Biện pháp 5: Chia nhóm chơi và kích thích trẻ giới thiệu tác phẩm của nhóm sau khi lắp ghép

Một phần của tài liệu Củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi lắp ghép xây dựng (Trang 62 - 65)

- Với cách sử dụng tình huống có vấn đề giáo viên dẫn dắt trẻ vào các tình huống, hướng sự chú ý của trẻ vào vấn đề vừa xuất hiện, giúp trẻ ý thức được

2.2.5. Biện pháp 5: Chia nhóm chơi và kích thích trẻ giới thiệu tác phẩm của nhóm sau khi lắp ghép

của nhóm sau khi lắp ghép

2.2.5.1. Mục đích ý nghĩa

Chủ đề chơi xuất phát từ lĩnh vực đời sống gần gũi với trẻ, phạm vi hiện thực mà trẻ tiếp xúc càng rộng thì chủ đề chơi càng phong phú, khi chơi trong nhiều chủ đề khác nhau sẽ thâm nhập được vào cuộc sống trong lĩnh vực đó, do vậy trẻ sẽ có những kinh nghiệm sống phong phú.

Trong khi chơi chia nhóm chơi, tạo mối quan hệ giữa các nhóm chơi. Việc mở rộng mối quan hệ giữa các nhóm chơi giúp trẻ phản ánh được đầy đủ các mặt của cuộc sống hiện thực. Trẻ biết được mối quan hệ giữa con người với con người, con người với thế giới xung quanh trong từng lĩnh vực và trong các lĩnh vực với nhau rất đa dạng và phong phú. Trẻ đã biết sáng tạo từ các mối quan hệ đó.

Khi chia nhóm chơi cho trẻ giúp cho trẻ biết đặt mục đích cho các buổi chơi, lên kế hoạch phân công và tự tổ chức triển khai hoạt động cũng như

đánh giá kết quả của mình có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ.

Trẻ biết cùng nhau lên kế hoạch cho các buổi chơi giúp trẻ hiểu được luật chơi, cách chơi và giúp trẻ chơi đúng quy luật. Qua đó sẽ hình thành nên những định hướng ban đầu của trẻ về vai chơi, giúp trẻ không lúng túng, không bị mất bình tĩnh khi gặp khó khăn trong quá trình chơi, kích thích khả năng ghi nhớ và hợp tác nhóm giữa các thành viên.

Mỗi buổi chơi LGXD, cô cần thay đổi các thành viên trong nhóm để tăng hứng thú trong quá trình chơi của trẻ. Bằng những thủ thuật nào đó giáo viên cho trẻ hứng thú là được làm quen dần với với các hình hình học để tăng hứng thú LGXD tạo nên các công trình độc đáo mới lạ.

2.2.5.2. Yêu cầu

Đối với phương pháp này khi chia nhóm giữa các trẻ trong lớp, giáo viên không nên chia những trẻ học tốt vào một nhóm và những trẻ học yếu hơn vào một nhóm. Giáo viên cần chia cân đối giữa các nhóm, mỗi trẻ một nhiệm vụ để cùng thực hiện yêu cầu của cô.

Giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ được chơi tự do thoải mái, được chơi nhiều lần và động viên các trẻ còn nhút nhát tham gia chơi để các cháu tự tin linh hoạt hơn. Bên cạnh đó giáo viên cần nắm chắc luật chơi, nội dung, quy tắc của trò chơi cũng như khả năng của từng trẻ trong lớp để năng cao dần yêu cầu trong mỗi buổi chơi.

2.2.5.3. Nội dung

Đối với phương pháp này giáo viên cho trẻ lựa chọn các bạn chơi trong nhóm, cùng xây dựng ý tưởng và thể hiện ý tưởng của nhóm và kết quả là sản phẩm lắp ghép của nhóm trẻ.

Những trẻ có cùng ý tưởng với nhau thì khả năng hợp tác và làm việc nhóm sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

2.2.5.3. Cách tiến hành

Quan sát theo dõi trẻ và cô cho trẻ tự chia nhóm chơi với nhau. Cô có nhiệm vụ là theo dõi và quan sát quá trình chơi của trẻ, cũng như thái độ và

hứng thú của trẻ với trò chơi LGXD. Qua đây cô giáo cũng có thể gợi ý hỏi trẻ về các đồ vật, đồ dùng đồ chơi, hình dạng mà trẻ sử dụng trong công trình của mình.

Khi cuối buổi chơi cô cho các nhóm lần lượt đi tham quan sản phẩm của các nhóm và một bạn trong nhóm lên giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình. Có thể đặt câu hỏi với nhóm trẻ để trẻ giải thích cũng như lí giải về các hình hình học đã sử dụng trong sản phẩm của nhóm.

Ví dụ 2.9: Với chủ đề “Trường mầm non”, nhóm trẻ A đã xây dựng khu vui chơi trong trường mầm non, cô giáo sẽ mời một bạn của nhóm lên giới thiệu về khu vui chơi của nhóm mình. Trong khu vui chơi của nhóm trẻ có những gì?, và đã sử dụng những hình gì để tạo nên ngôi nhà, hay xích đu, hay tàu hỏa…? Cô đặt ra các câu hỏi theo mức độ tăng dần độ khó. Trước tiên là giới thiệu về toàn bộ khung cảnh của khu vui chơi và sau đó là cách tạo ra các công trình riêng. Để giúp trẻ ghi nhớ hơn biểu tượng hình dạng mà trẻ đã được học.

Cô có thể đưa ra các gợi ý thêm cho sản phẩm của trẻ. Khuyến khích trẻ nghĩ ra các LGXD mới lạ thêm cho sự góp ý của cô để tăng sự mới lạ và độc đáo. Cô đưa ra các giải thưởng cho công trình có lời giới thiệu thuyết trình đúng, hay hấp dẫn và độc đáo sáng tạo.

Chẳng hạn: Kết thúc buổi chơi, cô đã gợi ý trẻ kể về công trình của mình: “Tôi thấy khu vui chơi của bác vừa xây dựng rất mát mẻ và rất đẹp, các bác có thể cho đoàn khách tham quan của chúng tôi biết bác đã xây dựng như thế nào và sử dụng các hình hình học gì để xây không ạ? Hoặc “Bác ơi, ngôi nhà này đẹp quá bác đã xây dựng nó như thế nào vậy, và ngôi nhà này có những hình gì vậy bác.

Cô giáo cần tổ chức cho trẻ tích cực luyện tập thường xuyên trong các buổi chơi, tạo điều kiện cơ sở vật chất giúp trẻ mạnh dạn tự tin nói trước các bạn.

Khi kết thúc trò chơi, giáo viên mời từng nhóm trẻ lên giới thiệu tác phẩm của nhóm mình và các nhóm bạn có thể đặt ra các câu hỏi để nhóm đang giới thiệu có thể trả lời.

Chẳng hạn như với chủ đề “Nghề nghiệp – Xây dựng trang trại chăn nuôi”. Nhóm của bạn Thành sau khi xây dựng xong, bạn Thành đại diện cho nhóm mình đứng lên giới thiệu về các sản phẩm, cũng như công trình của nhóm mình đã làm ra. “Đến với trang trại chăn nuôi của nhóm chúng tớ, chúng tớ đã đã xây dựng rất nhiều khu vực chăn nuôi như: khu nuôi gà, lợn, bò, khu nuôi cá, hay kho lương thực... và đặc biệt để làm nên kho lương thực, vì kho lương thực thường chứa nhiều thức ăn cho gia súc nên chúng tớ chọn khối chữ nhật làm nhà, chúng tớ lựa chọn hai hình tam giác tương ứng làm mái, và sử dụng các khối trụ làm hàng rào bảo vệ để cáo và chó sói không thể ăn vụng được...

Một phần của tài liệu Củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi lắp ghép xây dựng (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)