Trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn huyện yên thuỷ, tỉnh hoà bình (Trang 28 - 30)

5. Kết cấ u của luâ ̣n văn

1.4.1. Trên thế giới

Công tác đầu tư cho phát triển thủy lợi ở mỗi quốc gia khác nhau và phụ thuộc vào các yếu tố như: Điều kiện tự nhiên, tập quán sản xuất và cơ cấu cây trồng, sự phát triển khoa học kỹ thuật và sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ. Các yếu tố này có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, tập quán canh tác và cơ cấu cây trồng hợp lý sẽ giúp cho công tác thủy lợi phát triển hơn, cơ cấu cây trồng phù hợp, giống tốt, hệ thống thủy lợi phát triển sẽ làm tiền đề cho sản xuất nông nghiệp phát triển.

Do đặc điểm ngành thủy lợi trong việc định mức kinh tế, kỹ thuật đòi hỏi có sự định mức cho chi phí, ban đầu bỏ ra đầu tư lớn, doanh nghiệp nhà nước hoạt

động công ích, lợi ích mang lại là lợi ích xã hội nên sự phát triển hệ thống kênh mương thuỷ lợi phải có sự can thiệp của nhà nước.

Để có cơ sở rút ra bài học kinh nghiệm nước ngoài vào quá trình quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi nói riêng và thuỷ lợi nói chung, đề tài nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước và vùng lãnh thổ trong khu vực, như Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philipines...

* Mỹ:

Là một quốc gia có nguồn tài nguyên nước phong phú.Trước kia thủy nông địa phương thu thủy lợi phí dựa trên cơ sở chi phí vận hành và bảo dưỡng cho các vùng đất canh tác khác nhau.

Bắt đầu từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước, Nhà nước đã xây dựng luật mà nó bao hàm cả việc bảo vệ tài nguyên nước. Thủy lợi phí đã được thu tăng lên đáng kể. Năm 1988 thủy nông huyện Broadview đã tăng mức thu từ 40USD/ha lên 100USD/ha.

* Trung Quốc:

Các hệ thống thủy lợi lớn đã cung cấp 26 tỷ m3 nước/năm cho các nhu cầu sinh hoạt và công nghiệp (chiếm tới 15% tổng các nhu cầu nước sinh hoạt, công nghiệp của Quốc gia này, cho hơn 200 triệu dân cư). Dân cư nông thôn, chủ yếu là nông dân mà nhà cửa của họ phần lớn nằm gần cạnh các kênh mương dẫn nước của hệ thống thủy loi nên họ có điều kiện thuận lợi sử dụng nước từ kênh mương thủy lợi để cho sinh hoạt gia đình, họ đã sử dụng trực tiếp nước chảy trên kênh mương, hoặc sử dụng gián tiếp thông qua các giếng nước được nguồn nước cấp từ các kênh mương ngấm vào đất - tầng chứa nước, nhất là trong mùa khô.

* Australia:

Tại lưu vực miền nam Murray - Darling năm 1992 thủy lợi phí nông nghiệp thu đáp ứng được 80% chi phí vận hành và bảo dưỡng và đến năm 1996 thu được 100% chi phí vận hành và bảo dưỡng. Giá cả cũng khác nhau giữa các vùng, ở bang Victoria mức thu gần đảm bảo chi phí vận hành và bảo dưỡng (năm 1995). ở New South walles thu trong nội bang thu khoảng 0,92 USD/1000m3 (năm 1995), trong khi đó nếu nước được đưa sang bang Victoria thi giá nước tăng hơn 3,6 làn giá nước

trong nội bang New South Wales. Tương tự như vậy ở bang Quuensland giá thu trong nội bộ bang khoảng 1,5 USD/1000m3 trong khi đó giá nước chuyển ra ngoài bang tăng hơn 4,2 lần, cuối cùng đối với vùng miền nam, lưu vực

Muray - Darlinl năm 1991 - 1992 mức thu đồng đều hơn 7,8 USD/lOOOm3 (tương đương với 80% chi phí vận hành và bảo dưỡng), từ năm 1992 trở đi giá cao hơn giá thành 11 % để thu hẹp khoảng cách giữa chi phí đầu tư và thu hồi vốn.

* Thái Lan:

Chính phủ đầu tư cho thủy lợi phí ở mức cao đảm bảo cho nông nghiệp phát triển ổn định từ 3-4% một năm, Thái Lan không thu thủy lợi phí nhưng để có thêm kinh phí Chính phủ còn có một loại thuế đánh vào gạo xuất khẩu. Tuy nhiên khoản thu này không lớn không đảm bảo trong công tác duy tu, vận hành và quản lý công trình.

* Philipines:

Được phân chia thành: Hệ thống thủy lợi quốc gia là do Nhà nước đầu tư và quản lý, hệ thống thủy lợi cấp xã do các hiệp hội tưới nước của các hộ nông dân đầu tư xây dựng và quản lý. Các hiệp hội này phải đăng ký xây dựng, quản lý với Nhà nước và phải có giấy phép hoạt động, hệ thống thủy lợi tư nhân do cá nhân xây dựng và quản lý để tưới cho ruộng của nhà mình và cho những người lân cận, mức thu thủy lợi phí cũng tùy thuộc vào từng loại công trình. Với những hệ thống thủy lợi Nhà nước thì những người được hưởng lợi phải chi trả thủy lợi phí là 100 kg/ha/vụ (lúa mùa) và 150kg/ha/vụ (lúa xuân). Riêng ở các hệ thống thủy lợi tập thể hoặc tư nhân thì mức thủy lợi phí tùy thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên.

Qua việc tìm hiểu kinh nghiệm của một số nước trên bản thân tôi thấy rằng hệ thống thủy lợi nói chung và trong hệ thống kênh mương thuỷ lợi nói riêng ở hầu hết các nước đều được Nhà nước bao cấp một phần lớn, người dân chỉ phải đóng góp một phần nhất định. Đây cũng chính là một số lý do làm nền cho sản xuất nông nghiệp phát triển ở cả nước đang phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn huyện yên thuỷ, tỉnh hoà bình (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)