Những nguyên tắc xây dựng biện pháp nhằm củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi lắp ghép xây dựng

Một phần của tài liệu Củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi lắp ghép xây dựng (Trang 43 - 46)

Biện pháp củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi phải xuất phát từ lí luận và thực tiễn, phù hợp với những yêu cầu, nội dung, mục tiêu cụ thể của nhiệm vụ củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ, đặc điểm tâm lí lứa tuổi và phải đảm bảo những nguyên tắc giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non. Vì vậy khi lắp ghép, xây dựng các biện pháp phải dựa trên những nguyên tắc sau:

2.1.2.1. Cần hướng tới mục đích củng cố biểu tượng hình dạng nói riêng và củng cố biểu tượng toán sơ đẳng nói chung

Củng cố biểu tượng có vai trò quan trọng đối với sự hình thành các biểu tượng toán sau này của trẻ, đó là nền tảng để giúp trẻ hình thành và phát triển những năng lực phẩm chất của trẻ như tính năng động, sáng tạo, chủ động.

Để củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ trước hết cần giúp trẻ nắm chắc các đặc điểm của các hình hình học, gắn chúng với cuộc sống để trẻ dễ nhớ hơn trẻ sẽ chủ động hơn trong các hoạt động. Trên cơ sở đó trẻ dần dần tiếp cận với cuộc sống của người lớn, ý thức được trách nhiệm của bản thân mình trong môi trường xung quanh, với cộng đồng dần dần hình thành nền tảng vững chắc cho các biểu tượng hình dạng của trẻ.

2.1.2.2. Phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ trong trò chơi lắp ghép xây dựng

Biện pháp củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ trong trò chơi LGXD trên cơ sở tính đến bản chất của trò chơi lắp ghép xây dựng và đặc điểm trò chơi LGXD của trẻ mẫu giáo. Hình thành và củng cố là hai yếu tố hỗ trợ, giúp đỡ nhau, bổ sung cho nhau. Vì vậy một trong những điều kiện để củng cố là phải hình thành cho trẻ các biểu tượng hình dạng, giúp trẻ nắm được những đặc điểm và tính chất ban đầu .

2.1.2.3. Các biện pháp phải phù hợp với đặc điểm phát triểm tâm sinh lí của trẻ 5 – 6 tuổi

Trong cơ thể trẻ 5 – 6 tuổi có những biến đổi đáng kể, cũng như sự biến đổi trong các hoạt động của trẻ và trong quan hệ của trẻ với những người xung quanh, “cái tôi” của trẻ hình thành và phát triển mạnh mẽ. Trẻ tích cực trong mọi hoạt động để tìm hiểu thế giới xung quanh, có khả năng vận dụng những hiểu biết của mình và thể hiện sự hiểu biết đó trong các trò chơi ở các góc hoạt động.

Sự xuất hiện ở trẻ hệ thống các động cơ và việc trẻ có khả năng lựa chọn hoạt động theo thứ bậc các động cơ ý nghĩa của mình đã có tác dụng thúc đẩy sự cố gắng, nỗ lực của bản thân đứa trẻ. Như vậy, quá trình hoạt động của trẻ đã có sự tham gia rõ nét hơn của ý thức.

2.1.2.4. Tạo điều kiện tối ưu về vật chất và tinh thần, tạo mọi cơ hội để trẻ hoạt động tự lập

Trong trường mầm non, trẻ được hoạt động giao tiếp cùng cô giáo, bạn bè, thế giới đồ vật…..ở đó trẻ được cô giáo tổ chức hướng dẫn trẻ trong mọi hoạt động. Vì vậy, cô giáo mầm non cần tạo một bầu không khí thân thương, đầm ấm, tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần để củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ. Trong khi chơi, giáo viên không làm thay, làm giúp trẻ cần tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để trẻ bộc lộ tối đa năng lực của bản thân. Khi trẻ gặp khó khăn trong hoạt động, phải hướng dẫn, gợi ý để trẻ tự tìm con đường giải quyết.

2.1.2.5. Đảm bảo lí luận tổ chức trò chơi đối với trẻ Mầm non

Tổ chức trò chơi đối với trẻ mầm non phải phù hợp với độ tuổi và nhu cầu chơi của trẻ. Đồng thời phải tuân thủ các bước khi tổ chức trò chơi cho trẻ. Với mỗi trò chơi giáo viên cần thay đổi hình thức để tăng hứng thú của trẻ và cuốn hút trẻ vào trò chơi. Tuy nhiên phải đảm bảo an toàn cho trẻ. Cô giáo không cần đóng vai chơi cùng trẻ. Cô bao quát các trẻ khi chơi, nắm được ý đồ trẻ khi chơi, tác động phù hợp và đúng lúc để duy trì hứng thú cho trẻ, cô cũng là người tháo gỡ những khúc mắc giữa các trẻ khi cần thiết. Người giáo viên cần sử dụng linh hoạt các chức năng để giúp trẻ hoàn thành trò chơi. Giúp trẻ phối hợp hành động vai chơi với nhóm chơi, duy trì nhóm chơi bề vững, giúp trẻ thực hiện tuần tự và phong phú hơn, thể hiện nhiều hơn những chuẩn mực đạo đức, trau dồi về mặt tình cảm. Cô ổn định trẻ bằng cách tổ chức trò chơi chuyển tiếp, điều này phụ thuộc vào sự linh hoạt và sáng tạo của giáo viên.

2.1.2.6. Đảm bảo tính khả thi trong điều kiện dạy học hiện nay

Trong quá trình giáo dục trẻ có rất nhiều các biện pháp khác nhau. Mỗi một nội dung giáo dục khác nhau và với mỗi một đối tượng khác nhau giáo viên lại có những biện pháp giáo dục riêng. Đổi mới giáo dục mầm non với rất nhiều nội dung khác nhau giáo viên rất chú trọng đến hoạt động cá nhân và nhóm nhỏ, đặc biệt trong quá trình tổ chức củng cố biểu tượng hình dạng

Một phần của tài liệu Củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi lắp ghép xây dựng (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)