Biện pháp 1: Tạo môi trường chơi kích thích khả năng ghi nhớ của trẻ

Một phần của tài liệu Củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi lắp ghép xây dựng (Trang 46 - 50)

của trẻ

2.2.1.1 Mục đích ý nghĩa

Môi trường chơi kích thích khả năng ghi nhớ là cơ sở giúp trẻ tìm tòi, khám phá và phát hiện những điều mới lại, hấp dẫn trong cuộc sống, đồng thời thông qua hoạt động trong môi trường giúp trẻ sẽ được củng cố vốn kiến thức kĩ năng của mình. Trong môi trường này sẽ giúp trẻ hoạt động có hiệu quả phát triển khả năng làm việc theo nhóm và cũng được bộc lộ khả năng của mình. Tạo môi trường chơi kích thích khả năng ghi nhớ của trẻ sẽ gây hứng thú cho trẻ thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động vui chơi của cô, từ đó xây dựng và củng cố mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa cô và trẻ, giữa các trẻ với nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho việc củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ.

Một trong những điều kiện giúp trẻ ghi nhớ tốt đó là phải tạo không gian thoáng mát, rộng rãi, bầu không khí thoải mái, chia sẻ thân thiện và cởi mở và được người lớn tôn trọng những suy nghĩ lựa chọn của mình.

2.2.1.2. Yêu cầu

Những yêu cầu chú ý khi tạo môi trường chơi kích thích khả năng ghi nhớ của trẻ bao gồm:

- Môi trường đảm bảo an toàn vệ sinh, không gây nguy hiểm cho trẻ. - Môi trường thường xuyên thay đổi, làm mới để tăng sức hấp dẫn, tạo nên hứng thú hoạt động của trẻ: kích thích sự tò mò, lòng ham hiểu biết của

trẻ, đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ, trẻ được hoạt động tự do, thoải mái, độc lập và sáng tạo

- Môi trường chơi phải tạo cho trẻ ý muốn được chơi tiếp, kích thích trí tưởng tượng và phát triển ý đồ chơi của trẻ.

2.2.1.3.Nội dung

Khi nhân thức một sự vật hiện tượng của thế giới xung quanh, trẻ không phân biệt rạch ròi từng chi tiết đơn lẻ của sự vật, hiện tượng mà có cái nhìn bao quát toàn bộ sự vật, hiện tượng đó trong một chỉnh thể trọn vẹn. Vì vậy, việc tạo môi trường chơi kích thích khả năng ghi nhớ của trẻ phải đảm bảo sự phù hợp trong một chỉnh thể thống nhất là vô cùng cần thiết khi tổ chức củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ thông qua trò chơi LGXD.

Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi rất thích những đồ dùng đồ chơi chơi. Vì vậy, việc tạo môi trường chơi cho trẻ với sự sắp xếp hợp lí các phương tiện chơi như: tranh ảnh, mô hình, búp bê, vật liệu xây dựng có kích cỡ khác nhau và màu sắc hấp dẫn….., thành một tổng thể trọn vẹn, hài hòa sẽ lôi cuốn, hấp dẫn trẻ đến với trò chơi một cách tự nhiên, hiệu quả. Môi trường chơi đầy đủ đa dạng các đồ dùng đồ chơi sẽ giúp trẻ chủ động hơn trong quá trình chơi. Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi còn rất non nớt, kinh nghiệm của trẻ còn ít. Vì vậy, môi trường chơi được bố trí an toàn sẽ tạo cho trẻ cảm giác thoải mái tự tin trong quá trình tham gia trò chơi. Đồng thời, môi trường chơi được sắp xếp thuận lợi sẽ giúp trẻ giải quyết các nhiệm vụ một cách nhanh chóng hơn, dễ dàng hơn.

Môi trường chơi của trẻ bao gồm cả môi trường vật chất và môi trường xã hội:

Môi trường vật chất

Bao gồm: địa điểm cho trẻ chơi, đồ dùng, đồ chơi của trẻ.

Về đồ dùng, đồ chơi: việc chuẩn bị đồ dùng đồ chơi sử dụng trong trò chơi của trẻ mẫu giáo nói chung đã là quan trọng, việc chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi trong trò chơi LGXD nhằm củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ cũng quan trọng và cần thiết không kém. Như chúng ta đã biết bước vào lứa tuổi

mẫu giáo tư duy trực quan của trẻ phát triển mạnh và chiếm ưu thế. Do đó khi trẻ củng cố biểu tượng hình dạng thì khi nhìn các vật cụ thể sẽ giúp trẻ khắc sâu và nhớ lâu hơn.

Đồ chơi của trẻ cần đảm bảo các yêu cầu về tính giáo dục, thẩm mĩ, hợp vệ sinh, kích thước hợp lí và đủ số lượng cho trẻ chơi.

Về địa điểm: việc bố trí địa điểm cho trẻ chơi phải hợp lí, phù hợp với nội dung chơi của trẻ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ trong quá trình di chuyển, xây dựng và sáng tạo. Để làm được như vậy, giáo viên cần bố trí khu vực vui chơi của trẻ cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Chỗ chơi phải đảm bảo đủ ánh sáng, sạch sẽ, thoáng mát, rộng rãi. Lối ra vào thuận tiện.

- Cách sắp xếp đồ dùng, đồ chơi phục vụ trò chơi của trẻ phải hợp lí, dễ thu dọn.

- Phân bố các khu vực để đồ dùng, đồ chơi một cách khoa học, dễ nhận biết và đảm bảo tính thẩm mĩ

Môi trường xã hội:

Môi trường xã hội trong phạm vi đề tài, được xác định là mối quan hệ giữa cô và trẻ, giữa các trẻ với nhau trò chơi LGXD để củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ.

Khi tổ chức trò chơi LGXD giáo viên cần chủ động, tích cực, độc lập

Ví dụ 2.1: Trong giờ hoạt động góc cô tổ chức cho trẻ xây dựng công viên Thủ Lệ thì giáo viên cần phát huy tốt vai trò của mình một cách tích cực để giúp trẻ nắm được muốn xây dựng được công viên Thủ Lệ thì cần xây nhưng gì và dùng gì để xây. Nhưng trong khi cô cho trẻ chơi tự do tại các góc thì giáo viên cần phát huy vai trò là người hợp tác, gợi ý và hướng dẫn khi cần thiết, không nên can thiệp quá sâu vào tất cả các hoạt động của trẻ để trẻ chủ động và phát huy tính tích cực nhân thức và khả năng sáng tạo của mình.

Chẳng hạn: Khi cô cho trẻ chơi xây dựng công viên, cô có thể để trẻ kể tên các công viên mà trẻ đã được đi, trẻ đã biết, và bổ xung thêm những công

viên mà trẻ chưa kể tên. Sau đó bằng một cách nào đó, khơi gợi hứng thú của trẻ để xây dựng ra một công viên đẹp và sáng tạo theo ý tưởng của trẻ.

Ngoài vai trò là người hợp tác, hướng dẫn và gợi ý cho trẻ giáo viên cần giữ mối quan hệ tốt giữa cô và trẻ. Cần tôn trọng trẻ, cởi mở đáp ứng nhu cầu giao tiếp của trẻ với cô và giữa các trẻ với nhau. Cô động viên, khuyến khích trẻ giúp trẻ chủ động và tự tin hơn. Tuy nhiên giáo viên tránh tập trung quan tâm đặc biệt đến một cá nhân trẻ nào để tránh trẻ “ghen tị” với bạn.

2.2.1.4. Cách thực hiện

Việc tạo môi trường chơi kích thích khả năng ghi nhớ của trẻ được tiến hành như sau:

- Lựa chọn không gian, địa điểm phù hợp để tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ: không gian phải sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, đủ rộng, đủ ánh sáng để trẻ có thể thực hiện hoạt động trong khi chơi thật thoải mái, không gian phải đảm bảo thuận lợi trong việc bao quát trẻ trong suốt quá trình chơi.

- Lựa chọn các phương tiện, đồ dùng đồ chơi đa dạng nhưng có cấu trúc đơn giản, dễ sử dụng và có kích cỡ phù hợp với trẻ, đảm bảo tính thẩm mĩ (màu sắc hài hòa, cân đối….), phù hợp với chủ đề, nội dung chơi và nội dung củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ trong quá trình chơi.

- Góc chơi lắp ghép, xây dựng phải được trang trí làm nổi bật chủ đề chơi và nội dung củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ nhằm kích thích sự chú ý của trẻ, hướng trẻ tới ý tưởng chơi, nội dung chơi và hành động chơi phù hợp.

+ Các mảng tường của góc chơi lắp ghép, xây dựng cần được trang trí bằng các loại tranh ảnh, có màu sắc hài hòa, có nội dung minh họa phù hợp với chủ đề của từng góc chơi làm nổi bật chủ đề chơi và nội dung chơi cụ thể. Các loại tranh ảnh này phải treo vừa tầm nhìn để trẻ dễ quan sát.

+ Đồ dùng, đồ chơi cho trẻ phải được bố trí đầy đủ ở các góc chơi, phù hợp với nội dung của từng góc chơi LGXD. Các đồ dùng, đồ chơi được sắp xếp trên bàn hoặc các giá đồ chơi phải vừa tầm với của trẻ để trẻ dễ dàng lấy

chúng khi cần thiết.Việc sắp xếp đồ dùng, đồ chơi phải mang tính gợi mở nhằm kích thích sự chú ý của trẻ tới nội dung chơi, kích thích khả năng ghi nhớ, tìm tòi sáng tạo của trẻ. Ngoài ra cần có một số đồ dùng, đồ chơi để bổ sung dần cho các góc chơi LGXD trong quá trình trẻ đang chơi để tạo sự mới mẻ cho trò chơi, kích thích sự hứng thú và tích cực của trẻ trong quá trình chơi để giải quyết hiệu quả nhiệm vụ chơi.

Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này, cần đảm bảo một số điều kiện sau:

- Giáo viên phải có khiếu thẩm mĩ nhất định, có năng lực tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ đảm bảo tính khoa học và thẩm mỹ.

- Cơ sở vật chất, điều kiện thực tế của trường, lớp phải đảm bảo cho việc tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ: lớp đủ rộng, đồ dùng đồ chơi đầy đủ, số trẻ trong lớp không quá đông.

Như vậy để củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi LGXD cần phải tạo môi trường chơi kích thích khả năng ghi nhớ của trẻ thật tốt.

Một phần của tài liệu Củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi lắp ghép xây dựng (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)