.24 Mức thu thuỷ lợi phí theo quy định của UBND tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn huyện yên thuỷ, tỉnh hoà bình (Trang 83 - 85)

Diễn giải Đơn giá (Tr.đồng/ha) Giá trị (Tr.đồng) HTKM Luông Bai HTKM Trường Long 6) - Lúa cả năm 1,267 139,370 39,277 - Màu, cây CN 0,5068 6,183 2,534 Cộng 145,553 41,811

(Nguồn: Chi nhánh huyện Yên Thuỷ)

Qua bảng 3.24 Ta thấy giá trị thu TLP tổng HTKM Trường Long là 41,811 triệu đồng còn HTKM Luông Bai là 145,553 triệu đồng. Với nguồn vốn đầu tư diện tích từ dự toán của UBND huyện của HTKM Trường Long đưa vào sử dụng hiệu quả chưa đáp ứng nhu cầu tưới, tiêu nước phục vụ SX trong vùng địa phương. Ngoài mức thu theo quy định nêu trên.

Với HTKM Luông Bai, công trình sử dụng nước từ hồ Luông Bai thuộc sự quản lý của Chi nhánh KTCTTL nên cộng đồng địa phương phải thanh toán thuỷ lợi phí cho Chi nhánh theo hình thức cấp nguồn còn lại HTX được hửng tiền cấp bù. Phần thu dịch vụ thủy nông cơ sở tuy thuộc quyền sở hữu cộng đồng nên cộng đồng có quyền quyết định mức đóng góp thực tế là bao nhiêu. Mỗi năm một lần, thông qua đại hội xã viên, cộng đồng không chỉ quy định mức thu phí mà còn quyết định phân bổ nguồn thu này cho các hoạt động sản xuất chung.

Tình hình sử dụng thuỷ lợi phí được báo cáo định kỳ, cộng đồng thực hiện giám sát bằng việc cử ban đại diện. Hiện nay, thuỷ lợi phí được thống nhất bằng mức quy định của nhà nước và người dân đóng góp, tổ HTX dùng nước địa phương trả công bộ phận vận hành thôn xóm, duy tu bảo dưỡng thúc đẩy phát triển các hoạt động sản xuất khác.

Tuy có cùng mức thu theo quy định của UBND tỉnh song thuỷ lợi phí ở HTKM Trường Long và Luông Bai lại khác nhau do có tính chất của phần thu dịch vụ thuỷ lợi cơ sở. Ở HTKM Luông Bai phần thu này bao gồm chi phí hoạt động cộng đồng , còn HTKM Trường Long do mức phí theo quy định tính để trả cho duy tu bảo dưỡng, xửa chữa thường xuyên công trình. Việc quy định mức thu dịch vụ

Do mục tiêu lợi nhuận nên mức giá này luôn được các đơn vị dịch vụ áp dụng. Trong một số trường hợp giá trần vẫn không đảm bảo lợi ích yêu cầu dẫn đến tình trạng cung ứng dịch vụ tưới, tiêu kém chất lượng. Không sử dụng công cụ giá làm yếu tố tác động tới chất lượng dịch vụ (vi phạm quy định của nhà nước), các đơn vị dịch vụ thường thu thêm các khoản ngoài thủy lợi phí như kinh phí cải tạo mương máng, dẫn nước vào ruộng... Trong trường hợp này các hộ nông dân vẫn phải tham gia công việc mặc dù đã có kinh phí đóng góp. Họ chỉ có duy nhất một lựa chọn dịch vụ và bản thân cũng không có vai trò ảnh hưởng. Phản ứng tiêu cực của người nông dân thường là chây ì phần thu thêm tại địa phương sử dụng chi phí.

Cộng đồng hưởng lợi HTKM Luông Bai là chủ sở hữu công trình. Do vậy, thuỷ lợi phí thực sự chỉ tính trên chi phí tạo nguồn của Chi nhánh KTCTTL (sử dụng nguồn nước từ hồ Ngọc Lương do Chi nhánh quản lý). Với vai trò chủ sở hữu, cộng đồng hoàn toàn quyết định mức thuỷ lợi phí thu thêm, phân bổ và giám sát việc thực hiện các nguồn thu chi. Đánh giá về thủy lợi phí ở HTKM Luông Bai cho thấy một số lợi ích như sau:

- Thuỷ lợi phí được cấp và thu thêm quyết định chất lượng phục vụ tưới tiêu thông qua việc trả công cho những người trực tiếp quản lý.

- Đảm bảo thanh toán các khoản chi phí khai thác sử dụng (tiền điện, duy tu bảo dưỡng, xửa chữa thường xuyên công trình...), giúp chủ động tưới, tiêu nước trong sản xuất.

- Củng cố và phát triển toàn diện hệ thống kênh mương: Tu sửa, nạo vét kênh mương, sửa chữa phai đóng mở...

- Thúc đẩy các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác thông qua việc bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất của HTX.

3.4.6. Kết quả quản lý

Kết quả quản lý thể hiện trên nhiều nội dung, khía cạnh. Trong nghiên cứu này, dựa trên tài liệu thu thập được, đánh giá chủ yếu sử dụng công lao động quản lý và ảnh hưởng của HTKM này tới SXNN ở hai địa phương.

a) Sử dụng công lao động quản lý

Về chi phí quản lý, mức thù lao chi trả cho những người tham gia trực tiếp hai kênh mương như sau:

* HTKM Luông Bai:

- 3 công nhân (tổng lương và công tác phí) = 8.063.000đ/tháng * HTKM Trường Long:

- Ban chủ nhiệm điều hành (1 người): 26 công/người/vụ - Bộ phận vận hành - điều tiết (2 người): 52 công/người/vụ

- Tổ HTX dùng nước (3 người): 78 công/người/vụ

Tổng chi phí quản lý HTKM Trường Long là 156 công/vụ, mà một năm có 2 vụ (vụ chiêm, vụ mùa) bằng 312 công/ năm tương đương với 2.600.000đ/tháng (1 công = 100.000đ).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn huyện yên thuỷ, tỉnh hoà bình (Trang 83 - 85)