5. Kết cấu của đề tài
1.2.5. Nội dung của quản lý nhà nước về Ngân sách nhà nước
Nội dung của quản lý NSNN có thể làm rõ hơn qua 3 khâu cơ bản: Lập, chấp hành và quyết toán NSNN.
Một là, Lập dự toán NSNN
*) Ý nghĩa của việc lập dự toán NSNN
- Khâu mở đầu có tính chất quyết định đến hiệu quả trong quá trình điều hành, quản lý NSNN.
- Cơ hội để thẩm tra tính đúng đắn hiện thực và cân đối của kế hoạch kinh tế - xã hội.
- Kiểm tra các bộ phận của kế hoạch tài chính khác.
- Công cụ điều chỉnh quá trình kinh tế - xã hội của Nhà nước. Lập dự toán NSNN thực chất là lập kế hoạch thu, chi ngân sách trong một năm ngân sách. Kết quả của khâu này là dự toán ngân sách được các cấp thẩm quyền quyết định
*) Xây dựng dự toán NSNN
- Yêu cầu dự toán NSNN:
+ Dự toán NSNN được xây dựng trên cơ sở của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và có nội dung tích cực trở lại với kinh tế - xã hội.
+ Dự toán NSNN góp phần phục vụ và thúc đẩy sản xuất phát triển. - Căn cứ lập dự toán NSNN:
+ Căn cứ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh. + Những nhiệm vụ cụ thể của các bộ, ngành, địa phương.
+ Phân cấp quản lý NSNN, tỷ lệ phân chia các khoản thu và mức bổ sung của NS cấp trên cho NS cấp dưới đã được quy định.
+ Chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu, chi NSNN hiện hành.
+ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NS năm sau, Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán NSNN và các văn bản hướng dẫn của các Bộ.
+ Số kiểm tra về dự toán NS do cơ quan có thẩm quyền thông báo. + Số kiểm tra về dự toán NS của các năm trước.
- Trình tự lập dự toán NSNN:
+ Hàng năm trước ngày 10 tháng 6 Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NS năm kế hoạch làm căn cứ hướng dẫn việc lập dự toán NSNN.
+ Bộ Tài chính hướng dẫn các cơ quan trung ương, các địa phương về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập dự toán NSNN và thông báo số kiểm tra về dự toán NSNN.
+ Các cơ quan trung ương, UBND tỉnh hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán NS cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp dưới lập dự toán NS thuộc phạm vi quản lý.
+ Các cơ quan, đơn vị dự toán và các doanh nghiệp nhà nước lập dự toán thu, chi NS thuộc phạm vi, nhiệm vụ được giao gửi cơ quan quản lý cấp trên.
+ Các cơ quan Nhà nước trung ương ở trung ương và địa phương lập dự toán thu, chi NS thuộc phạm vi quản lý, xem xét dự toán do các đơn vị trực thuộc lập, tổng hợp và lập dự toán thu, chi NS thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan Tài chính cùng cấp, đồng thời gửi cơ quan liên quan.
- Lập, quyết định, phân bổ, giao dự toán NSNN ở địa phương:
+ Sở Tài chính chủ trì cùng với Sở Kế hoạch đầu tư xem xét dự toán NS của các đơn vị thuộc tỉnh, dự toán do cơ quan Thuế, Hải quan lập dự toán thu, chi NS
của các huyện, lập dự toán thu NSNN trên địa bàn, dự toán thu, chi NS tỉnh (gồm dự toán NS cấp tỉnh, cấp huyện và dự toán NS cấp xã), dự toán chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo UBND tỉnh để trình Thường trực HĐND tỉnh xem xét trước khi báo cáo về Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ quản lý lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ (đối với dự toán chi giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ), các cơ quan trung ương quản lý chương trình mục tiêu quốc gia (phần dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia) chậm nhất vào ngày 25/7 năm trước.
+ UBND tỉnh hướng dẫn cụ thể việc lập dự toán NS các cấp ở địa phương phù hợp với yêu cầu, nội dung và thời gian lập dự toán NS tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Trên cơ sở Quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thu, chi NS cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Sở Tài chính có trách nhiệm giúp UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định dự toán thu, chi NS tỉnh, phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh và mức bổ sung cho NS cấp dưới trước ngày 10 tháng 12 năm trước; UBND tỉnh có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch - Đầu tư dự toán NS tỉnh và kết quả phân bổ dự toán NS cấp tỉnh đã được HĐND tỉnh quyết định. Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, Sở Tài chính trình UBND tỉnh quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh, nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa NSTW và NSĐP và giữa các cấp chính quyền địa phương, mức bổ sung từ NS cấp tỉnh cho NS cấp huyện, dự toán chi từ nguồn kinh phí ủy quyền của TW.
Hai là, Chấp hành dự toán NSNN
*) Ý nghĩa của việc chấp hành dự toán NSNN
- Chấp hành NSNN đúng đắn và có hiệu quả là tiền đề quan trọng bảo đảm điều kiện để thực hiện các khoản thu, chi đã ghi trong kế hoạch nhằm phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Chấp hành NSNN là khâu quan trọng trong quá trình quản lý NSNN. Chấp hành dự toán NSNN là khâu cốt yếu có ý nghĩa quyết định với một chu trình ngân sách. Nếu khâu lập kế hoạch đạt kết quả tốt thì cơ bản cũng mới dừng ở trên giấy, nằm trong khả năng và dự kiến, chúng có thể biến thành hiện thực hay không là tùy
vào khâu chấp hành ngân sách. Chấp hành ngân sách thực hiện tốt sẽ có tác động tích cực bảo đảm thăng bằng thu - chi ngân sách định kỳ (tháng, quý, năm).
*) Nội dung chấp hành dự toán NSNN
- Phân bổ và giao dự toán thu, chi NS ở địa phương: Sau khi được UBND giao dự toán NS, các cơ quan nhà nước ở địa phương, các đơn vị dự toán cấp I tiến hành phân bổ giao dự toán thu, chi NS cho các đơn vị trực thuộc theo quy định. Sau khi phân bổ NS được các cơ quan Tài chính thống nhất, thủ trưởng cơ quan, đơn vị phân bổ NS quyết định giao dự toán NS cho các đơn vị trực thuộc; đồng thời gửi cơ quan Tài chính, Thuế, Kho bạc Nhà nước cùng cấp và Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để phối hợp thực hiện.
- Tổ chức điều hành ngân sách quý: Trên cơ sở giao dự toán thu, chi cả năm được giao và yêu cầu nhiệm vụ phải thu, chi trong quý, các đơn vị sử dụng ngân sách lập nhu cầu chi NS quý (có chia ra từng tháng) gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch và cơ quan quản lý cấp trên trước ngày 20 của tháng cuối của quý trước. Cơ quan Tài chính căn cứ vào khả năng nguồn thu và nhu cầu chi trong quý, lập phương án điều hành ngân sách quý của NS cấp mình. Bảo đảm nguồn để đáp ứng nhu cầu chi trong dự toán, đúng chế độ của các đơn vị sử dụng NS.
- Nguyên tắc chi trả, thanh toán các khoản chi NSNN: Căn cứ vào dự toán chi NSNN năm được giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi của đơn vị theo đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức, cơ quan Tài chính và Kho bạc Nhà nước thực hiện chi trả, thanh toán các khoản chi NSNN.
- Chi trả, thanh toán theo dự toán từ Kho bạc Nhà nước: Đối tượng chi trả, thanh toán theo dự toán KBNN bao gồm các khoản chi thường xuyên trong dự toán được giao của các cơ quan, đơn vị Hành chánh sự nghiệp của Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, …
- Chi trả, thanh toán bằng hình thức lệnh chi tiền: Các khoản chi trả, thanh toán theo hình thức bằng lệnh chi tiền gồm: Chi cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội không có quan hệ thường xuyên với NS, chi cho vay, trả nợ trong và ngoài nước, chi bổ sung từ NS cấp trên cho NS cấp dưới và một khoản chi khác theo quyết định của thủ trưởng cơ quan Tài chính.
- Thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản: Việc chuyển vốn Kho bạc Nhà nước để chi đầu tư XDCB và việc tạm ứng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư XDCB theo quy định của các văn bản pháp luật về đầu tư XDCB hiện hành.
- Chi bằng hiện vật và ngày công lao động: Các khoản chi NSNN bằng hiện vật, ngày công lao động cơ quan Tài chính quy đổi ra tiền đồng Việt Nam để làm lệnh thu NS, đồng thời làm lệnh chi NS gửi KBNN để hạch toán thu, chi NSNN.
- Chi bằng kinh phí ủy quyền: Cơ quan quản lý nhà nước cấp trên cấp kinh phí ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện thuộc chức năng của mình thì phải chuyển kinh phí từ NS cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó. Khi cấp trên giao kinh phí ủy quyền, UBND cấp dưới phân bổ và giao dự toán kinh phí ủy quyền cho từng đơn vị theo đúng mục tiêu chi ủy quyền, đúng chính sách, chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi NS.
- Chi ứng trước dự toán: Các trường hợp được chi ứng trước dự toán NS năm sau bao gồm:
+ Các dự án, công trình quốc gia và công trình XDCB thuộc nhóm A, đã có đủ điều kiện thực hiện theo quy định của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng đang thực hiện, cần phải đẩy nhanh tiến độ.
+ Một số nhiệm vụ quan trọng cấp bách phải thực hiện theo chế độ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định nhưng chưa được bố trí trong dự toán và nguồn dự phòng không được đáp ứng được.
Ba là, Quyết toán NSNN
*) Ý nghĩa của quyết toán NSNN Quyết toán NSNN
- Khâu cuối cùng xác định kết quả thực hiện các khoản thu, chi đã ghi trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình quản lý NSNN.
- Cơ sở để phân tích, đánh giá việc thực hiện các khoản thu, chi ghi trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình quản lý NSNN.
- Bài học kinh nghiệm quản lý, điều hành NSNN trong những năm tiếp theo. Quyết toán ngân sách thực hiện tốt sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nhìn nhận lại quá trình chấp hành ngân sách qua một năm, rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực bổ sung cho công tác lập ngân sách cũng như chấp hành ngân sách những chu trình tiếp theo.
*) Nội dung quyết toán NSNN
Quyết toán NSNN phải đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, kiểm toán, báo cáo kế toán, quyết toán NSNN theo luật định. Các đơn vị dự toán, cơ quan Tài chính, Thuế các cấp và Kho bạc Nhà nước phải tổ chức công tác kế toán, quyết toán NS theo quy định của pháp luật về kế toán, cụ thể:
Hết kỳ kế toán (tháng, quý, năm) các đơn vị dự toán và NS các cấp chính quyền phải thực hiện công tác khóa sổ kế toán theo chế độ quy định.
- Thực hiện chỉnh lý quyết toán NS trong thời gian chỉnh lý quyết toán là thời gian quy định cho NS các cấp thực hiện việc giải quyết các tồn đọng của năm báo cáo và đối chiếu, điều chỉnh những sai sót trong quá trình hạch toán kế toán, hoàn chỉnh số liệu để quyết toán NS năm báo cáo.
- Quyết toán NSNN phải đảm bảo các nguyên tắc theo luật định, đảm bảo số liệu báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, đầy đủ và kịp thời. Nội dung báo cáo quyết toán NS phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán được giao và chi tiết theo mục lục NSNN. Đồng thời, thực hiện đúng trình tự lập, gửi xét duyệt báo cáo quyết toán NSNN năm theo quy định. Sau đó, báo cáo quyết toán NS các cấp được thẩm định, phê chuẩn và gửi báo cáo quyết toán NSNN hàng năm cho các cơ quan có thẩm quyền theo luật định.
- Báo cáo quyết toán NS các cấp chính quyền phải đảm bảo đầy đủ các biểu, mẫu theo chế độ quy định và chấp hành đúng quy định về thời hạn báo cáo kế toán, thời hạn chỉnh lý quyết toán, thời hạn báo cáo quyết toán năm.
- Kết dư NS cấp tỉnh được chuyển 50% vào quỹ dự trữ tài chính và 50% vào thu NS năm sau. Trường hợp quỹ dự trữ tài chính đã đủ mức giới hạn theo quy định thì chuyển toàn bộ vào thu NS năm sau 100%.
- Đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí ủy quyền của NS cấp trên phải lập báo cáo quyết toán năm theo biểu, mẫu quy định gửi cơ quan Tài chính nhận ủy quyền và cơ quan quản lý chuyên ngành đồng cấp. Cơ quan Tài chính nhận ủy quyền chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành cùng cấp thẩm tra, xem xét quyết toán kinh phí ủy quyền của cơ quan Tài chính nhận ủy quyền và tổng hợp vào quyết toán chi NS cấp ủy quyền.
- Cơ quan Tài chính, cơ quan thu ngân sách, cơ quan Kho bạc Nhà nước, đơn vị dự toán các cấp theo chức năng nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra kế toán thường xuyên, định kỳ đối với các đơn vị, cá nhân có nghĩa vụ thu nộp ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách các cấp.
- Việc kiểm tra quyết toán năm của các đơn vị dự toán và ngân sách các cấp do cơ quan Kiểm toán Nhà nước thực hiện theo quy định. Khi nhận được kiến nghị của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền phải xem xét xử lý đúng theo quy định của pháp luật trước khi Quốc hội phê chuẩn quyết toán NSNN, HĐND phê chuẩn quyết toán NSĐP và thông báo cho cơ quan Kiểm toán Nhà nước.
Bốn là, Kiểm tra thanh tra và xử lý vi phạm trong quản lý thu - chi NSNN
Việc kiểm tra “trong khi thu - chi” được cơ quan Thuế, Hải quan, Tài chính và Kho bạc kiểm tra, xét duyệt nghiêm ngặt theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định.
Việc kiểm tra, thanh tra “sau thu - chi” được cơ quan Thuế, Tài chính và Kho bạc tiến hành, xét duyệt một cách nghiêm ngặt theo định mức, quy định hiện hành. Các cơ quan chức năng khác thanh tra, kiểm tra theo chức năng và nhiệm vụ được phân định.