Giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với NSĐP ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với ngân sách nhà nước tại tỉnh thái nguyên (Trang 91 - 93)

5. Kết cấu của đề tài

4.2. Giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với NSĐP ở

Thái Nguyên tầm nhìn đến năm 2020

Để hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước đối với NSNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, cần đảm bảo một số điều kiện sau:

- Ổn định về pháp lý: Đây là điều kiện căn bản để thực hiện có hiệu quả cơ chế quản lý nhà nước đối với NSNN. Chỉ khi có sự ổn định về pháp lý thì quản lý nhà nước đối với NSNN mới có nền tảng để được thực hiện ổn định, mới tạo ra sự chủ động cho các cấp chính quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ của cấp mình. Khi quy

định về pháp lý thay đổi, không ổn định, kép theo đó là cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi bị ảnh hưởng rất lớn, gây khó khăn, bị động, lúng túng trong việc điều hành ngân sách. Một ví dụ mà đề tài đã đề cập ở trên, là sự thay đổi những quy định liên quan đến thuê thu nhập cá nhân và thuê chuyển quyền sử dụng đất, dẫn đến chính quyền địa phương phải có những sự thay đổi về việc phân chia nguồn thu thuê thu nhập cá nhân cho các cấp chính quyền địa phương, đã làm ngân sách cấp xã rất khó khăn, bị động vì nguồn thu của ngân sách cấp xã bị giảm, không đảm bảo được nhu cầu chi tiêu. Do đó, vấn đề ổn định về mặt pháp lý có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện có hiệu quả các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước đối với NSNN ở địa phương. Những chế độ, quy định có tính pháp lý của nhà nước nên được nghiên cứu với một tầm nhìn bao quát, toàn diện để đảm bảo thực hiện ổn định trong một thời gian dài, ít nhất cũng đảm bảo ổn định trong một giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội nhất định, tránh tình trạng ban hành các quy định pháp lý một cách chồng chéo như hiện nay.

- Năng lực trình độ: Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước là nhân tố quan trọng nhất trong việc thực hiện bất kỳ một mục tiêu nào của nhà nước, do đó để đảm bảo thực hiện tốt những giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước đối với NSNN ở địa phương thì việc nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ công chức là vô cùng quan trọng.Việc đề ra cơ chế phân cấp sao cho hiệu quả nhất, tổ chức thực hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh đều cần đến đội ngũ cán bộ có trình độ cao. Để có được điều đó, ngoài những chính sách đào tạo cán bộ do trung ương ban hành, thì ở địa phương cũng cần có một chế độ thu hút người tài, đào tạo đội ngũ cán bộ hiện có cả về chuyên môn, phẩm chất đạo đức chính trị, tin học, ngoại ngữ… Đối với tỉnh Thái Nguyên, nguồn cung cấp đội ngũ cán bộ cho các cơ quan nhà nước rất dồi dào, do Thái Nguyên có nhiều trường đại học có uy tin trong cả nước. Đây là lợi thế của địa phương, cần khai thác có hiệu quả.

- Điều kiện cơ sở vật chất: Trong điều kiện phát triển khoa học kỹ thuật như hiện nay, không chỉ có vấn đề phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, mà bất kỳ nhiệm vụ, cơ chế nào của nhà nước muốn được thực hiện tốt, có hiệu quả đều cần phải có cơ sở vật chất, điều kiện làm việc tốt, nhất là trong điều kiện ngành Tài

chính - Thuế - Kho bạc nhà nước đang thực hiện quản lý hoạt động thu chi NSNN trên hệ thống Tabmis trong. Hiện nay, Bộ Tài chính đang triển khai đề án hiện đại hoá tin học ngành tài chính, cũng nhằm đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất tốt nhất cho hoạt động quản lý NSNN. Thực tế hiện nay, điều kiện cơ sở vật chất các cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh Thái Nguyên còn bị hạn chế rất nhiều; do điều kiện của địa phương còn khó khăn, đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính quan tâm tới vấn đề này đối với nhưng địa phương mà nguồn ngân sách còn khó khăn như tỉnh Thái Nguyên, để góp phần thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao, trong đó có nhiệm vụ quản lý NSNN trên địa bàn.

Từ những phân tích nêu trên, tác giả mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với NSNN ở tỉnh Thái Nguyên như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với ngân sách nhà nước tại tỉnh thái nguyên (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)