1. Kiến thức
- Trẻ xác định được mục đích LGXD theo đúng chủ đề. - Trẻ thực hiện nội dung, LGXD theo ý tưởng.
- Biết tô điểm cho công trình LGXD của mình. 2. Kỹ năng
- Có kỹ năng LGXD
- Biết lựa chọn và phối hợp sử dụng các hình hình học. 3. Thái độ
- Tập trung chú ý cao độ, khẩn trương thực hiện các công trình. - Trẻ cẩn thận tỉ mỉ khi LGXD.
-Yêu quý, tự hào có ý thức bảo vệ môi trường, cảnh đẹp quê hương mình.
II. Nội dung
- Trẻ đưa ra những đồ chơi mà trẻ sưu tầm, nói về hình dạng, chất liệu, đặc điểm và ý tưởng sử dụng của mình khi chơi LGXD.
- Thực hiện trò chơi LGXD với các nguyên vật liệu và phế liệu, đa dạng phong phú hơn.
- Hát và vận động bài hát: Lớp chúng mình, Cất đồ chơi.
III. Các biện pháp chính:
- Cung cấp đồ chơi phong phú, đa dạng cho trẻ chơi. - Tạo môi trường hấp dẫn và sáng tạo.
- Hướng dẫn trẻ sưu tầm đồ chơi. - Kết hợp với hoạt động tạo hình. - Tạo tình huống
- Trò chuyện
- Trẻ sưu tầm và làm quen trước với các hình hình học xung quanh trẻ mà trẻ kiếm được.
- Cô chuẩn bị đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu thiên nhiên cô cho trẻ làm quen, tạo dáng trước trong hoạt động tạo hình.
- Trang trí góc xây dựng bằng những bức tranh vẽ ề phong cảnh quê hương mà trẻ đã vẽ trong giờ tạo hình.
- Trẻ được tập hát và vận động trước bài: “Lớp chúng mình”, “Cất đồ chơi”.
V: Tiến hành:
Hoạt động của cô Hoạt động của
trẻ 1. Hoạt động 1: Tổ chức trò chơi dưới nhiều hình
thức hấp dẫn, Đàm thoại giúp trẻ ghi nhớ và sáng tạo.
- Cô bắt nhịp và cả lớp chúng mình hát bài: “Lớp chúng mình” nhé.
- Cô nhắc lại yêu cầu của buổi chơi hôm trước. - Yêu cầu trẻ đưa ra các hình hình dạng mà trẻ sưu tầm được, và khuyến khích trẻ nêu lên đặc điểm, cấu tạo và đặc trưng cơ bản của hình mà trẻ đã sưu tầm.
- Cô đưa ra nhận xét về các hình hình học và ý định của trẻ, chú ý nên động viên khuyến khích trẻ ghi nhớ là chính, không phê phán và chê trách trẻ.
- Đặc biệt khuyến khích những trẻ yếu nêu lên ý tưởng, cũng như đặc điểm, cấu tạo của hình.
2. Hoạt động 2: Tạo môi trường chơi, đồ cùng đồ chơi đa dạng cho trẻ LGXD. chơi đa dạng cho trẻ LGXD.
- Cô tạo hình huống: “Bạn chuột Micky cũng sưu
- Trẻ đưa ra các hình hình dạng mà trẻ đã sưu tầm được và giới thiệu về hình dáng, cấu tạo, và chất liệu…
tầm được rất nhiều đồ dùng mới và gửi tặng cho lớp mình để các con xây dựng “Công viên xanh”, khi nào xây xong chúng mình nhớ mời bạn chuột Micky đến chơi nhé”
- Cô đưa ra các hình hình học để trẻ lắp ghép.
- Cô phát đồ chơi cho trẻ và yêu cầu thực hiện việc lắp ghép theo nhóm.
- Cô cho trẻ tự chọn nhóm và nội dung bên trong công viên.
3. Hoạt động 3: Thực hiện trò chơi LGXD
- Cứ một “Kiến trúc sư trưởng” bao quát và chỉ đạo các công nhân, để công trình xây dựng nhanh chóng hoàn thiện và đảm bảo đúng kỹ thuật xây dựng. Cô chú ý cho các trẻ lần lượt làm “Kiến trúc sư trưởng”.
- Cô cho trẻ sử dụng các hình hình học mà trẻ đã sưu tầm được trong tuần, khuyến khích trẻ trao đổi với các bạn về hình hình học và cách lắp ghép. - Gợi ý để trẻ quan sát, nhìn ngắm nhứng bức tranh vẽ trang trí trên tường về phong cảnh công viên cây xanh mà trẻ đã vẽ để trẻ dễ dàng lắp ghép và tăng khả năng ghi nhớ.
- Trong khi trẻ thực hiện, cô đến các nhóm trẻ tiếp tục trao đổi với trẻ về ý định và cách thực hiện của chúng. Cô có thể sử dụng các tình huống để kích thích trẻ ghi nhớ, củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ. Nhắc nhở trẻ LGXD càng tỉ mỉ, cần thận để công trình càng tốt, đẹp hơn.
4. Hoạt động 4: Kết thúc buổi chơi.
- Trẻ thực hiện LGXD theo ý tưởng, ghi nhớ, sáng tạo của mình.
- Tổ chức khánh thành công viên xanh.
- Cô cho trẻ mời chuột Micky cùng đến dự buổi khánh thành công viên xanh.
- “Kiến trúc sư trưởng” giới thiệu về toạn bộ công trình và từng nội dung cụ thể: Các khu vực, các hình hình học được sử dụng, cách lắp ghép…., những người thực hiện từng phần của công trình đó.
- Có thể để cho chính những trẻ thực hiện công trình lên trình bày và giới thiệu thêm về các sản phẩm mà mình đã thực hiện.
- Cô nhận xét đánh giá chung về buổi chơi, khen ngợi, động viên trẻ. Khuyến khích trẻ phát huy ở những buổi chơi khác.
- Nhắc nhở trẻ tiếp tục tìm kiếm và sưu tầm các đồ dùng, đồ chơi, giữ gìn các đồ chơi cẩn thận để sử dụng lâu dài.
- Cô cùng trẻ thu dọn và hát vang bài hát: Cất đồ chơi.
- Trẻ giới thiệu
Chủ đề: Các nghề nghiệp phổ biến/ Bác nông dân Đề tài: Xây dựng trang trại chăn nuôi
(Tiến hành trong 1 tuần) A. Mục tiêu phát triển
1. Phát triển thể chất
- Phát triển các kỹ năng thao tác, vận động của đôi tay một cách thành thạo và khéo léo.
- Phát triển các giác quan: thị giác, xúc giác, thính giác.
2. Phát triển nhận thức
- Trẻ nhận biết được tên gọi một số nghề nghiệp phổ biến, biết tính chất công việc của một số nghề nghiệp như: công nhân, nông dân, bác sỹ, giáo viên, bồ đội…
- Rèn luyện trí tưởng tượng, ghi nhớ cho trẻ.
3. Phát triển ngôn ngữ
- Sử dụng đúng các từ chỉ nghề nghiệp và những việc làm của các nghề nghiệp đó, có thể hát hoặc đọc thơ, kể chuyện về các bác nông dân.
- Trẻ biết nêu lên ý tưởng thực hiện của mình một cách mạch lạc, lưu loát.
4. Phát triển thẩm mĩ
- Trẻ cảm nhận vẻ đẹp và thể hiện tình cảm của mình với các sản phẩm LGXD. Biết tìm kiếm và sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để tạo nên những sản phẩm độc đáo và đẹp mắt.
5. Phát triển tình cảm – xã hội
- Yêu quý, tự hào về các nghề nghiệp trong xã hội. - Tôn trọng lao động và các giá trị lao động.
B. Kế hoạch
KẾ HOẠCH THỬ NGHIỆM
( Tiến hành trong 3 buổi, ở mỗi buổi chơi giáo viên thay đổi các tình huống và bổ sung thêm các kiến thức để trẻ hoạt động)
I. Mục tiêu hoạt động
1. Kiến thức
- Trẻ cần xác định rõ mục đích của buổi chơi theo đúng chủ đề và đề tài mà cô giáo đưa ra.
- Trẻ tự nêu lên ý tưởng LGXD của mình và LGXD theo ý tưởng đó. - Biết phối hợp các đồ dùng đồ chơi có sẵn với các nguyên vật liệu mới mà cô giáo cung cấp trong quá trình LGXD.
2. Kỹ năng
- Có kỹ năng LGXD thành thạo.
- Biết lựa chọn và sử dụng các nguyên vật liệu một cách hài hòa và độc đáo.
3. Thái độ
- Tập trung chú ý cao độ và nhanh nhẹn thực hiện các công việc mình đảm nhận.
- Yêu quý, tôn trọng công việc của các bác nông dân.
II. Nội dung
- Kể về nhứng công việc mà bác nông dân thường làm mà cháu biết. - Nêu lên ý tưởng LGXD trang trại chăn nuôi cho bác nông dân và cách phối hợp và sử dụng các nguyên vật liệu trong khi LGXD.