1.4.5.1. Kết quả khảo sát giáo viên
Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của trò chơi lắp ghép xây dựng trong việc củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 -6 tuổi.
Trước khi điều tra biện pháp của giáo viên sử dụng nhằm củng cố biểu tượng hình dang cho trẻ mẫu giáo chúng tôi đã điều tra quan điểm nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của việc củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi.
Bảng 1.1. Ý kiến của giáo viên về mức độ cần thiết của việc củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi
Mức độ cần thiết Số lượng %
Rất cần thiết 19 86
Cần thiết 3 14
Chưa cần thiết 0 0
Không cần thiết 0 0
Kết quả của bảng 1.1 cho thấy các giáo viên dạy ở các lớp mẫu giáo đều xác định được tầm quan trọng, mức độ cần thiết của việc củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ, cụ thể: 86% giáo viên cho rằng việc củng cố biểu tượng cho trẻ 5 – 6 tuổi là rất cần thiết, còn lại 14% giáo viên xác định việc củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi là cần thiết.
Như vậy, 22 giáo viên dạy ở các lớp mẫu giáo trường Mầm non Hùng Vương - thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ đánh giá rất cao mức độ cần thiết của việc củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ.
- Nhận thức của giáo viên về hiệu của trò chơi ở trẻ 5 – 6 tuổi đối với việc củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ:
Bảng 1.2. Quan niệm của giáo viên về hiệu quả của trò chơi đối với việc củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi
STT Trò chơi Số phiếu Tỷ lệ %
1 Trò chơi vận động 2/22 9.1
2 Trò chơi đóng kịch 10/22 45.5
3 Trò chơi ĐVTCĐ 11/22 50
4 Trò chơi âm nhạc 5/22 22.7
5 Trò chơi dân gian 5/22 22.7
6 Trò chơi LGXD 22/22 100
Nhìn vào kết quả bảng 1.2 cho ta thấy, 100% ý kiến cho rằng trò chơi LGXD có hiệu quả đối với việc củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi
Qua trao đổi và quan sát chúng tôi cũng thấy giáo viên đã có ý thức quan tâm đến việc củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ thông qua trò chơi LGXD. Các trò chơi khác phần lớn ít củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi.
- Nhận thức của giáo viên về những khó khăn thường gặp trong khi tổ chức trò chơi LGXD cho trẻ 5 – 6 tuổi. Cụ thể:
+ Cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi còn thiếu và chưa đồng bộ.
+ Cách bố trí góc hoạt động khi chơi còn chật chội, trẻ đi lại khó khăn. + Một số đồ chơi bị hỏng chưa được thay mới hoặc sửa chữa lại.
+ Số lượng trẻ trong lớp quá đông nên khó khăn trong việc tổ chức trò chơi LGXD.
+ Ngoài nhiệm vụ chuyên môn, giáo viên còn phải tham gia nhiều hoạt động phong trào của nhà trường và địa phương. Do đó, không có nhiều thời gian đầu tư vào xây dựng kế hoạch và tổ chức cho trẻ chơi.
Bên cạnh đó chúng tôi còn nhận thấy việc củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trò chơi LGXD cũng có phần còn nhiều hạn chế do các giáo viên chưa thật sự đầu tư tâm huyết, công sức để tổ chức cho trẻ chơi.
* Thực trạng củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi LGXD.
Qua điều tra thực trạng củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi LGXD của giáo viên ở trường Mầm non Hùng Vương - thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ chúng tôi nhận thấy giáo viên thường sử dụng một số biện pháp sau:
Bảng 1.3. Thực trạng về việc sử dụng các biện pháp nhằm củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi LGXD ở trường Mầm non STT Mức độ Biện pháp Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiến khi SP % SP % SP % 1 Lựa chọn chủ đề chơi phù hợp với khả năng của trẻ
2 9 5 22.7 15 68.3
2 Đàm thoại với trẻ về chủ đề chơi, nội dung chơi, cách chơi
22 100 0 0 0 0
3 Sử dụng bài thơ, bài hát, tranh ảnh.... trong khi chơi
22 100 0 0 0 0
4 Gợi ý trẻ nhắc lại những tri thức đã biết, mở rộng hiểu biết của trẻ
18 81.8 4 18.2 0 0
5 Tạo hình huống trong khi chơi 17 77.3 5 22.7 0 0 6 Giải quyết tình huống trong khi
chơi
18 81.8 4 18.2 0 0
7 Dùng lời gợi ý để trẻ liên kết các nhóm chơi
16 72.7 3 13.6 3 13.6
8 Nhận xét,đánh giá kỹ năng nề nếp chơi
20 90.9 2 9.1 0 0
Nhìn vào kết quả khảo sát thực trạng trong bảng 1.3 ta thấy: - Biện pháp lựa chọn chủ đề chơi phù hợp với khả năng của trẻ
Hầu hết giáo viên mầm non hiếm khi tự mình lựa chọn chủ đề chơi phù hợp với khả năng của trẻ, có tới 68.3% trả lời hiếm khi sử dụng. Chỉ có
22.7% trả lời thỉnh thoảng có sử dụng và nếu có tự mình đưa ra một chủ đề chơi phù hợp với trẻ thì thường là vào thời điểm dự giờ hoặc kiểm tra đánh giá. Khi đó giáo viên sẽ lựa chọn một trong số chủ đề có trong kế hoạch để tổ chức cho trẻ hoạt động. Còn lại tất cả các giờ hoạt động khác là giáo viên tuân thủ theo đúng kế hoạch của nhà trường mà ban giám hiệu đã lựa chọn và đề ra từ đầu năm và áo dụng chung cho tất cả các lớp. Đây cũng là một hạn chế trong phát huy tính sáng tạo của trẻ vì có những trường hợp mà nội dung các chủ đề chưa phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.
- Biện pháp đàm thoại với trẻ về chủ đề, nội dung và cách chơi
Giáo viên trả lời có sử dụng biện pháp này trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi LGXD là 100%. Trong thực tế mặc dù giáo viên có sử dụng biện pháp này nhưng hiệu quả của nó chưa cao. Vì qua quan sát các buổi chơi của trẻ chúng tôi thấy cách giáo viên hỏi và cách trẻ trả lời của trẻ không có sự khác biệt, mặc dù ở mỗi buổi chơi là một chủ đề khác nhau. Chẳng hạn: trong chủ đề “Quê hương đất nước” cô hỏi trẻ “Quê hương có những cảnh vật gì”, đến chủ đề “Bác Hồ” cô cũng hỏi “Thủ đô Hà Nội có những cảnh đẹp gì”. Trong tất cả các chủ đề cô đều đặt câu hỏi: “Con xây dựng cái gì” và “Xây dựng như thế nào”. Cách đặt câu hỏi như vậy sẽ gây cho trẻ cảm giác nhàm chán, không thu hút chú ý và không tạo cho trẻ hứng thú để tham gia chơi.
- Biện pháp sử dụng bài thơ, bài hát, tranh ảnh..trong khi chơi
Giáo viên sử dụng biện pháp này để tổ chức cho trẻ đạt 100%. Hầu hết các bài hát, bài thơ và tranh ảnh giáo viên lựa chọn đều phù hợp với nội dung trò chơi và chủ điểm của buổi chơi. Qua các buổi hoạt động góc như vậy, đa số trẻ đều có hứng thú khi được hát, được đọc thơ và nhất là được xem tranh ảnh đẹp. Việc áp dụng biện pháp này của giáo viên đã có hiệu quả nhất định trong việc củng cố kiến thức cho trẻ.
- Biện pháp gợi ý và mở rộng vốn hiểu biết của trẻ
Qua phiếu điều tra có 81.8% phiếu trả lời đã thường xuyên đã sử dụng biện pháp gợi ý để trẻ nhắc lại những tri thức, hiểu biết của trẻ về cuộc sống
xã hội. Có 18.2% ý kiến cho rằng không sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên qua quan sát cách tổ chức cho trẻ chơi chúng tôi thấy hầu như tất cả các buổi chơi, giáo viên đều có cách hỏi để trẻ nhắc lại những tri thức đã biết chứ chưa mở rộng hiểu biết cho các em. Nếu trẻ còn lúng túng chưa nói được thì cô sẽ kể cho trẻ nghe. Cách làm như vậy chưa phát huy được sự chủ động suy nghĩ tìm ra cái mới của trẻ. Đây cũng là một điều hạn chế và chưa thực sự phát huy hết khả năng tìm tòi, khám phá mở rộng hiểu biết của trẻ.
- Biện pháp tạo hình huống trong khi chơi.
Có 77.3% giáo viên cho rằng thường xuyên tạo các tình huống trong khi trẻ chơi, 22.7% ý kiến còn lại thì chỉ thỉnh thoảng mới sử dụng đến biện pháp này. Tuy nhiên qua các buổi hoạt động của trẻ thì hầu như các tình huống cô giáo đưa ra chưa khuyến khích được sự linh hoạt, chưa kích thích tính tìm tòi ham hiểu biết của trẻ. Các tình huống đặt ra chưa kịp thời, mà hầu như giáo viên chỉ vận dụng một cách chung chung cho tất cả các chủ đề.
- Biện pháp giải quyết tình huống nảy sinh trong quá trình trẻ chơi Mỗi buổi chơi của trẻ đều có những tình huống chơi nảy sinh khiến giáo viên phải xử lí cho hợp lí. Kết quả khảo sát đã có 81.8% ý kiến cho rằng thường xuyên chú ý giải quyết các tình huống nảy sinh trong quá trình trẻ chơi, 18.2% còn lại thỉnh thoảng mới chú ý đến xử lí những tình huống này. Những tình huống được giáo viên xử lí trong các buổi chơi nói chung là thành công, các cô đã có cách giải quyết khéo léo dựa trên các mối quan hệ của các vai chơi.
- Biện pháp dùng lời gợi ý để trẻ liên kết các nhóm chơi
Qua phiếu điều tra có 72.7% giáo viên cho rằng họ thường xuyên sử dụng biện pháp gợi ý trẻ liên kết các nhóm chơi, 13.6% thỉnh thoảng có sử dụng và 13.6% hiếm khi sử dụng. Đây là kết quả đúng với thực tế chúng tôi quan sát được, phần đông giáo viên thường gợi ý để các nhóm chơi liên kết lại với nhau như: “tham quan trang trại mới xây dựng”, hay “đi thăm lăng Bác Hồ”....còn lại một số giáo viên thì chưa chú ý đến việc này. Tuy nhiên
đôi khi việc gợi ý của cô giáo cũng rất đơn điệu, hầu hết các buổi chơi cô đều có cách gợi ý chung như vậy.
- Biện pháp nhận xét, đánh giá kỹ năng, nề nếp chơi
Với biện pháp này thì hầu hết trong các buổi chơi giáo viên đều thực hiện, cụ thể có 90,9% giáo viên được hỏi cho rằng thường xuyên sử dụng biện pháp này, còn lại 9.1% sử dụng không thường xuyên. Thông qua quan sát trên thực tế chúng tôi nhận thấy giáo viên luôn có ý thức trong việc nhận xét đánh giá kỹ năng và nề nếp chơi của trẻ, nhưng việc nhận xét đánh giá cũng chỉ chung chung cả nhóm như: “các con xây dựng rất giỏi, đã xây dựng được công viên có nhiều khu vui chơi và có cả vườn thú”, hoặc “Lăng Bác mà các con xây dựng rất giống thật, có nhiều hoa và cây cảnh rất đẹp”. Cách đánh giá như vậy của giáo viên chưa chú ý đến từng cá nhân trẻ, chưa phát huy được mặt tích cực của trẻ làm tốt và cũng không củng cố được cho trẻ nhưng trẻ thực hiện chưa tốt. Đây cũng là một hạn chế trong việc phát huy tính sáng tạo của trẻ.
1.4.5.2. Kết quả củng cố biểu tượng hình dạng của trẻ
* Biểu hiện về việc củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi
Để khảo sát các biện pháp giáo viên sử dụng, chúng tôi quan sát và đánh giá những biểu hiện củng cố biểu tượng hình dạng của trẻ ngay trong trò chơi LGXD. Kết quả như sau:
Bảng 1.4. Thực trạng về mức độ củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi(tính theo %) Số trẻ Mức độ Tốt Khá Trung bình Yếu Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 60 5 8.3 20 33.3 25 41.6 10 16.7
Kết quả bảng 1.4 cho ta thấy: mức độ củng cố biểu tượng hình dạng của trẻ 5 – 6 tuổi không đồng đều, nhận thức của trẻ tập trung chủ yếu ở mức
khá và trung bình, rất ít trẻ ở mức độ tốt và đặc biệt còn nhiều trẻ xếp loại yếu. Cụ thể
Tỉ lệ trẻ đạt trên mức trung bình dưới 50% (trong đó chỉ có 8.3% trẻ đạt loại tốt và 33.3% trẻ đạt loại khá). Trong đó, trẻ ở mức trung bình còn khá cao chiếm 41.6% và 16.7% trẻ đạt loại yếu. Kết quả này cho thấy kiến thức về hình dạng của trẻ còn yếu kém, trẻ chưa nắm rõ đặc điểm của các hình hình học cũng như chưa sử dụng chúng một cách linh hoạt. Do trẻ chưa nhận thức đúng đắn về mục đích củng cố biểu tượng hình dạng nên kết quả chưa cao.
Tính theo từng tiêu chí thì kết quả thực trạng củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi LGXD được thể hiện như sau:
Bảng 1.5. Thực trạng củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi (tính theo tiêu chí)
Tiêu chí Mức độ _ X Tốt Khá Trung bình Yếu 1 10 16,7 26 43,3 17 28,3 16 26,7 1,97 2 15 25 11 18,3 21 35 13 21,7 2,03 3 23 38,3 10 16,7 13 21,6 14 23,3 2,15 4 8 13,3 14 23,3 22 36,6 16 26,7 1,87 Kết quả bảng 1.5 cho ta thấy, khi đánh giá các tiêu chí thì điểm trung bình các tiêu chí chưa cao (chỉ đạt ở mức trung bình và yếu). Sử dụng các hình hình học một cách đa dạng và linh hoạt chỉ đạt ở mức độ thấp ( X= 1,97), và trẻ biết lựa chọn phối hợp các hình hình học, kết quả của công trình xây dựng ở mức độ thấp (X=1,87). Điều đó cho thấy nhận thức về hình dạng của trẻ không đồng đều mặc dù trẻ đã được tỏ ra hứng thú khi tham ra vào các hoạt động. Về sử dụng đa dạng các hình hình học chỉ đạt có 1,97 điểm, nắm được các đặc điểm của hình hình học đạt 2,03 điểm, phân tích và mô tả hình chỉ đạt 2,15 điểm và phối hợp các hình đạt 1,87 điểm. Sự phát triển nhận thức không đồng đều kết quả thấp.
1.4.5.3. Đánh giá nguyên nhân của thực trạng
Qua việc điều tra thực trạng việc củng cố biểu tượng cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi LGXD chúng tôi thấy một số mặt tích cực và hạn chế sau:
- Ưu điểm:
Giáo viên đã cố gắng lựa chọn và sử dụng các biện pháp củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ nhằm thực hiện mục đích giáo dục của mình. Giáo viên cũng đã nhận thấy tầm quan trọng cũng như tính cần thiết của việc củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ thông qua trò chơi LGXD. Biện pháp mà các giáo viên thực hiện cũng góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ, chuẩn bị cho trẻ vào bậc học sau.
- Hạn chế - nguyên nhân:
Mặc dù đã quan tâm đến việc củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ trong trò chơi LGXD, nhưng trong quá trình thực hiện giáo viên chưa phát huy hết các tác dụng của biện pháp đó đối với việc củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi. Qua quan sát tìm hiểu, chúng tôi đánh giá hạn chế này có thể là do một só nguyên nhân sau:
Thứ nhất, giáo viên mầm non chưa tạo điều kiện cho trẻ mở rộng hiểu biết của mình, Khi quan sát cách đàm thoại, trò chuyện của cô giáo với trẻ chúng tôi thấy cô giáo chưa gợi ý để trẻ tìm tòi đưa ra ý kiến của mình.
Thứ hai, giáo viên thường sử dụng lập đi lập lại một vài biện pháp như trò chuyện, sử dụng thơ, bài hát, hệ thống câu hỏi chưa gây được hứng thú cho trẻ.... không kích thích được tính tò mò ham hiểu biết, thích khám phá của trẻ.
Thứ ba, giáo viên chưa cho trẻ có điều kiện bộc lộ hết khả năng và hiểu biết của mình, chưa tạo điều kiện cho trẻ giao lưu và tự chọn nhóm chơi cũng như giới thiệu sản phẩm của nhóm.
Thứ tư, các hoạt động lắp ghép xây dựng của giáo viên tổ chức cho học sinh chủ yếu được tổ chức theo kinh nghiệm nên thiếu đa dạng, chưa thật sự phong phú, chưa có tác dụng kích thích trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.
Thứ năm, các hoạt động vui chơi của trẻ còn chưa sáng tạo, giáo viên