.1 Giá trị tài sản của Chi nhánh huyện Yên Thuỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn huyện yên thuỷ, tỉnh hoà bình (Trang 49 - 51)

Diễn giải ĐVT 2011 2012 2013 So sánh (%) 12/11 13/12 BQ A B 1 2 3 2/1 3/2 1. Giá trị tài sản Tỷ đồng 1,814 2,476 2,795 136,55 112,86 124,71 1.1 Tài sản lưu động Tỷ đồng 1.2 Tài sản cố định Tỷ đồng 1,814 2,476 2,795 136,55 112,86 124,71 Công nhân QL Thủy nông Công ty TNHH MTV KTCT thủy lợi tỉnh

Hoà Bình

CN Cty TNHH MTV KTCT TL Hoà Bình tại huyện Yên Thuỷ

Hành chính Tài Vụ Kỹ Thuật quản lý nước và công trình sửa chữa công trình

Công trình thuỷ lợi & Hệ thống kênh mương

(Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế hoạch công ty)

Qua bảng 3.1 giá trị tài sản năm 2013 là: 2,795 tỷ đồng trong đó hình thành tài sản cố định là 2,795 tỷ đồng chiếm 100% tổng giá trị tài sản. Số bình quân giá trị tài sản tăng 24,71%.

3.3. Quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi trên địa bàn huyện Yên Thuỷ

3.3.1. Tổng quan hệ thống kênh mương trên địa bàn huyện Yên Thuỷ

a) Quá trình xây dựng

Hệ thống kênh mương trên địa bàn huyện Yên Thuỷ được xây dựng từ những năm 1960 theo hai phương thức nhà nước và nhân dân. Vai trò của Nhà nước trong xây dựng công trình đầu tư nguồn vốn ngân sách, giao cho Chủ thể quản lý công trình làm chủ đầu tư trực tiếp thực hiện dự án, đấu thầu khảo sát thiết kế, thi công xây dựng và quản lý. Nhân dân tham gia xây dựng các công trình này bao gồm các cá nhân, cộng đồng thôn, làng, xã, các tổ chức HTX... Các công trình thuỷ lợi được thực hiện theo những hình thức sau:

(*) Nhà nước xây dựng hoàn toàn: Ngân sách nhà nước thanh toán 100% tổng giá trị quyết toán, việc lựa chọn nhà thầu thi công do chủ đầu tư trực tiếp quản lý và thực hiện dự án theo Luật Đấu thầu, Luật xây dựng.

(*) Nhà nước và Nhân dân cùng làm: Nhà nước đầu tư vốn, Nhân dân đóng góp lao động công ích: Chi phí xây dựng được cấp từ ngân sách nhà nước, người dân chỉ tham gia đóng góp công lao động nghĩa vụ trong quá trình thi công. Đây là hình thức phổ biến trong xây dựng các công trình thuỷ lợi giai đoạn 1956 - 1986.

(*) Nhân dân xây dựng hoàn toàn: người dân địa phương đóng góp kinh phí xây dựng, họ tự khảo sát thiết kế, tổ chức thi công hoặc hợp đồng với những đơn vị chuyên nghiệp. Tổ chức của người dân thường là Tổ HTX nông nghiệp hoặc cộng đồng thôn, xóm.

(*) Nhà nước và nhân dân cùng làm: Hình thức này bắt đầu phát triển từ năm 2000 với chủ trương kiên cố hoá kênh mương của UBND tỉnh Hoà Bình. Phương thức đóng góp kinh phí 70-30 (nhân dân đóng góp 30% bằng hình thức chung chuyển vật liệu, khối lượng đào đắp, nhà nước hỗ trợ 70%) đã tạo cơ sở để người dân được tham gia nhiều hơn trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình.

Theo thống kê 6 tháng đầu năm 2011, toàn huyện đã kiên cố được 15 km kênh thứ cấp đảm bảo tưới tiết kiệm và giảm 4/5 chi phí thu dọn, nạo vét so với kênh trước đây. Chủ trương kiên cố hoá kênh mương đã tạo ra bước cải thiện đáng kể cho cơ sở hạ tầng thủy lợi, đồng thời khích lệ phong trào tham gia của người dân trong công tác thuỷ lợi.

b) Số lượng hệ thống kênh mương

Huyện Yên Thuỷ có 1 hệ thống sông đó là sông Lạng. Để khai thác và sử dụng nguồn nước trên con sông chính, phục vụ cho sản xuất và đời sống dân sinh, đến nay Huyện đã đầu tư xây dựng được 12 hồ lớn nhỏ và gần 200 km kênh mương đã được kiên cố hoá cùng hệ thống đập dâng điều tiết nước...

Từ nhiều năm nay, việc quản lý khai thác các công trình thuỷ lợi đều do Chi Nhánh KTCT thủy lợi huyện Yên Thuỷ quản lý theo phân cấp quản lý công trình, các công trình khác do UBND huyên quản lý và khai thác. Hiện nay các công trình thủy lợi do Chi Nhánh KTCT thủy lợi huyện Yên Thuỷ quản lý và khai thác là các công trình đầu mối các hồ chứa và hệ thống kênh mương, được thể hiện cụ thể ở bảng 3.2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn huyện yên thuỷ, tỉnh hoà bình (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)