Khả năng cân đối ngân sách các cấp giai đoạn 2011-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với ngân sách nhà nước tại tỉnh thái nguyên (Trang 77 - 80)

Nội dung Đơn vị

tính Tổng Năm

2011 2012 2013 2014 2015

Thu ngân sách địa phương theo phân cấp Tỷ đồng 19 305 2 961 3 068 3 362 4 114 5 799

Tổng chi của ngân sách địa phương Tỷ đồng 45 846 7 124 8 200 9 172 9 583 11 768

Khả năng tự cân đối (Thu-chi) % 42 41,56 37,42 36,66 42,93 49,28

Thu ngân sách cấp tỉnh Tỷ đồng 12 325 1 817 1 988 2 343 2 386 3 792

Tổng chi của ngân sách cấp tỉnh Tỷ đồng 22 684 3 554 4 003 4 671 4 520 5 936

Khả năng tự cân đối (Thu-chi) % 54 51,11 49,66 50,15 52,78 63,88

Thu ngân sách cấp huyện theo phân cấp Tỷ đồng 8 246 1 461 1 505 1 530 1 733 2 018

Tổng chi của ngân sách cấp huyện Triệu đồng 18 461 2 946 3 389 3 488 3 995 4 643

Khả năng tự cân đối (Thu-chi) % 45 49,58 44,41 43,86 43,37 43,46

Thu ngân sách cấp xã theo phân cấp Tỷ đồng 651 92 92 155 157 154

Tổng chi của ngân sách cấp xã Tỷ đồng 4 553 595 773 969 1 027 1 189

Khả năng tự cân đối (Thu-chi) % 14 15,51 11,89 16,05 15,32 12,93

(Nguồn: Tính toán trên báo cáo quyết toán ngân sách tỉnh Thái Nguyên)

Nhận xét: Kết quả đạt được của cơ chế phân cập nguồn thu và chi ngân sách tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015:

Việc phân cấp nguồn thu giữa các cấp NSĐP đã chú trọng đến khả năng đáp ứng nhu cầu chi tại chỗ, khuyến khích khai thác thu và phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng vùng, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chi được giao, đối với các nguồn thu có quy mô nhỏ đã hạn chế phân cấp cho nhiều cấp ngân sách; đối với 5 khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP, thực tế địa phương được hưởng 100% khoản thu này, do đó đã thúc đẩy chính quyền địa phương phấn đấu để chủ động cân đối ngân sách trong tổ chức điều hành ngân sách. Đối với khoản thu Luật NSNN quy

định ngân sách xã, thị trấn được hưởng tối thiểu 70%, địa phương đã mạnh dạn phân cấp cho nhiều xã được hưởng 100%. Điển hình là tại huyện Phú Bình, chỉ có 3 khoản thu là thuê giá trị gia tăng và thuê TNDN tư khu vực công thương nghiệp dịch vụ ngoài quốc doanh; thu thuỷ lợi phí là thực hiện phân chia giữa ngân sách cấp huyện và xã, còn lại đều là các khoản thu hưởng 100%. Thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuê sử dụng đất nông nghiệp, lệ phí trước bạ do các đơn vị huyện thu, thuê nhà đất quy định cho ngân sách xã hưởng 100%, tránh được việc phân chia những nguồn thu nhỏ cho nhiều cấp ngân sách.

Mặc dù nguồn thu của địa phương còn hạn hẹp nhưng với việc phân cấp nguồn thu rõ ràng hơn nên tỉnh Thái Nguyên đã đạt được một số kết quả thu ngân sách nhất định theo phân tích ở trên.

Quy định rõ tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách và ổn định trong cả thời kỳ làm cho các địa phương trong tỉnh chủ động quản lý điều hành NSNN cấp mình quản lý, sắp xếp các nhiệm vụ chi hợp lý trong khuôn khổ nguồn thu được phân cấp, tích cực hơn trong việc khai thác các nguồn thu phát sinh tại địa bàn.

Việc bổ sung cân đối tư ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được ổn định 5 năm, phù hợp với thời kỳ ổn định ngân sách.

Việc phân cấp nguồn thu cho các xã, phường, thị trấn đã chú ý tới đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư của tưng vùng.HĐND tỉnh quy định tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa ngân sách cấp huyện và xã cho tưng huyện, thị xã trong tỉnh, trong tưng huyện lại phân chia xã, phường ra thành tưng nhóm để quy định tỷ lệ (%) phân chia phù hợp nhất.

Về chi ngân sách các cấp:

Tương ứng với nguồn thu và chi của mỗi cấp ngân sách ở địa phương cũng được quy định cụ thể.Ngân sách cấp tỉnh có nguồn thu lớn hơn thì đảm nhận những nhiệm vụ chi lớn, mang tính quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.Ngân sách cấp dưới phải đảm nhiệm những nhiệm vụ của chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương

Đối với chi đầu tư phát triển: Ngân sách cấp tỉnh có nhiệm vụ chi đầu tư XDCB tư nguồn tập trung, chỉ đầu tư hỗ trợ doanh nghiệp và các nhiệm vụ chi khác

phục vụ trực tiếp cho phát triển; ngân sách cấp huyện và xã có nhiệm vụ chi XDCB các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội do cấp huyện, xã quản lý tư nguồn thu ngân sách cấp huyện, cấp xã được hưởng.

Đối với chi thường xuyên các của cấp ngân sách đều được phân định cụ thể, rõ ràng tưng lĩnh vực chi theo phân cấp quản lý kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo tính chủ động trong điều hành quản lý NSNN của tưng cấp ngân sách, chủ động sắp xếp các nhiệm vụ chi tiêu hợp lý trong khuôn khổ nguồn thu được phân cấp.Ngân sách huyện được phân cấp nguồn thu khá lớn, nên cũng đảm nhiệm nhiệm vụ chi khá lơn.

3.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý nhà nước đối với ngân sách nhà nước ở tỉnh Thái Nguyên nước ở tỉnh Thái Nguyên

3.2.3.1. Về trình độ phát triển kinh tế - xã hội và mức thu nhập

Việc quản lý NSNN luôn chịu ảnh hưởng của nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của người dân trên địa bàn. Khi trình độ kinh tế phát triển và mức thu nhập bình quân của người dân tăng lên, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn ngân sách và sử dụng có hiệu quả, mà nó còn đòi hỏi các chính sách, chế độ, định mức kinh tế - tài chính, mức chi tiêu ngân sách phải thay đổi phù hợp với sự phát triển kinh tế và mức thu nhập, mức sống của người dân. Do đó, ở nước ta cũng như các nước trên thế giới, người ta luôn quan tâm chú trọng đến nhân tố này, trong quá trình quản lý hoạch định của chính sách thu chi NSNN.

Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 cụ thể như sau:

- Phát huy mọi nguồn lực để duy trì phát triển nền kinh tế theo hướng hiệu quả và bền vững. Tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là kết cấu hạ tầng phụ trợ cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; y tế; giáo dục. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, giải quyết việc làm; phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Giải quyết tốt các vấn đề về xã hội, giảm nghèo, xóa nhà dột nát và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, đẩy mạnh xử lý ô nhiễm môi trường. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của các cấp, các ngành; nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện cơ chế chính sách ở địa phương; tăng cường củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững trật tự an toàn xã hội.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm (2011-2015) đạt 14% vượt mục tiêu đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra. Trong đó công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 15%, dịch vụ tăng bình quân 12%, nông lâm nghiệp tăng bình quân 4,5%. GDP bình quân đầu người tăng từ 19 triệu đồng năm 2011 lên 46,4 triệu đồng năm 2015; gấp 2,44 lần so với năm 2011. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp và xây dựng. So với năm 2011, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 41,77% lên 49,4% năm 2015; nông lâm nghiệp giảm từ 21,28% xuống 16,6%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với ngân sách nhà nước tại tỉnh thái nguyên (Trang 77 - 80)