Giao quyền quản lý cho cộng đồng địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn huyện yên thuỷ, tỉnh hoà bình (Trang 100 - 104)

5. Kết cấ u của luâ ̣n văn

4.2.2. Giao quyền quản lý cho cộng đồng địa phương

a) Mục tiêu: Thông qua các đánh giá phân tích nêu trên cho ta thấy quản lý có sự tham gia là thuộc tính cơ bản của cộng đồng. Nó tạo nên tính gắn kết giữa các thành viên, cơ sở để hình thành và phát triển năng lực nội sinh của cộng đồng. Sự tham gia của cộng đồng tạo môi trường thuận lợi để chuyển hoá đa chiều các hoạt động kinh tế xã hội bên trong và bên ngoài cộng đồng. Về mặt bản chất, tham gia chính là sự vận động của cộng đồng trong quá trình phát triển.

Sự tham gia là một yêu cầu tất yếu trong quá trình tồn tại và phát triển quản lý của con người do đặc điểm sinh sống thành xã hội, đặc biệt là nhu cầu tập hợp thành sức mạnh tập thể để cải biến các điều kiện tự nhiên bất lợi như lũ lụt, hạn hán... Trong điều kiện hiện nay, khi mà sức ép tăng trưởng dân số cùng với sức ép về nhu cầu nước cho sinh hoạt và sản xuất lương thực thực phẩm ngày càng tăng thì sự tham gia của cộng đồng lại đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên nước thông qua việc xây dựng, quản lý và sử dụng các công trình thuỷ lợi.

Đánh giá trào lưu PIM trên thế giới hiện nay cho thấy quy luật phát triển tất yếu của sự tham gia của cộng đồng trong công tác thủy lợi. Cơ sở của PIM được nhìn nhận chủ yếu trên những nội dung sau:

- Cộng đồng người sử dụng nước luôn có mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ với công trình thủy lợi. Lợi ích của cộng đồng trực tiếp bị chi phối bởi công trình nên hơn ai hết, họ có động cơ mạnh mẽ và đúng đắn nhất cho quá trình tham gia quản lý.

- Sự tham gia tạo nên quyền năng và vị thế cho cộng đồng dựa trên việc kiểm soát các quyết định quản lý công trình thuỷ lợi. Đây là cơ sở để hướng tới khả năng phát huy toàn diện các nguồn lực và năng lực của cộng đồng trong tất cả các hoạt động phát triển.

- Sự tham gia phát huy phát huy lợi thế so sánh của cộng đồng thông qua việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Không những thế nó còn tạo ra sự chuyển dịch hợp lý các nguồn lực trong xã hội (đặc biệt là các nguồn lực nhà nước đầu tư

cho thuỷ lợi không hiệu quả). Lợi thế so sánh của cộng đồng và của nhà nước được phát huy tạo nên hiệu quả chung cho toàn xã hội.

Sự tham gia trong công tác thuỷ lợi của cộng đồng là một quá trình phát triển. Nó phụ thuộc vào xuất phát điểm, điều kiện và những tác động cụ thể của mỗi cộng đồng. Điều này giải thích lý do tại sao không có một hình mẫu tham gia lý tưởng chỉ việc áp dụng là thành công. Việc tăng cường sự tham gia của cộng đồng phải dựa trên cơ sở những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và mục tiêu phát triển cụ thể của mỗi địa phương.

b) Nội dung: Khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống kênh mương nhất là hệ thống kênh mương cấp II

c) Biện pháp thực hiện: Ban hành cơ chế chuyển giao quyền quản lý các công trình thuỷ lợi nhỏ cho cộng đồng địa phương quản lý sử dụng

Chuyển giao quyền quản lý công trình được coi là chìa khoá mở ra cánh cửa cho cộng đồng hưởng lợi được tham gia. Đây là một xu hướng mang tính cách mạng toàn cầu mà giá trị của nó đã được lý luận và thực tiễn chứng minh. Tuy nhiên trên địa bàn huyện, để ban hành cơ chế chuyển giao thống nhất, cụ thể và phù hợp điều kiện của địa phương phải căn cứ vào các văn bản pháp lý sau:

- Công văn số 1959/BNN-QLN ngày 12 tháng 5 năm 1998 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ”Tăng cường củng cố và đổi mới tổ chức quản lý thủy nông cơ sở".

- Thông tư số 75/2004/TT-BNN ngày 20 tháng 12 năm 2004 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Hướng dẫn việc thành lập, củng cố và phát triển tổ chức hợp tác dùng nước.

- Khung chiến lược phát triển PIM ở Việt Nam (Ban hành kèm theo công văn số 3213/BNN-TL ngày 30 tháng 12 năm 2004 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).

+ Các bước tiến hành chuyển giao công trình thuỷ lợi nhỏ được thực hiện như sau: - Khoanh vùng phạm vi phục vụ của các công trình hệ thống kênh mương loại nhỏ, xác định các cộng đồng hưởng lợi theo địa giới hành chính (thôn, làng,.. )

- Đánh giá lại thực trạng, năng lực tưới tiêu của công trình, xác định giá trị tài sản cố định làm căn cứ xây dựng các loại hình, quy mô của tổ chức dùng nước.

- Đánh giá hoạt động sản xuất nông nghiệp và năng lực của cộng đồng, đặc biệt là năng lực quản lý và tài chính để có biện pháp động viên, khuyến khích hay hỗ trợ cụ thể.

- Thành lập các tổ HTX dùng nước (công trình phục vụ trong thôn) và hội dùng nước (công trình phục vụ trong xã). Nguyên tắc thành lập tổ dùng nước và hội dùng nước là từ dưới lên trên, đảm bảo tính dân chủ, bình đẳng, công khai và cùng có lợi. Các hộ dùng nước (khoảng từ 20 đến 50 hộ) trong cùng một tuyến công trình không phân biệt địa giới thôn hay xã sẽ thành lập tổ dùng nước. Các hộ trong tổ dùng nước tổ chức họp bầu một tổ trưởng và một vài thành viên giúp việc để quản lý, phân phối nước, duy tu bảo dưỡng công trình và thu thuỷ lợi phí trong phạm vi quản lý của tổ. Nhiệm vụ cụ thể của tổ trưởng và các thành viên được quy định cụ thể trong điều lệ của hội, tiền công do các hộ trong tổ quyết định. Các tổ dùng nước trong một công trình hay một khu vực thành một hội dùng nước. Mỗi hội dùng nước có thể có từ 5 đến 10 tổ. Hội dùng nước bầu ra ban quản lý gồm một trưởng ban, 1 hoặc 2 phó ban cùng với các thành viên giúp việc khác như kế toán, cán bộ kỹ thuật... Trách nhiệm và chế độ tiền công của ban quản lý do đại hội thành viên hoặc khối đại biểu của tổ dùng nước quy định theo từng năm. Trưởng ban quản lý thay mặt hội dùng nước ký kết hợp đồng sử dụng nước tưới tiêu với Chi nhánh KTCTTL, nghiệm thu khối lượng và thanh toán hợp đồng theo từng vụ. - Tập huấn công tác tổ chức quản lý, chuyên môn, kỹ thuật vận hành và bảo dưỡng công trình cho các tổ chức dùng nước.

Các hoạt động trên phải được thực hiện công khai, đặc biệt phải có sự tham gia của cộng đồng địa phương. Biện pháp huy động tham gia trong trường hợp này là tổ chức họp dân lấy ý kiến dân chủ.

+ Tuyên truyền phổ biến rộng rãi mô hình nông dân tham gia quản lý hệ thống kênh mương

- Kết quả nghiên cứu thực tế trên địa bàn cho thấy sự nhận biết về mô hình nông dân tham gia quản lý hệ thống công trình thủy lợi còn rất hạn chế không chỉ đối với người dân mà cả với những cán bộ quản lý. Do vậy việc tuyên truyền phổ

biến rộng rãi mô hình đóng vai trò như một công cụ tác động trực tiếp và làm chuyển biến nhận thức của cộng đồng. Hệ thống tuyên truyền phải được xây dựng đồng bộ từ cấp huyện tới chính quyền xã, thôn và kết hợp rộng rãi với các đoàn thể nhân dân như hội nông dân, hội thanh niên, phụ nữ.... Sử dụng đa dạng các hình thức truyền thông như phát thanh, bản tin nội bộ, phát động cuộc thi tìm hiểu về mô hình.... Việc tuyên truyền nên thực hiện đều đặn, thường xuyên trong đó chú trọng nhấn mạnh tới các lợi ích và vai trò, vị thế của cộng đồng và lồng ghép với phổ biến kinh nghiệm thực hiện cũng như định hướng, chủ trương chính sách của nhà nước.

+ Quy định sự tham gia của cộng đồng địa phương trong thiết kế, xây dựng công trình hệ thống kênh mương

Khảo sát thiết kế và lập dự toán xây dựng công trình có ảnh hưởng quyết định đến quá trình quản lý khai thác của một công trình đó sau này. Với những công trình do cộng đồng tự bỏ vốn đầu tư, quản lý thì hiệu quả trong quản lý sử dụng luôn phản ánh chất lượng thiết kế và thi công công trình. Đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước thường tiềm ẩn sai sót trong thiết kế do tính chủ quan, không đánh giá đúng nhu cầu sản xuất và những thất thoát làm giảm chất lượng công trình do tiêu cực. Để đảm bảo nguồn vốn nhà nước đầu tư cho thuỷ lợi được sử dụng có hiệu quả cần thiết phải có quy định tăng cường sự tham gia giám sát của cộng đồng địa phương trong khảo sát thiết kế xây dựng công trình như xác nhận của cộng đồng hưởng lợi đối với các bản thiết kế và biên bản nghiệm thu công trình.

+ Áp dụng các công cụ huy động sự tham gia có hiệu quả hệ thống kênh mương. Việc huy động sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình đòi hỏi phải có những phương pháp thực tiễn khoa học phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nông thôn. Phương pháp PRA được áp dụng ở nước ta vào những năm 1996 và đã trở nên phổ biến do hiệu quả áp dụng để tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động phát triển. PRA khuyến khích và giúp đỡ cộng đồng bày tỏ cách nghĩ, cách nhìn của họ về các vấn đề thủy lợi trong sản xuất nông nghiệp. Các cán bộ chỉ đóng vai trò xúc tác, hỗ trợ để cộng đồng tự xác định và phát huy năng lực trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan. PRA khơi dậy

và thu hút sự tham gia của cộng đồng trong suốt quá trình xây dựng, quản lý và sử dụng công trình. Nó làm bền vững quá trình này trên cơ sở coi sự tham gia vừa là mục tiêu vừa là phương tiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn huyện yên thuỷ, tỉnh hoà bình (Trang 100 - 104)