Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý nhà nước đối với ngân sách nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với ngân sách nhà nước tại tỉnh thái nguyên (Trang 79 - 83)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý nhà nước đối với ngân sách nhà

3.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với ngân sách nhà nước ở tỉnh Thái Nguyên

3.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý nhà nước đối với ngân sách nhà

nước ở tỉnh Thái Nguyên

3.2.3.1. Về trình độ phát triển kinh tế - xã hội và mức thu nhập

Việc quản lý NSNN luôn chịu ảnh hưởng của nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của người dân trên địa bàn. Khi trình độ kinh tế phát triển và mức thu nhập bình quân của người dân tăng lên, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn ngân sách và sử dụng có hiệu quả, mà nó còn đòi hỏi các chính sách, chế độ, định mức kinh tế - tài chính, mức chi tiêu ngân sách phải thay đổi phù hợp với sự phát triển kinh tế và mức thu nhập, mức sống của người dân. Do đó, ở nước ta cũng như các nước trên thế giới, người ta luôn quan tâm chú trọng đến nhân tố này, trong quá trình quản lý hoạch định của chính sách thu chi NSNN.

Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 cụ thể như sau:

- Phát huy mọi nguồn lực để duy trì phát triển nền kinh tế theo hướng hiệu quả và bền vững. Tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là kết cấu hạ tầng phụ trợ cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; y tế; giáo dục. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, giải quyết việc làm; phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Giải quyết tốt các vấn đề về xã hội, giảm nghèo, xóa nhà dột nát và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, đẩy mạnh xử lý ô nhiễm môi trường. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của các cấp, các ngành; nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện cơ chế chính sách ở địa phương; tăng cường củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững trật tự an toàn xã hội.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm (2011-2015) đạt 14% vượt mục tiêu đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra. Trong đó công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 15%, dịch vụ tăng bình quân 12%, nông lâm nghiệp tăng bình quân 4,5%. GDP bình quân đầu người tăng từ 19 triệu đồng năm 2011 lên 46,4 triệu đồng năm 2015; gấp 2,44 lần so với năm 2011. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp và xây dựng. So với năm 2011, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 41,77% lên 49,4% năm 2015; nông lâm nghiệp giảm từ 21,28% xuống 16,6%.

Bảng 3.9: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên, giai đoa ̣n 2011 - 2015

Khu vực Năm

2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tỷ trọng 100 100 100 100 100

1. Nông, lâm, thuỷ sản 21,28 20,97 22,27 19,39 16,6

2. Công nghiệp - xây dựng 41,77 41,22 40,92 47,49 49,4

3. Dịch vụ 36,95 37,81 36,82 33,12 34

(Nguồn: Cục thống kê Thái Nguyên (2011-2015), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên các năm)

Biểu đồ 3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên

0 10 20 30 40 50 60

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ

Trong những năm gần đây tỉnh Thái Nguyên đã có bước phát triển nhanh và tương đối toàn diện cả về kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Cơ cấu kinh tế từng bước được chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng dần tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và giảm tương đối các ngành nông nghiệp. Kết cấu hạ tầng được đầu tư và có bước phát triển đáng kể. Nhiều lĩnh vực văn hoá, xã hội, xoá đói giảm nghèo đã đạt được kết quả quan trọng.

Bên cạnh nhưng thuận lợi và kết quả đã đạt được thì tỉnh Thái Nguyên còn gặp rất nhiều khó khăn:

Hệ thống kết cấu hạ tầng tuy có được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp, đặc biệt là hệ thống giao thông. Chưa có sự chuyển biến đáng kể về chất lượng nguồn nhân lực, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn rất thấp và cán bộ quản lý có năng lực ở địa phương còn hạn chế.

Môi trường đầu tư chưa thực sự cạnh tranh, công tác xúc tiến đầu tư chưa được các ngành, các cấp quan tâm thoả đáng nên thu hút vốn đầu tư còn yếu. Các công trình công nghiệp địa phương quy mô còn nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, thiếu vốn, kết quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh còn hạn chế.

Thái Nguyên là tỉnh nằm trong vùng trung du miền núi Bắc Bộ, nơi có trình độ dân trí còn thấp, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số sông ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao cho nên việc tiếp thu kiến thức văn hoá, quản lý kinh tế và tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất bị hạn chế.

Nguồn thu ngân sách hạn hẹp, để đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ chi ngân sách, tỉnh phải phụ thuộc tương đối lớn vào nguồn NSTW bổ sung.

Như vậy, xem xét một cách tổng thể mặc dù có nhiều nỗ lực nhưng đến nay nền kinh tế Thái Nguyên vẫn còn ở mức thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Từ đó ảnh hưởng nhiều tới phân cấp nguồn thu và chi NSNN trên địa bàn.

3.2.3.2. Chính sách và thể chế kinh tế

Nghiên cứu về việc thực hiện chính sách về quản lý ngân sách ở tỉnh Thái Nguyên cho thấy các cấp quản lý ở tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện cơ bản tốt các quy định của pháp luật trong quản lý NSNN. Thực hiện đúng quy định của Luật

Ngân sách, Luật Quản lý Thuế và các quy định khác của Nhà nước, của tỉnh Thái Nguyên về phạm vi, đối tượng của các cấp chính quyền; quy định, chế định việc phân công, phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi, quản lý thu, chi của các cấp chính quyền; quy định quy trình, nội dung lập, chấp hành và quyết toán ngân sách. Quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan, đơn vị, UBND các cấp trong quá trình quản lý thu, chi ngân sách, sử dụng quỹ ngân sách. Chấp hành các quy định tài chính về những nguyên tắc, chế độ, định mức chi tiêu. Tỉnh đã kịp thời ban hành các quy định liên quan đến quản lý thu, chi NSNN của địa phương phù hợp với luật pháp và các quy định của cấp trên, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Đối với các cơ quan, địa phương có sử dụng NSNN cũng phải xây dựng các quy định cụ thể các nguồn thu, khoản chi khác nói chung theo phân cấp. Các văn bản đó có tính quy phạm pháp luật chi phối mọi quá trình hoạt động của các cơ quan, địa phương trong quá trình quản lý thu, chi ngân sách. Thực tế cho thấy nhân tố về thể chế tài chính có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách trên địa bàn thị xã.

3.2.3.3. Cơ chế, bộ máy quản lý ngân sách nhà nước

Tổ chức một bộ máy quản lý NSNN có vai trò hết sức quan trọng trong quản lý NSNN. Việc tổ chức bộ máy quản lý NSNN ở tỉnh được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và phân cấp quản lý theo đúng Luật ngân sách. Đã có sự tham gia quản lý của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng của tỉnh trong quản lý thu - chi NSNN.

Đánh giá chung về tổ chức bộ máy quản lý NSNN của tỉnh Thái Nguyên được thiết lập thông qua qui định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp, các bộ phận trong tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý ngân sách. Quy định chức năng nhiệm vụ của bộ máy và cán bộ quản lý chi theo chức năng trách nhiệm quyền hạn giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa cấp trên với cấp dưới trong quá trình phân công phân cấp quản lý đó. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền các cấp rõ ràng, cụ thể trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý thu, chi ngân sách. Trình độ cán bộ về năng lực trình độ tương đối cao và phù hợp với chuyên môn do đó ảnh hưởng tốt đến hiệu quả quản lý ngân sách của thị xã.

3.2.3.4. Chính sách khuyến khích khai thác các nguồn lực tài chính

Đây là động lực rất quan trọng cho mở rộng nguồn thu, tăng thu NS và bảo đảm cân đối bền vững của hệ thống NS quốc gia. Hằng năm, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện đồng bộ các giải pháp tiết kiệm chi tiêu, kiểm soát giá cả thị trường, chống thất thu ngân sách đi đôi với việc cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành chính, tích cực vận động thu hút đầu tư, đã tạo điều kiện thực hiện tốt dự toán ngân sách được giao. Bên cạnh đó, để tạo động lực mạnh mẽ cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong việc thu, nộp NSNN; UBND tỉnh đã có quyết định khen thưởng vượt thu đối với đơn vị có số thu l nộp NSNN lớn trong năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với ngân sách nhà nước tại tỉnh thái nguyên (Trang 79 - 83)