Đặc điểm quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn huyện yên thuỷ, tỉnh hoà bình (Trang 26 - 28)

5. Kết cấ u của luâ ̣n văn

1.3.2. Đặc điểm quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi

* Quản lý theo tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật đã xác định

Kinh tế, kỹ thuật là: Tiêu chuẩn xây dựng là các quy định về chuẩn mực kỹ thuật, định mức kinh tế, kỹ thuật, trình tự thực hiện các công việc kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ số kỹ thuật và các chỉ số tự nhiên được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận để áp dụng trong hoạt động xây dựng. Tiêu chuẩn xây dựng gồm tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng và tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng.

Hệ thống kênh mương thuỷ lợi thuộc loại hệ thống dẫn nước, cấp nước, thoát nước trong công trình thủy lợi phải tiến hành quản lý sửa chữa thường xuyên, định kỳ và theo mùa để đảm bảo tiêu và thoát nước phục vụ SXNN ở trạng thái sẵn sàng khai thác các nguồn nước cơ bản trong tự nhiên bao gồm nước ngầm, nước mặt và nước mưa. Chúng phân bố không đều và gây ra tình trạng thiếu nước hoặc thừa nước ở những không gian và thời gian khác nhau. Do vậy, có sự quản lý kinh tế, kỹ thuật trong hệ thống kênh mương hình thành và phát triển như là một hoạt động không thể thiếu nhằm điều hoà giữa lượng nước đến của tự nhiên với yêu cầu về nước của con người. Hệ thống kênh mương thuỷ lợi bao gồm tổng hợp những biện pháp khai thác trong cụng trình thủy lợi, sử dụng, bảo vệ tối đa các nguồn nước và hạn chế những thiệt hại do nước gây ra như hạn hán, lũ lụt...

* Dựa vào đặc điểm của hệ thống kênh mương thuỷ lợi

Về hệ thống kênh mương, nó là công cụ cơ bản để con người thực hiện việc điều tiết nguồn nước theo nhu cầu của mình. Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi nêu rõ: Công trình thủy lợi là công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác mặt lợi của nước; phòng chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái, bao gồm: hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, đường ống dẫn nước, kênh, công trình trên kênh. Trong nông nghiệp, hệ thống kênh mương điều phối tưới tiêu thông qua hoạt động; động lực (trạm bơm tưới, tiêu), tự chảy (Bai dâng, Khe, Mó). Chúng thường được phân loại theo quy mô xây dựng hay năng lực

phục vụ tưới tiêu. Theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 285 (2002), tiêu chuẩn ngành 14-TCVN 119-2002 và 14-TCVN 171-2006, việc phân phân loại dựa trên diện tích phục vụ của công trình với những cấp thiết kế như sau:

Bảng 1.1. Phân loại hệ thống kênh mương thuỷ lợi theo năng lực thiết kế

Loại công trình kênh mương Cấp thiết kế

I II III IV V

Hệ thống thuỷ lợi có diện tích được tưới hoặc diện tích tự nhiên khu tiêu (103 ha)

50  5010  102  20,2  0,2

(*) Do đặc điểm địa bàn sản xuất nông nghiệp dàn trải rộng trên diện rộng nên các công trình thuỷ lợi thường liên kết thành hệ thống, mạng lưới. Việc đánh giá công trình hay hệ thống công trình vì thế thường mang tính tương đối. Theo tiêu chí phân loại trên có thể phân biệt quy mô công trình thuỷ lợi như sau:

- Loại lớn: công trình thuộc cấp thiết kế I và II. - Loại vừa: công trình thuộc cấp thiết kế III và IV. - Loại nhỏ: công trình thuộc cấp thiết kế V.

Do vậy, tiêu chuẩn kinh tế- kỹ thuật trong hệ thống quản lý kênh mương thuỷ lợi trên địa bàn huyện Yên Thuỷ tỉnh Hoà Bình phải đi kèm với việc kiểm tra giám sát chất lượng và việc khai thác, quản lý vận hành sau khi công trình đưa vào sư dụng phải kiểm tra thường xuyên thực hiện tiến hành hàng tháng, quý, năm phát hiện kịp thời các hiện tượng bất thường ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng khai thác hệ thống kênh mương thuỷ lợi.

(*) Trong tổ chức quản lý cần xây dựng các mô hình quản lý thích hợp

Đối với loại hình là doanh nghiệp: Cơ quan ra quyết định thành lập tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi là cơ quan quyết định mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của tổ chức đó.

Hộ dùng nước qua hệ thống kênh mương: Là cá nhân, tổ chức được hưởng lợi hoặc làm dịch vụ từ các công trình thủy lợi do doanh nghiệp khai thác công trình

thủy lợi trực tiếp phục vụ trong việc tưới nước, tiêu nước, cải tạo đất, cấp nước cho công nghiệp và dân sinh (dạng nước chưa qua sử lý).

Tổ chức hợp tác dùng nước: Tập thể người hưởng lợi tự quyết định mô hình tổ chức, hoạt động của Tổ chức hợp tác dùng nước, báo cáo các cơ quan có thẩm quyền xem xét, công nhận theo các quy định hiện hành.

Tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi hoạt động tuân theo các quy định hiện hành về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích. Áp dụng hình thức đặt hàng đối với tất cả các loại hình tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi (chỉ áp dụng hình thức giao kế hoạch đối với những trường hợp đặc thù). Các tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi thuộc tất cả các loại hình được khuyến khích áp dụng thí điểm hình thức đấu thầu, giao khoán đối với việc quản lý, bảo vệ và duy tu, bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên của các hạng mục công trình, kênh mương thuộc phạm vi đơn vị quản lý, trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và nội dung, dự toán kinh phí được phê duyệt.

Doanh nghiệp, Tổ chức hợp tác dùng nước khi được các cơ quan có thẩm quyền đặt hàng hoặc giao kế hoạch quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi được tự chủ trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, sắp xếp lại tổ chức, đổi mới cơ chế quản lý nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của đơn vị. Thực hiện cơ chế khoán, gắn quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với kết quả sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn huyện yên thuỷ, tỉnh hoà bình (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)