- Nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm có số trẻ tương đương nhau
3.7.5. Đánh giá định tính kết quả thử nghiệm
Khi tiến hành thử nghiệm các biện pháp chúng tôi đưa ra ở chương 2, kết quả chúng tôi thu được ngoài sự mong đợi. Đối với trẻ ở nhóm thử nghiệm, theo như chúng tôi quan sát cũng như các giáo viên chủ nhiệm phản ánh lại. Trước đó trẻ không mấy hứng thú khi chơi LGXD và vốn kiến thức của trẻ về hình dạng còn rất mơ hồ và khá sơ sài. Sau khi chúng tôi tiến hành các biện pháp đã đề ra ở chương 2, học sinh rất tích cực hoạt động, hứng thú khi tham gia trò chơi, và vốn kiến thức về hình dạng của trẻ được vững chắc hơn rất nhiều, trẻ đã nắm được các đặc điểm, đặc trưng cơ bản của hình, trẻ đã mô tả được hình hình học…. Trẻ trong lớp TN hứng thú và mong đợi đến giờ để được chơi hoạt động góc, và thường thì các cháu gái ít tham ra góc xây dựng, nhưng khi chúng tôi tiến hành thử nghiệm thì hiệu quả lại rất cao, các bé gái hăng hái, say mê khi tham gia. Đến lớp đứa trẻ nào cũng mang cho đi những đồ dùng xung quanh mình mà chúng đã sưu tầm được để chuẩn bị cho trò chơi lắp ghép xây dựng. Chúng hỏi nhau về các hình hình học mà
chúng sưu tầm được, rồi giới thiệu lại các đặc điểm, đặc trưng của hình cho các bạn. Trẻ cùng nhau tranh luận xem bạn đã nói chính xác các đặc trưng của hình chưa, nếu chưa đúng thì bạn khác bổ xung thêm cho hoàn chỉnh hơn.
Về phía giáo viên chủ nhiệm lớp, các cô đánh giá rất cao các biện pháp mà chúng tôi đã đề ra, các cô cũng công nhận rằng trẻ hứng thu khi tham gia trò chơi, và vốn kiến thức về hình dạng của trẻ cũng được củng cố và vững trắc hơn rất nhiều. Các cô cũng nhận thấy sự thay đổi rõ rệt của học sinh trước và sau khi chúng tôi tiến hành thử nghiệm các biện pháp đề ra ở chương 2. Các cô cũng đã thấy những thay đổi của học sinh và đã đề xuất với nhà trường thay đổi hình thức củng cố kiến thức cho trẻ cũng như hình thức tổ chức trò chơi cho trẻ để tăng hứng thú cho trẻ nhằm đạt được kết quả cao trong các hoạt động. Và mở rộng hơn nữa nội dung củng cố kiến thức ở các nội dung khác, không chỉ trong toán và còn trong các môn học khác.
Tiểu kết chương 3
Thử nghiệm tổ chức nhằm kiểm định hiệu quả của một số biện pháp củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi lắp ghép xây dựng qua đó chứng minh cho giả thuyết khoa học đã đề ra trong đề tài.
Từ kết quả thử nghiệm cho phép tôi rút ra kết luận:
- Sau khi thử nghiệm mức độ củng cố biểu tượng hình dạng của trẻ ở hai nhóm TN cao hơn so với trước thử nghiệm và cao hơn so với nhóm ĐC. Mức độ củng cố biểu tượng hình dạng của nhóm thử nghiệm đồng đều hơn so với nhóm ĐC. Các kết quả kiểm định độ tin cậy về hiệu quả thử nghiệm của biện pháp toán thống kê đã chứng minh điều này.
- Các biện pháp mà chúng tôi đề xuất là hoàn toàn phù hợp với nội dung củng cố biểu tượng hình dạng của trẻ 5 – 6 tuổi cả về cách tổ chức các hoạt động, tạo cơ hội để trẻ được rèn luyện củng cố kiến thức về hình dạng.
- Kết quả thử nghiệm khẳng định tính khả thi và hiệu quả của biện pháp củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi lắp ghép xây dựng đã được xây dựng trong đề tài.