Kết quả quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn huyện yên thuỷ, tỉnh hoà bình (Trang 84 - 86)

5. Kết cấ u của luâ ̣n văn

3.4.6. Kết quả quản lý

Kết quả quản lý thể hiện trên nhiều nội dung, khía cạnh. Trong nghiên cứu này, dựa trên tài liệu thu thập được, đánh giá chủ yếu sử dụng công lao động quản lý và ảnh hưởng của HTKM này tới SXNN ở hai địa phương.

a) Sử dụng công lao động quản lý

Về chi phí quản lý, mức thù lao chi trả cho những người tham gia trực tiếp hai kênh mương như sau:

* HTKM Luông Bai:

- 3 công nhân (tổng lương và công tác phí) = 8.063.000đ/tháng * HTKM Trường Long:

- Ban chủ nhiệm điều hành (1 người): 26 công/người/vụ - Bộ phận vận hành - điều tiết (2 người): 52 công/người/vụ

- Tổ HTX dùng nước (3 người): 78 công/người/vụ

Tổng chi phí quản lý HTKM Trường Long là 156 công/vụ, mà một năm có 2 vụ (vụ chiêm, vụ mùa) bằng 312 công/ năm tương đương với 2.600.000đ/tháng (1 công = 100.000đ).

Bảng 3.25 Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả quản lý công trình

Chỉ tiêu ĐVT HTKM Luông Bai

HTKM Trường Long

Số lao động quản lý trực tiếp Người 3 5

Phạm vi kiểm soát, quản lý Thiết bị đóng mở,

hệ thống kênh dẫn

Kênh xây, cửa chia nước

Tổng chi phí tiền công đ/tháng 8.063.000 2.600.000

Diện tích phục vụ Ha 122,2 36

Công quản lý/ha đ/ha/tháng 65.982 72.222

Số vi phạm C.trình 3 năm qua vụ 3 5

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Tính trên diện tích phục vụ, HTKM Trường Long có chi phí quản lý ngày công (tính trung bình 1 tháng có 26 ngày công), HTKM Luông Bai ngày công làm theo nhiệm vụ được giao quản lý thời vụ tiết kiệm được thời gian và giảm chi phí, đảm bảo thu nhập cho CBCNV như HTKM Luông Bai chi đạt 65.928 đông/ha/tháng, còn HTKM Trường Long đạt 72.222đồng/ha/tháng. Số vụ vi phạm công trình cũng lớn gấp 1,6 lần. Do phân công kiêm nhiệm nên nhân viên vận hành điều tiết không hợp lý hiệu quả khi thiếu khi thừa. Những vấn đề nảy sinh trong quá trình quản lý HTKM Trương Long không được xử lý một cách nhanh chóng thường bắt nguồn từ nguyên nhân năng lực vận hành hạn chế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn b) Tác động tới sản xuất nông nghiệp

Công trình thủy lợi nhỏ có ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên để đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng tới kết quả sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu, thí nghiệm lâu dài bởi các đầu vào và yếu tố tác động trong sản xuất là vô cùng phức tạp. Với nội dung nghiên cứu đã lựa chọn, đề tài chỉ đánh giá hiệu quả sử dụng công trình ở mức độ tham gia của cộng đồng địa phương. Một số kết luận về tác động tham gia của cộng đồng như sau:

- Sự tham gia quyết định tính chủ động nguồn nước cho sản xuất, là yếu tố trực tiếp làm tăng năng suất cây trồng vật nuôi do đáp ứng yêu cầu các giai đoạn sinh trưởng, phát triển tự nhiên và yếu tố gián tiếp tạo cơ sở thực hiện các biện pháp kỹ thuật khác.

- Sự tham gia tạo nên phong trào sản xuất nông nghiệp của địa phương. Đây là động lực quan trọng để phát triển sản xuất nông nghiệp trên cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Phát triển sản xuất giúp cải thiện đời sống vật chất của cộng đồng địa phương.

Bảng 3.26: Một số chỉ tiêu đánh giá tác động tham gia của cộng đồng

Chỉ tiêu ĐVT HTKM

Luông Bai

HTKM Trường Long

Hệ số sử dụng ruộng đất lần 2,3 2

Năng suất lúa TB/năm tạ/ha 48,08 45,6

Thu nhập từ nông nghiệp 1.000đ/người/tháng 471 445

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn huyện yên thuỷ, tỉnh hoà bình (Trang 84 - 86)