Mục tiêu, quan điểm cơ bản về quản lý NSNN ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với ngân sách nhà nước tại tỉnh thái nguyên (Trang 89 - 90)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Mục tiêu, quan điểm cơ bản về quản lý NSNN ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn

2016-2020

4.1.1. Quan điểm cơ bản về quản lý NSNN ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020

- Tăng cường nguồn thu để bảo đảm nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Chi tiêu tiết kiệm và hiệu quả, chống tham ô lãng phí trong sử dụng vốn NSNN. - Bảo đảm cân đối thu, chi NS tích cực và đáp ứng các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trọng yếu của tỉnh.

- Khuyến khích NS các cấp khai thác mọi nguồn thu sẵn có và tiềm ẩn ở địa phương để tăng thu và bảo đảm nguồn thu ổn định cho NS.

- Thực hiện các chính sách khuyến khích đối với các cấp NS thực thu vượt kế hoạch so với dự toán NS.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quản lý các cấp NS.

4.1.2. Mục tiêu

- Tạo lập môi trường tài chính ngân sách lành mạnh nhằm giải phóng và phát triển nguồn lực, phân bổ ngân sách một cách hợp lý, đảm bảo tính công khai minh bạch; sử dụng có hiệu quả nguồn NSNN, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương; ổn định phát triển nền tài chính NSĐP, góp phần tăng trưởng kinh tế cao, bền vững thực hiện xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.

- Tăng cường phân cấp quản lý ngân sách, đảm bảo tính thống nhất về thể chế của NSNN và vai trò chủ đạo của ngân sách cấp trên; đồng thời phát huy tính chủ động sáng tạo của ngân sách các cấp chính quyền cơ sở trong việc khai thác các nguồn thu và mở rộng đầu tư phát triển. Từng bước đổi mới cơ chế quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện các công việc được NSNN cấp kinh phí.

- Nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đơn vị sử dụng kinh phí tư NSNN.

- Nâng cao tính minh bạch, dân chủ và công khai trong công tác quản lý NSNN. - Xác lập cơ cấu chi hợp lý, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên theo hướng cơ cấu kinh tế hiện đại với tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm hơn 85% GDP toàn tỉnh đến năm 2020.

- Tập trung đầu tư có trọng điểm kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, làm cơ sở cho phát triển một cách bền vững của tỉnh và khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc.

- Từng bước lành mạnh hóa NS tỉnh Thái Nguyên, bảo đảm cân đối NS tích cực, bền vững, đáp ứng đầy đủ các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong giai đoạn phát triển. Đảm bảo tốc độ tăng chi đầu tư phát triển cao hơn tốc độ tăng chi thường xuyên.

- Đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, phù hợp với cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với ngân sách nhà nước tại tỉnh thái nguyên (Trang 89 - 90)