Nguyên nhân tồn tại hạn chế làm cơ sở đề xuất các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn huyện yên thuỷ, tỉnh hoà bình (Trang 94 - 97)

5. Kết cấ u của luâ ̣n văn

3.5.3. Nguyên nhân tồn tại hạn chế làm cơ sở đề xuất các giải pháp

a) Khách quan:

* Diễn biến thời tiết khí tượng thủy văn có xu hướng ngày càng bất lợi, thiên tai xảy ra ngày càng khắc nghiệt, dẫn đến việc phá huỷ hệ thống kênh mương thuỷ lợi, thay đổi yêu cầu phục vụ tưới tiêu của các công trình thuỷ lợi.

* Sự phát triển kinh tế xã hội đã làm cho các hệ thống công trình kênh mương thủy lợi bị xâm hại, vùng tưới bị xâm chiếm, nhiều hệ thống thuỷ lợi bị thay đổi mục tiêu nhiệm vụ và giảm sự chi phối. Đồng thời, quá trình phát triển kinh tế xã hội cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước trong các hệ thống công trình thuỷ lợi.

* Các công trình thuỷ lợi phục vụ cho nền sản xuất nhỏ, ruộng đất manh mún, các cây trồng đa dạng, phân tán nên khó đáp ứng được yêu cầu tưới tiêu, cấp nước chủ động cho các loại cây trồng.

* Đầu tư ban đầu còn nhiều bất cập, nhiều công trình thuỷ lợi được xây dựng trong điều kiện nền kinh tế còn khó khăn, nguồn vốn hạn hẹp, suất đầu tư thấp, còn dàn trải, nên thường áp dụng các tiêu chuẩn thiết kế. Nhiều hệ thống được đầu tư chưa đồng bộ, chủ yếu tập trung xây dựng phần đầu mối, chưa chú trọng đầu tư

hoàn chỉnh, khép kín hệ thống kênh mương thuykỷ lợi dẫn nước và hệ thống thuỷ lợi nội đồng.

b) Chủ quan:

* Nhận thức: Nhiều địa phương chưa nhận thức đúng và đầy đủ về tầm quan trọng của công tác thuỷ lợi, chủ yếu quan tâm về xây dựng, ít quan tâm về công tác quản lý, đồng thời có xu hướng nặng về bao cấp, coi nhẹ sự tham gia của người dân, dẫn đến tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nhà nước của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi và cả người dân. Yêu cầu sử dụng nước tiết kiệm chưa quan tâm đúng mức trong quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi.

* Cơ chế chính sách:

- Thiếu chính sách tạo động lực khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng nước tiết kiệm, bảo vệ, tu bổ công trình thuỷ lợi, trò của người dân trong quản lý khai thác công trình thuỷ lợi chưa được quan tâm đúng mức.

- Một số cơ chế chính sách về tài chính trong quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi còn mang tính xin cho. Quyền và trách nhiệm của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi đối với đất đai thuộc phạm vi công trình thuỷ lợi do tổ chức đó quản lý chưa được quy định rõ ràng.

- Hướng dẫn quản lý tài chính cho các tổ chức hợp tác dùng nước chưa cụ thể nên việc giải ngân kinh phí của các tổ chức này còn nhiều khó khăn. Điều này đã làm cho nhiều địa phương đặc biệt lúng túng trong hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với kinh phí miễn thuỷ lợi phí cho các tổ chức hợp tác dùng nước, có nơi đã phát thuỷ lợi phí trực tiếp cho nông dân.

* Về tổ chức quản lý

- Mô hình tổ chức quản lý có nhiều biến động, chưa đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương (kể cả quản lý nhà nước và khai thác, vận hành công trình thuỷ lợi). Bộ máy tổ chức còn mỏng, đặc biệt là cán bộ quản lý nhà nước cấp huyện, năng lực chưa đáp ứng để làm tốt các nhiệm vụ theo quy định.

- Một số hệ thống kênh mương thuỷ lợi chưa có tổ chức quản lý, khai thác phù hợp. Phát huy hiệu quả của các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi chưa

hết tiềm năng, trong khi đó vai trò của người hưởng lợi chưa được đề cao.

* Khoa học công nghệ: việc nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý, vận hành công trình kênh mương thuỷ lợi chưa được quan tâm đúng mức. Đầu tư trang thiết bị khoa học công nghệ trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi còn thấp, và hầu như không đáng kể. Nhiều hệ thống đóng mở, vận hành cống còn chủ yếu bằng thủ công.

* Một bộ phận người dân còn chưa hiểu hết chính sách miễn thuỷ lợi phí và thiếu ý thức trong việc sử dụng tiết kiệm nước

Việc tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến chính sách, đối tượng, phạm vi miễn thuỷ lợi phí ở các địa phương nhìn chung còn nhiều hạn chế, nhiều người dân, thậm chí cả cán bộ các cấp nhận thức chưa đúng về miễn thuỷ lợi phí.Sau khi thực hiện chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí, việc tăng cường ý thức sử dụng nước tiết kiệm khó khăn hơn.

Kết luận chương 3

Chương 3 tác giả đã chỉ ra thực trạng quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi trên địa bàn huyện Yên Thuỷ tỉnh hoà Bình. Trên cơ sở lý luận chương 1 và phương pháp nghiên cứu ở Chương 2, tác giả nghiên cứu, phân tích những ưu điểm và nhược điểm của quản lý hệ thống kênh mương thuỷ tại huyện Yên Thuỷ. Cụ thể trong Chương 3 tác giả phân tích đánh giá quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi trên địa bàn huyện Yên Thuỷ. Đồng thời phân tích những nhân tố ảnh trong quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi.

Thực trạng quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi tại Chương 3 là cơ sở cho tác giả phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi trên địa bàn huyện Yên Thuỷ tỉnh Hoà Bình.

Chương 4

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HỆ THỐNG KÊNH MƯƠNG THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THUỶ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn huyện yên thuỷ, tỉnh hoà bình (Trang 94 - 97)