Nhóm giải pháp về quản lý chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với ngân sách nhà nước tại tỉnh thái nguyên (Trang 101 - 103)

5. Kết cấu của đề tài

4.3.3.Nhóm giải pháp về quản lý chi ngân sách nhà nước

Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, hiện đại hóa các quy trình trong công tác quản lý trên cơ sở phát triển công nghệ tin học và thông tin mạng, thúc đẩy tiến

trình đổi mới chế độ thu nhập, cải thiện đời sống đội ngũ nghiên cứu khoa học và công chức nhà nước. Đổi mới và hoàn thiện cơ cấu chi NSNN phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phân bổ sử dụng NSNN phải cân đối với các nguồn lực tài chính của toàn xã hội, để bảo đảm tính hiệu quả và tiết kiệm trong quản lý chi NSNN. Bằng một số giải pháp chủ yếu sau:

- Đổi mới cơ cấu chi NSNN phù hợp hợp với sự thay đổi chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, bố trí hợp lý tỷ trọng các nguồn chi: chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi dự phòng,… đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chi quản lý nhà nước, đồng thời có ưu tiên chi cho thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế địa phương.

- Ưu tiên các chiến lược trọng điểm trong chi NSNN, tập trung nguồn vốn NSNN để đầu tư phát triển, cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, giáo dục và đào tạo; chú trọng nguồn lực tài chính chi cho phát triển khoa học, ứng dụng công nghệ cao. Tăng dần tỷ trọng chi NSNN cho nghiên cứu cơ bản và triển khai ứng dụng công nghệ mới.

- Giảm bớt gánh nặng chi NSNN bằng cách mở rộng phạm vi xã hội hóa, giảm tối đa các khoản chi có tính bao cấp, xây dựng cơ chế tự trang trải chi phí đối với một số đơn vị hành chính sự nghiệp cung cấp các dịch vụ công cộng trong số lĩnh vực giáo dục - đào tạo, văn hóa, thể thao, truyền hình, khuyến khích các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển giáo dục ở tất cả các bậc học và tham gia cung cấp các dịch vụ công ích.

- Tăng cường giám sát tài chính đối với các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN. Thực hiện công khai tài chính NSNN các cấp, các đơn vị thụ hưởng NS, tiếp tục hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi NSNN, kiểm soát từ khâu dự toán đến kiểm soát quá trình cấp phát, và cả giai đoạn sau khi chi (như thông qua kiểm tra chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo quyết toán). Xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ trong các đơn vị, cơ quan sử dụng kinh phí NSNN, nghiên cứu thiết lập chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư từ NSNN, đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả, thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán NSNN.

- Thực hành triệt để chính sách tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý và sử dụng NSNN. Trong lĩnh vực đầu tư XDCB, cần phân bổ sớm vốn đầu tư XDCB để

chủ động triển khai thực hiện, sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, đúng quy chế quản lý XDCB; thực hiện quy chế đấu thầu công khai, riêng một số công trình XDCB ở xã cần có sự tham gia giám sát thi công của người dân, đảm bảo tính công khai, dân chủ. Trong lĩnh vực chi thường xuyên, cần quán triệt yêu cầu tiết kiệm, chống lãng phí trong mua sắm, sửa chữa, sử dụng tài sản công và sử dụng NSNN. Cơ quan tài chính, KBNN và đơn vị sử dụng NSNN cần tăng cường kiểm soát các khoản chi đảm bảo theo quy định, chế độ tài chính, kế toán. Đồng thời, phải rà soát, sửa đổi, bổ sung chế độ, định mức chi tiêu NSNN phù hợp với thực tế, khả năng của nền kinh tế đảm bảo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của địa phương và đơn vị trong việc sử dụng NSNN, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả trong chi tiêu NSNN. Xác định rõ ràng hơn nhiệm vụ và quyền hạn giữa các cấp NS, tạo tính chủ động cho NS cấp dưới.

- Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính trong quản lý NSNN, thực hiện rà soát lại các chế độ chính sách đã lạc hậu để bổ sung, điều chỉnh bằng các chế độ chính sách mới phù hợp với thực tế, tiếp tục hoàn thiện quy trình hoàn thuế, thoái thuế nhanh gọn, chính xác, cải tiến quy trình chi NS có hiệu quả hơn. Kiên quyết khắc phục những tồn tại làm cản trở quá trình giải ngân, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư XDCB, chương trình mục tiêu, sự nghiệp kinh tế và nghiên cứu khoa học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với ngân sách nhà nước tại tỉnh thái nguyên (Trang 101 - 103)