PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi lắp ghép xây dựng (Trang 88 - 89)

- Nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm có số trẻ tương đương nhau

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Quá trình củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ là vô cùng quan trọng

trong việc phát triển nhận thức và giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách, quá trình này cần được tiến hành ngay ở lứa tuổi mầm non đề giúp trẻ có những kỹ năng thái độ đúng đắn, có vốn kiến thức về hình dạng vững vàng. Việc củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ mầm non được tiến hành trên cơ sở lồng ghép, tích hợp vào các hoạt động học tập, vui chơi của trẻ ở trường mầm non. Trong việc tổ chức các hoạt động ở trường mầm non thì việc tổ chức trò chơi lắp ghép xây dựng là phương tiện hữu hiệu nhất để củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ.

Qua khảo sát giáo viên và trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non hiện nay cho thấy: Việc củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ tại một số trường mầm non còn nhiều hạn chế, khó khăn. Điều này do nhiều nguyên nhân gây nên, trong các nguyên nhân về phía nhà trường thì nguyên nhân cơ bản là do giáo viên chưa chú ý đúng mức đến vấn đề củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ thông qua tổ chức các trò chơi, đặc biệt là chưa khai thác hết giá trị của trò chơi lắp ghép xây dựng theo lí luận dạy học.

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng quá trình củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi lắp ghép xây dựng ở trường mầm non Hùng Vương - thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ chúng tôi xây dựng và đề xuất 6 biện pháp như sau:

- Biện pháp 1: Tạo môi trường chơi kích thích khả năng ghi nhớ của trẻ - Biện pháp 2: Tổ chức trò chơi LGXD dưới nhiều hình thức hấp dẫn - Biện pháp 3: Trò chuyện, sử dụng một số câu hỏi kích thích khả năng ghi nhớ, sáng tạo của trẻ khi tổ chức trò chơi.

- Biện pháp 4: Tạo cho trẻ quyền tự quyết định nội dung mà trẻ thích. -Biện pháp 5: Chia nhóm chơi và kích thích trẻ giới thiệu tác phầm của nhóm sau lắp ghép.

- Biện pháp 6: Sau mỗi sản phẩm, giáo viên giúp trẻ liên tưởng thực tế xung quanh bản thân mình rèn khả năng ghi nhớ các hình dạng

Bằng con đường thử nghiệm đã chứng minh rằng: Hiệu quả của việc tiến hành củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi lắp ghép xây dựng đã được nâng lên, trong đó hiệu quả của việc củng cố biểu tượng hình dạng của nhóm thử nghiệm cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng. Các biện pháp trên chỉ có thể phát huy hiệu quả khi được đảm bảo các điều kiện của nhà trường, gia đình.

2. Kiến nghị

Để việc củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi lắp ghép xây dựng ở trường mầm non đạt hiệu quả, chúng tôi có một số kiến nghị như sau:

Một phần của tài liệu Củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi lắp ghép xây dựng (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)