều điểm yếu như tưới không hiệu quả, bị sạt, lở,... và không phù hợp với các nhu cầu sử dụng của cộng đồng địa phương.

- Yếu tố kỹ thuật: Kỹ thuật có tác động rất lớn đến việc quản lý và khai thác hệ thống kênh mương. Muốn nâng cấp và làm mới công trình cần phải áp dụng các công nghệ làm sao cho phù hợp với điều kiện làm việc cụ thể của từng công trình từ đó việc sửa chữa nâng cấp, xây mới phục vụ hiệu quả và lâu dài hơn…

- Tổ chức quản lý và vận hành: Sau khi xây dựng hoàn thành, công trình đã được bàn giao cụ thể cho địa phương quản lý, sử dụng và khai thác tuy nhiên sự bàn giao này chỉ dừng lại ở tổ HTX mà chưa có sự tham gia quản lý trực tiếp của cộng đồng hưởng lợi. Bên cạnh đó, trình độ quản lý và vận hành các công trình còn nhiều hạn chế, bất cập, có địa phương thu thuỷ lợi nội đồng không đủ để duy tu bảo dưỡng chứ chưa nói đến đầu tư xây dựng mới công trình. Công tác quản lý còn lỏng lẻo đã dẫn đến nhiều sai phạm trong vận hành công trình, các hư hỏng thường xuyên xẩy ra và không được sửa chữa kịp thời, hậu quả là các công trình xuống cấp nhanh chóng, giảm năng lực phục vụ thực tế so với năng lực thiết kế. Từ những vấn đề trên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả khai thác hệ thống kênh mương.

Các yếu tố ảnh hưởng nêu trên cần phải đổi mới về công nghệ như: HTKM cần hiện đại hóa bằng bê tông đúc, máy móc thiết bị vận hành tự động như: đo nước, chắn rác... sử dụng công nghệ mới của các nước phát triển tiên tiến hiện nay.

c) Vốn đầu tư

Trong máy năm gần đây kinh tế suy giảm làm ảnh hương đến đầu tư vào các công trình thuỷ lợi trọng điểm chậm hoặc không có nguồn vốn và có kế hoạch vốn nhưng không có nguồn do thu thuế không đạt. Do vậy một số hệ thông kênh mương không được triển khai như: Ngọc Lương, Sòng Vỏ tưới cho các vùng thuộc các xã như: Ngọc Lương, Bảo Hiệu, nên cần phải huy động từ nhiều nguồn lực từ các nguồn vốn khác như: vốn vay, vốn xã hội hóa, vốn địa phương, vốn Trung ương, chương trình mục tiêu…

d) Thể chế trong quản lý

Hình thức quản lý cộng đồng trực tiếp hưởng lợi từ các hệ thống kênh mương, đa số không được trao quyền quản lý và sử dụng một cách chính thức. Mặc

dù trong những năm gần đây, mô hình chuyển giao quyền quản lý cũng như khai thác các công trình thủy lợi đặc biệt là công trình thủy lợi vừa và nhỏ được đánh giá là có hiệu quả ở nhiều nơi như: Thanh Hoá, Quảng Bình.... Xu thế này đến nay vẫn được khẳng định bằng một chính sách mang tính hệ thống. Tuy nhiên các công trình thủy lợi ở các điểm nghiên cứu, quyền sở hữu thuộc về Nhà nước thông qua Công ty TNHH MTV KTCTTL và Ban quản lý HTXDVNN. Mặc dù đã mang lại lợi ích cho cộng đồng, nhưng dưới hình thức quản lý này cộng đồng vẫn xem công trình không phải là của mình. Vì vậy đã có những hành động như đục phá, xẻ rãnh tháo nước, vứt đổ rác thải ra lòng kênh. Vì vậy cần có sự phân cấp phân quyền rõ ràng như: Công ty TNHH MTV KTCTTL quản lý đến đâu, địa phương (HTXDV) ở chỗ nào, người dân cần đống góp gì và có vai trò như thế nào. Đây là một cản trở cũng như một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hệ thống kênh mương trên địa bàn.

e) Cơ chế, chính sách

Qua nghiên cứu thực tế hệ thống kênh mương thuỷ lợi địa bàn nghiên cứu cho thấy tồn tại và hạn chế ở những khâu sau:

- Chính sách miễn thủy lợi phí làm cho các hộ sản xuất lấy nước từ HTX khó khăn hơn do HTX không còn khoản tiền thu từ phía người dân, số tiền cấp bù ít ỏi.Việc điều tiết tưới nước không theo lịch gieo cấy, số lần điều tiết nước ít đi, kênh mương không được chú trọng dọn dẹp, duy tu…gây thất thoát nước, nước chảy không được quản lý tốt tới đồng ruộng.

Hộ nông dân phàn nàn về sự bất bình đẳng: Chính sách này cũng chưa thực sự công bằng bởi vì có những chân ruộng được hưởng từ chính sách này nhiều hơn, có những chân ruộng được hưởng từ chính sách này ít hơn. Có những cây trồng được lợi nhưng lại có những cây trồng chi phí thủy lợi tăng lên., chưa thực sự công bằng với các hộ đầu nguồn và các hộ cuối nguồn.

Hộ dùng nước chưa hiểu rõ về chính sách miễn thuỷ lợi phí: Chính phủ chỉ miễn thuỷ lợi phí, chứ không miễn, giảm phí dịch vụ thuỷ lợi nội đồng. Do HTX thu từ hộ nông dân số tiền bao gồm cả thuỷ lợi phí và phí dịch vụ thuỷ lợi nội đồng mà hộ nông dân không được giải thích rõ ràng về cơ cấu của khoản tiền thu. Hộ chỉ

lợi phí thì hiểu là miễn cả thuỷ lợi phí và phí dịch vụ thuỷ lợi nội đồng. Do đó hộ không đóng phí dịch vụ thuỷ nông nội đồng nữa, gây khó khăn cho hoạt động thuỷ nông nội đồng.

Chính sách này chưa có sự gắn kết giữa người trả tiền và người cung cấp dịch vụ, do đó chất lượng cung cấp dịch vụ không được đảm bảo. Nhà nước phải chi tiêu nhiều tiền của, trong khi người dân không được hưởng bao nhiêu đã gây những mất mát cho xã hội về mặt tài chính.

Chính sách này phá vỡ tổ chức hệ thống dịch vụ thuỷ nông cơ sở: Do miễn thuỷ lợi phí, các tổ HTX dùng nước không dấu được diện tích để hưởng lợi và mất tiền hoa hồng từ các công ty quản lý và khai thác công trình thủy lợi cho phí công tác thu tiền thuỷ lợi phí. Do vậy nguồn thu của các tổ HTX dùng nước bị giảm, ảnh hưởng đến hoạt động dịch vụ thuỷ lợi nếu người dân không đóng phí dịch vụ thuỷ lợi nội đồng. Điều đó ảnh hưởng đến việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên hệ thống kênh mương nội đồng và chất lượng dịch vụ tưới.

Kênh mương nội đồng không được nạo vét kịp thời do khó thu thuỷ lợi phí nội đồng: do nhận thức của người dân chưa thật đầy đủ, họ cho rằng Chính phủ đã thực hiện chính sách miễn thuỷ lợi phí cho người dân và họ sẽ không còn phải đóng bất kỳ khoản nào liên quan đến thuỷ lợi phí nữa. Do vậy việc thu thuỷ lợi phí dịch vụ nội đồng của các tổ HTX dùng nước gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, việc điều tiết nội đồng bị đình trệ, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nông dân.

3.5.2. Những thành công và hạn chế trong quản lý HTKM thuỷ lợi trên địa bàn huyện Yên Thuỷ

Đánh giá thành tựu và hạn chế trong quản lý HTKM trên địa bàn huyện Yên Thuỷ, cũng như ở 2 hệ thống đại diện, ta thấy như sau:

a) Những thành Công

Riêng đối với sản xuất nông nghiệp, thủy lợi không đơn giản là biện pháp kỹ thuật hàng đầu mà nhiều nơi là điều kiện sản xuất, là tiền đề phát huy hiệu quả của các biện pháp khác như khai hoang, phục hóa, tăng diện tích, chuyển vụ, đưa các giống mới có năng suất cao và kỹ thuật thâm canh vào sản xuất đại trà.

Thứ nhất: Quản lý và khai thác có hiệu quả các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đã và đang giữ một vai trò đặc biệt trong quá trình tổ chức sản xuất, để

vừa đảm bảo nguồn lương thực tại chỗ trên cơ sở từng bước thu hẹp dần diện tích đất canh tác lúa đơn thuần để chuyển sang trồng các loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn đang được nhân dân ở các địa phương trong huyện tích cực hưởng ứng.

Phát triển cây lương thực để đảm bảo an ninh lương thực, tiếp tục phát triển cây công nghiệp gắn vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến, phát triển cây ăn quả gắn với thị trường tiêu thụ.

Thực hiện tốt việc chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, hỗ trợ nông dân mở rộng diện tích lúa, ngô giống mới, năng suất cao, hỗ trợ sử dụng công nghệ sinh học, tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao; tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khuyến khích chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả, sang trồng các loại cây trồng có năng suất hiệu quả cao hơn.

Thứ hai: HTKM thuỷ lợi đã được đầu tư xây dựng đa dạng và phân bổ rộng khắp các xã trong huyện. Tất cả 12 xã trong huyện ít nhất có 1 công trình kênh cấp 1,2 trở lên và các kênh mương 3,4,5. Hệ thống kênh mương đã có kiên cố hoá và tiếp tục đầu tư xây dựng kiên cố hóa hệ HTKM và nạo vét khơi thông dòng chảy ngày một tăng thể hiện qua chiến dịch toàn dân làm thuỷ lợi hàng năm.

Thứ ba: Hình thức tổ chức quản lý Công ty TNHH MTV trực thuộc chủ sở hữu quản lý khai thác vận hành tưới tiêu, giao quyền tự chủ và hoạt động phục vụ công ích có đội ngũ kỹ sư chuyên ngành quản lý vận hành tốt.

Thứ tư: Do điệu kiện tự nhiên và quy hoạch hệ thống hồ chứa, đập dâng cùng hệ thống kênh mương dần hoàn chỉnh đáp ứng, cung cấp nước cho HTKM tưới và tiêu nước trên địa bàn huyện có hiệu quả mang lại kinh tế và ổn định trật tự xã hội phát triển SXNN theo hướng CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn.

Thứ năm: Chính sách Nhà nước miễn TLP cho hộ nông dân vì vậy nguồn kinh phí được ngân sách cấp kịp thời và không có nợ đọng do vậy được đầu tư, chi phí các hoạt động thuận lợi cho công tác thủy lợi nói chung và đầu tư quản lý HTKM nói riêng một cách có hiệu quả.

b) Những hạn chế

tăng, đây là một điều rễ hiểu vì nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng như các ngành khác đòi hỏi ngày một nâng cao cả về chất lượng cũng như số lượng. Tuy nhiên, các xã này thực hiện kiên cố hóa kênh mương chỉ đáp ứng được phần nhỏ so với nhu cầu thực tế, là do một số nguyên nhân: Kinh phí đầu tư có hạn, ưu tiên đầu tư cho đường giao thông, xây dựng trường học....

Trong những năm gần đây, do sự biến động của thời tiết, khí hậu, tình hĩnh hạn hán xẩy ra thường xuyên và khá nghiêm trọng, đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của nông dân. Trước đây, chúng ta chủ yếu tập trung vào việc tìm kiếm nguồn nước, đầu tư, xây dựng các công trình thủy lợi để khai thác nguồn nước, còn việc sử dụng nước như thế nào cho hiệu quả chưa được coi trọng. Qua thực tế ở huyện Yên Thuỷ, do tập quán canh tác, sự hiểu biết còn hạn chế về kỹ thuật nông nghiệp, kỹ thuật thuỷ lợi tưới, tiêu theo yêu cầu của cây trồng trong từng giai đoạn sinh trưởng đã dẫn đến sử dụng nước gây lãng phí nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp ở địa bàn huyện.

Thứ nhất: Trên cơ sở phân cấp, chuyển giao hợp lý các công trình thủy lợi cho các tổ chức hợp tác dùng nước quản lý HTKM, công tác lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch trong HTKM nên bám sát thực tế từng vùng từng địa phương.

Thứ hai: Bố trí sử dụng lao động hợp lý, kết hợp đào tạo nâng cao tay nghề, áp dụng chế độ khoán quản lý công trình, thưởng phạt rõ ràng, minh bạch công bằng đến từng bộ phận cụ thể, cụm, trạm và công nhân QLTN trong chi nhánh.

Thứ ba: Công tác quy hoạch thuỷ lợi và giải pháp công nghệ, kỹ thuật:

*Làm tốt công tác quy hoạch thuỷ lợi sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, tiến hành ra soát lại hệ thống công trình thuỷ lợi và hệ thống kênh mương thuỷ lợi để có bước đi vững chắc, xây dựng kế hoạch kên cố hoá kênh mương và đề ra các tiêu chuẩn thiết kế, thi công đảm bảo bền vững. Quy hoạch thuỷ lợi phải kết hợp chặt chẽ với quy hoạch giao thông nông thôn và quy hoạch phát triển nông thôn mới.

*Chọn giải pháp công nghệ nào phải căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để thực hiện, tính toán nhiều phương án kỹ thuật, với các biện pháp cụ thể về kết cấu, hình dạng, vật liệu để thi công công trình đạt hiệu quả cao nhất.

Thứ tư: Tăng cường đầu tư HTKM và sửa chữa thường xuyên kịp thời, đúng định kỳ công tác nạo vét, sữa chữa kênh mương, công trình máy móc, thiết bị đóng mở trước mùa mưa bão.

Các công trình xây dựng thiếu đồng bộ, hoặc chất lượng chưa đảm bảo hiệu quả tưới tiêu phục vụ sản xuất.

Tăng cường công tác đầu tư xây dựng kiên cố hóa kênh mương và cải tạo để hiện đại hoá hệ thống kênh mương thuỷ lợi.

Quy hoạch HTKM mang tầm chiến lược giai đoạn 2015 - 2020 và đến 2050 theo hướng CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn.

Thứ năm: Quản lý thật tốt nguồn nước, giảm tổn thất nước, chống lãng phí đồng thời phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật.

Tăng cường mối quan hệ giữa Chi nhánh với các cấp chính quyền địa phương, các đơn vị, hộ sử dụng nước để làm tốt công tác bảo vệ công trình cũng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn huyện yên thuỷ, tỉnh hoà bình (Trang 86 - 94)