Biện pháp 4: Tạo cho trẻ quyền tự quyết định nội dung chơi mà trẻ thích

Một phần của tài liệu Củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi lắp ghép xây dựng (Trang 60 - 62)

- Với cách sử dụng tình huống có vấn đề giáo viên dẫn dắt trẻ vào các tình huống, hướng sự chú ý của trẻ vào vấn đề vừa xuất hiện, giúp trẻ ý thức được

2.2.4. Biện pháp 4: Tạo cho trẻ quyền tự quyết định nội dung chơi mà trẻ thích

trẻ thích

2.2.4.1. Mục đích ý nghĩa

Chơi là nhu cầu tự nhiên của trẻ, khi chơi trẻ thể hiện rõ tính tự nguyện, độc lập, sáng tạo, tạo cho trẻ tự quyết định vai chơi, nội dung chơi sẽ làm cho trẻ có hứng thú, tự tin. Bởi nếu trẻ thích chơi một trò chơi nào đó trẻ sẽ tự mình chủ động lập kế hoạch chơi, tìm kiếm các phương thức giải quyết khác nhau: Vận động vốn kinh nghiệm đã có, phối hợp với các bạn cùng chơi, tìm kiếm đồ dùng, đồ chơi cần thiết để thực hiện ý tưởng chơi.

Cho trẻ tự đưa ra quyết định chơi là một trong những kỹ năng cần thiết giúp trẻ biết chịu trách nhiệm với những lựa chọn của bản thân và từng bước trưởng thành hơn. Phần lớn giáo viên nghĩ rằng trẻ chưa đủ kinh nghiệm nên không cho trẻ quyền quyết định, có lựa chọn cho riêng mình. Tuy nhiên mục đích của việc cho trẻ quyền tự quyết định nội dung chơi giúp trẻ trở nên độc lập, quyết đoán, cảm thấy mình có quyền kiểm soát hơn. Chơi gì? Làm như thế nào? Xây dựng những gì? Dùng gì để tạo nên nó... giúp trẻ mạnh dạn tự tin vào bản thân hơn.

2.2.4.2. Yêu cầu

Khi thực hiện biện pháp này giáo viên chú ý:

- Đồ dùng, đồ chơi của trẻ phải đảm bảo an toàn, chỗ chơi thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đồng, đồ chơi phải đủ cho trẻ, đảm bảo tính thẩm mĩ.

- Trong khi trẻ phân vai và nội dung chơi giáo viên cũng nên quan sát đứng giữa như một vị khách để đảm bảo tính công bằng.

- Tạo cơ hội cho trẻ được nói lên suy nghĩ, ý tưởng của mình.

Trong biện pháp này giáo viên giúp trẻ hiểu trách nhiệm của trẻ với quyết định của mình.

2.2.4.3. Nội dung

Trong quá trình tổ chức hoạt động chơi cho trẻ giáo viên chú ý củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ, tuy nhiên phải thật khéo léo tránh áp đặt trẻ.

Chẳng hạn: Khi trẻ xây dựng công viên cô giáo không nên đi tới chỗ các trẻ mà bảo các con phải xây dựng cái này, xây dựng cái kia, làm như vậy trẻ thấy nhàm chán và chúng không được thể hiện óc sáng tạo và trình bày ý tưởng của mình.

2.2.4.4. Cách tiến hành

Trong khi tiến hành tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ, cô dành thời gian ngắn khoảng (2 – 5 phút) trò chuyện với trẻ về chủ đề chơi. Cô lắng nghe ý kiến của trẻ đặc biệt là ý tưởng của trẻ để tạo điều kiện tổ chức cho trẻ chơi.

Cô chỉ làm nhiệm vụ khêu gợi hứng thú của trẻ đối với trò chơi và dành cho trẻ quyền tự quyết định lựa chọn vai chơi và nội dung chơi. Nếu xảy ra tình trạng phân bố quá chênh lệch số lượng trẻ giữa các vai chơi,giáo viên không nên điều động một cách độc đoán, bắt trẻ mà chỉ nên làm nhiệm vụ quảng cáo cho các vai chơi cần bổ sung thêm người.

Trong quá trình chơi có rất nhiều trò chơi khác nhau, giáo viên cho trẻ tự lựa chọn trò chơi, không nhất thiết trò chơi ấy phải phù hợp với chủ đề. Thực tế nếu trẻ thích trò chơi nào, trẻ mới chủ động lập kế hoạch, tự chơi tìm

kiếm phương tiện chơi và tích cực thực hiên ý tưởng chơi. Trẻ vận dụng vốn kinh nghiệm hiểu biết của bản thân để thực hiện ý tưởng cũng như trau dồi thêm một số khái niệm về hình dạng, củng cố khái niệm đã có.

Cô quan sát, theo dõi và chỉ can thiệp vào cuộc chơi khi thấy thật cần thiết như: khi trẻ có xung đột không thể tự giải quyết được, hoặc có ý tưởng sáng tạo nhưng không thực hiện được, lúng túng trong việc lựa chọn nội dung chơi hoặc trẻ thiếu tính tích cực…Lúc đó giáo viên xuất hiện với tư cách là cố vấn, hoặc đóng vai trò nào đó trong trò chơi để giúp đỡ trẻ. Sau đó giáo viên rút ra khỏi cuộc chơi và quan sát. Có như vậy mới giúp trẻ tự giúp nhau củng cố biểu tượng hình dạng trong quá trình chơi.

Vậy cho trẻ toàn quyền quyết định lựa chọn vai chơi, lựa chọn nội dung chơi sẽ kích thích hứng thú, sự tự tin của trẻ vào quyềt định của mình. Đáp ứng nhu cầu hứng thú của trẻ sẽ tạo điều kiện cho trẻ củng cố biểu tượng hình dạng trong quá trình chơi.

Một phần của tài liệu Củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi lắp ghép xây dựng (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)