Kết quả nhóm trẻ TN trước và sau thử nghiệm

Một phần của tài liệu Củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi lắp ghép xây dựng (Trang 79 - 82)

- Nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm có số trẻ tương đương nhau

3.7.3. Kết quả nhóm trẻ TN trước và sau thử nghiệm

Sau thời gian tiến hành thử nghiệm, chúng tôi tiến hành đo lại mức độ củng cố biểu tượng hình dạng của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi lắp ghép xây dựng, so sánh kết quả này với kết quả trước thử nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất ở chương 2, qua đó chứng minh tính đúng đắn cho giả thuyết khoa học đưa ra ở phần mở đầu. Kết quả được thể hiện như sau:

Bảng 3.5. Mức độ củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi lắp ghép xây dựng ở lớp TN trước và sau thử nghiệm (tính theo %) Thời gian Số trẻ Mức độ (%) Tốt Khá Trung bình Yếu Trước TN 30 10 30 35 25 Sau TN 30 40 26 24 10 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Tốt Khá Trung bình Yếu Trước TN Sau TN

Biểu đồ 3.5: Mức độ củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi lắp ghép xây dựng ở lớp TN trước và sau thử nghiệm (tính theo %)

Kết quả trên cho thấy, sau thử nghiệm mức độ nhận thức về hình dạng của trẻ ở lớp TN đã có sự tiến bộ rõ rệt. Cụ thể là: Trẻ đạt loại tốt chiếm 40% tăng 30% so với trước thử nghiệm, trẻ đạt loại yếu chỉ còn 10%, trẻ đạt loại trung bình giảm còn 24% (trước thử nghiệm là 35%). Điều này chứng tỏ sau thử nghiệm hầu hết trẻ biết và mô tả được đặc điểm, cấu tạo của hình hình học một cách chính xác.

Bảng 3. 6: Mức độ củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi lắp ghép xây dựng ở lớp TN trước và sau thử nghiệm ( tính theo tiêu chí) Thời gian Số trẻ Tiêu chí đánh giá _ X Độ lệch chuẩn TC1 TC2 TC3 TC4 Trước TN 30 1.59 2.20 1.3 1.4 5.76 2.47 Sau TN 30 2.8 2.9 2.0 1.9 9.6 2.2 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 TC1 TC2 TC3 TC4 Trước TN Sau TN

Biểu đồ 3.6: Mức độ củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi lắp ghép xây dựng ở lớp TN trước và sau thử nghiệm (tính theo tiêu chí)

Nhìn vào biểu đồ 3.6 ta thấy: Kết quả sau thử nghiệm ở nhóm TN tiến bộ hơn hẳn so với trước thử nghiệm ở cả 4 tiêu chí. Sự chênh lệch về điểm ở các tiêu chí rõ rệt:

Về TC1: Việc nắm bắt mục đích, nhiệm vụ và cách thực hiện trò chơi nhằm củng cố được cải thiện đáng kể. Nếu như trước thử nghiệm điểm đánh giá sử dụng linh hoạt, đa dạng các hình của trẻ ở nhóm TN chỉ đạt 1.59 điểm thì sau thử nghiệm tăng lên là 2.8 điểm. Trong quá trình thử nghiệm dưới tác

động của các biện pháp đã đưa ra, giáo viên giúp trẻ hiểu rõ hơn về quy trình thực hiện, hiểu được mục đích của việc củng cố biểu tượng hình dạng. Hầu hết trẻ sau thử nghiệm nắm rõ đặc điểm, đặc trưng của hình hình học và mô tả hình một cách chính xác.

Về TC2: Điểm của nhóm TN sau thư nghiệm là 2.9 điểm, trẻ hứng thú hơn khi tham gia trò chơi. Hứng thú của trẻ được lâu hơn trong quá trình thực hiện bài tập vì vậy mà điểm của một số trẻ ở tiêu chí này tăng lên đáng kể, tuy nhiên điểm của một số trẻ trong tiêu chí này không tăng do trong quá trình cháu ốm và xin nghỉ dài, có cháu do thể lực yếu không tiếp thu được kiến thức trong quá trình thử nghiệm.

Về TC 3: Điểm sau thử nghiệm tăng lên 0.7 điểm so với trước thử nghiệm (từ 1.3 – 2.0 điểm). Điều này thể hiện bằng việc sau thử nghiệm trẻ đã nhận thức rõ hơn về hình dạng.

Về TC4: Điểm của nhóm TN là 1.9 điểm tăng lên 0.6 điểm so với trước thử nghiệm. Trẻ đã nhận thức rõ mục đích và nhiệm vụ của mình. Khi chơi xong trẻ đã biết giới thiệu công trình của mình khi có khách thăm quan.

Qua kết quả thử nghiệm, cả 4 tiêu chí có điểm trung bình tăng lên rõ rệt. Điều này chứng tỏ giữa các tiêu chí có mối liên hệ với nhau, nếu một tiêu chí có điểm tăng lên kéo theo các tiêu chí còn lại cũng tăng lên. Kết quả này đã chứng minh tính xác thực khi chúng tôi lựa chọn các tiêu chí đánh giá quá trình củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ thông qua trò chơi lắp ghép xây dựng. Nếu trẻ biết sự dụng các giác quan, phối hợp linh hoạt các giác quan trong quá trình quan sát và thực hành thì kết quả đạt được sẽ cao, trẻ hứng thú tự giác, tích cực luyện tập, tập trung thực hiện nhiệm vụ thì phát huy tối đa tác dụng của các giác quan, trẻ tìm ra nhiều cách thức thực hành và kết quả sẽ tăng lên. Sau khi khảo sát trẻ qua nhận thức về hình dạng thì kết quả tăng lên cao hơn.

Một phần của tài liệu Củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi lắp ghép xây dựng (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)