5. Kết cấu của đề tài
4.3.1. Đối với Chính phủ, Bộ Tài chính
- Cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chính sách thuế. Chính sách thuế phải góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế. Theo yêu cầu phát triển của nền kinh tế việc hoàn thiện chính sách thuế phải nhằm thiết lập một hệ thống thuế công bằng và hiệu quả, phải đơn giản, ổn định, minh bạch, công khai và có tính luật pháp cao. Áp dụng hệ thống thuế không phân biệt giữa các thành phần kinh tế cũng như giữa các DN trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài, cần phải tách chính sách xã hội ra khỏi chính sách thuế.
- Cần nghiên cứu đổi mới phương pháp lập dự toán NSNN. Quản lý NSNN là công cụ để Nhà nước tập trung nguồn lực công vào nơi mang lại lợi ích cao nhất cho
xã hội, giúp cải thiện chính sách công và góp phần tăng cường hiệu quả quản lý. - Cần nghiên cứu sửa đổi luật NSNN phù hợp với giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống các định mức chi tiêu của ngân sách cần được cập nhật thường xuyên cho phù hợp với thực tiễn và linh hoạt cho phù hợp với sự khác biệt giữa các vùng, miền. Cụ thể như:
+ Quy định về thời kỳ ổn định ngân sách: Theo quy định của Luật NSNN, thực hiện phân chia tỷ lệ phần trăm đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp và bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được ổn định từ 3 đến 5 năm. Thực tế Quốc hội đã quyết định thời kỳ ổn định ngân sách trong các giai đoạn vừa qua là 5 năm (2011-2015) chưa phù hợp và gắn kết với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm.
+ Về số bổ sung cân đối tư NSTW cho NSĐP trong thời kỳ ổn định ngân sách và vấn đề sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển NSĐP, thực hiện giảm dần số bổ sung tư ngân sách cấp trên hoặc tăng tỷ lệ phần trăm điều tiết số thu nộp về ngân sách cấp trên. Đề suất nên quy định số bổ sung cân đối tư ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới hàng năm được xem xét tăng lên theo khả năng tự cân đối của ngân sách cấp trên để khắc phục một phân chênh lệch giữa các địa phương và bỏ quy định sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển NSĐP, thực hiện giảm dần số bổ sung tư ngân sách cấp trên hoặc tăng tỷ lệ phần trăm điều tiết số thu nộp về ngân sách cấp trên.
+ Nên xác định một cơ chế xác định số bổ sung, hỗ trợ của NSTW để đảm bảo sự phát triển đồng đều và đảm bảo tính công bằng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trung ương không nên căn cứ vào chênh lệch dự toán thu - dự toán chi của từng địa phương để bổ sung như cơ chế hiện hành. Bởi vì cơ sở lập dự toán chưa thực sự đầy đủ và thống nhất, chứa đựng nhiều yếu tố chủ quan gây ra sự không đồng đều giữa các địa phương.Nên căn cứ vào khả năng thu của tưng địa phương so với khả năng thu bình quân của cả nước; căn cứ vào điều kiện về dân số, điều kiện tự nhiên và xã hội theo tưng vùng lãnh thổ.
+ Về việc NSĐP hỗ trợ cho các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn.Hiện nay Luật NSNN quy định không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ. Kiến nghị nên bổ sung quy định cụ thể các trường hợp được sử dụng ngân sách cấp này để hỗ trợ cho các nhiệm vụ chi của cấp khác trong luật NSNN, trong đó quy định địa phương có điều kiện về ngân sách được phép hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các cơ quan trung ương.
+ Hiện nay theo quy định của Luật NSNN, thì khoản thu từ hoạt động XNK trung ương hưởng 100%. Đây cũng là xuất phát từ nguyên tắc đảm bảo tính công bằng, vì có địa phương có cửa khẩu, hoặc có vị trí thuận lợi thì nguồn thu này rất lớn, trong khi nhiều địa phương thì nguồn thu này không đáng kể. NSTW hưởng 100% nguồn thu này để điều hoà chung. Tuy nhiên, quy định này lại không khuyến khích được các địa phương quản lý tốt nguồn thu này, vì thực tế đây chỉ là khoán thu hộ. Kiến nghị với trung ương, đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách thì dành khoản thu này địa phương hưởng 100%, vừa hạn chế bổ sung từ ngân sách cấp trên, hơn nữa khuyến khích các địa phương quản lý tốt hơn nguồn thu này, từ đó hiệu quả mang lại sẽ cao hơn. Đối với các địa phương đã cân đối được ngân sách, thì khoán thu này nên phân chia theo một tỷ lệ hợp lý cho ngân sách địa phương.