- Nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm có số trẻ tương đương nhau
3.7.1. Kết quả trước thử nghiệm
Trước thử nghiệm chúng tôi tiến hành đánh giá mức độ nhận thức về biểu tượng hình dạng của trẻ 5 – 6 tuổi. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.1 và biểu đồ 3.1
Bảng 3.1. Mức độ củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi ở nhóm ĐC và nhóm TN trước thử nghiệm (tính theo %)
Nhóm Số trẻ Mức độ (%) Tốt Khá Trung bình Yếu TN 30 10 30 35 25 ĐC 30 15 30 25 30
0 5 10 15 20 25 30 35 Tốt Khá Trung bình Yếu TN ĐC
Biểu đồ 3.1. Mức độ thực hiện các nội dung của nhóm ĐC và nhóm TN trước thử nghiệm
Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả và đồ thị trên chúng tôi thấy, trước thử nghiệm mức độ thực hiện nội dung ở hai lớp TN và ĐC là tương đương nhau, chủ yếu tập trung ở mức khá và trung bình, sự chênh lệch giữa hai lớp là không đáng kể. Điều này chứng tỏ, trẻ đã có vốn kiến thức ban đầu về hình dạng nhưng để nói được các đặc điểm của hình hình học thì cần tới sự trợ giúp của giáo viên. Kết quả này có được là do trẻ đã biết những kiến thức về hình dạng. Song nhận thức của trẻ về mục đích, nhiệm vụ quan sát về hình dạng còn hạn chế. Tỉ lệ đạt loại TB chiếm khá cao (35- 25 %). Đó là những trẻ còn lúng túng khi nói tới đặc điểm cấu tạo của các hình hình học, hình học phẳng và trẻ chưa hiểu được mục đích, nhiệm vụ nếu giáo viên không giúp đỡ. Trong khi đó, số trẻ đạt mức độ yếu ở hai lớp TN và ĐC là (25- 30%). Mặc dù giáo viên đã gợi ý rất nhiều nhưng trẻ vẫn không nói được đặc điểm cấu tạo của hình hình học, không hiểu được mục đích và nhiệm vụ. Tỉ lệ trẻ đạt mức tốt chỉ chiếm (10 - 15%) là trẻ nắm được cấu tạo và đặc điểm của các hình hình học, hình học phẳng một cách chính xác và đầy đủ.
Bảng 3.2. Mức độ củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi LGXD ở lớp TN và ĐC trước thử nghiệm
Lớp Số trẻ Tiêu chí đánh giá _ X Độ lệch chuẩn TC1 TC2 TC3 TC4 TN 30 1.59 2.20 1.3 1.4 5.76 2.47 ĐC 30 1.3 2.22 1.37 1.5 5.77 2.56 0 0.5 1 1.5 2 2.5 TC1 TC2 TC3 TC4 TN ĐC
Biểu đồ 3.2: Mức độ củng cố biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi lắp ghép xây dựng (tính theo tiêu chí)
Mức độ củng cố biểu tượng hình dạng của trẻ tính theo điểm thống kê ở hai nhóm là tương đương nhau và đều ở mức độ thấp. Tuy nhiên, các tiêu chí ở hai lớp có sự chênh lệch nhau nhưng không đáng kể. Điểm TB các nhóm đều thấp (5.76 – 5.77) chỉ đạt mức độ TB: Cụ thể
Về TC1, trẻ đã biết sử dụng các hình hình học, biết phối hợp các hình với nhau. Trẻ nhanh nhẹn trả lời các câu hỏi. Khi cho trẻ thực hiện xong bài tập thì hầu hết các cháu không trả lời chính xác các câu hỏi, hoặc không trả lời được. Điều này chứng tỏ nhận thức của trẻ còn nhiều hạn chế, do chưa nhận thức đúng về mục đích, nhiệm vụ dẫn đến kết quả phối hợp các hình
còn lúng túng, chưa đúng. Nhưng kết quả này phản ánh sự phù hợp với quy luật nhận thức của trẻ. Trải qua nhiều lần thử nghiệm thực tế thì trẻ đã nhận thức được trong đầu các hình.
Về TC2, nắm được các đặc điểm cơ bản của hình, phần lớn trẻ cũng nắm được tên gọi của các hình, nhưng khi thực hiện bài tập và trả lời các câu hỏi thì phần lớn trẻ lại không nói được, hoặc trả lời nhưng chưa chính xác. Ở cả hai lớp TN và ĐC đều đạt mức TB (2.20 – 2.22)
Về TC3, điểm TB của nhóm TN là 1.3 và nhóm ĐC là 1.37 Kết qủa này có được là do trẻ đã hứng thú, thi đua mô tả và phân tích hình hình học.Tuy nhiên trẻ mô tả và phân tích chưa chính xác, hoặc không mô tả và phân tích được.
Về TC4, Trẻ đã biết lựa chọn các hình, miêu tả công trình của mình. Tuy nhiên trẻ chưa biết phối hợp các hình, điểm của hai nhóm TN là 1.4 và ĐC là 1.5 điểm.
Qua kết quả đo đầu vào của cả hai nhóm TN và ĐC chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
- Biểu tượng về hình dạng của hai nhóm đều đạt ở mức độ TB, chứng tỏ các biện pháp tác động của giáo viên chưa có hiệu quả. Hầu hết trẻ đã nắm được đặc điểm, cấu tạo, đặc trưng cơ bản của hình hình học... Tuy nhiên điểm của cả hai nhóm đều thấp và tương đương nhau (5.76 – 5.77)
- Mức độ củng cố biểu tượng hình dạng biểu hiện ở các tiêu chí đánh giá của cả hai nhóm TN và ĐC còn thấp.
- Xét từng tiêu chí lẻ cũng sẽ có sự phát triển không đồng đều, có trẻ đạt kết quả cao (3.4 điểm) xong cũng có trẻ đạt kết quả thấp (1 điểm).
Qua kết quả thử nhiệm cho ta thấy trẻ ở nhóm TN và ĐC trước thử nghiệm đều rất lúng túng trong quá trình lựa chọn các hình hình học để lắp ghép. Lúc đầu trẻ rất hứng thú với công việc nhưng không phải tất cả, một vài trẻ vẫn chú ý đến những cái khác hoặc lúc đầu chú ý nhưng chỉ được một thời gian ngắn trẻ lại mất tập trung, quay sang việc khác, rất ít trẻ chú ý đến đối tượng. Điều này cho thấy đa số trẻ chỉ hứng thú với trò chơi được một
thời gian ngắn. Thực hiện công việc nhưng không hiểu mục đích của công việc đó là gì, vì vậy mà kết quả thực hiện của trẻ không cao.