5. Kết cấu của đề tài
3.3.2. Những hạn chế, bất cập
Bên cạnh những mặt thành công và kết quả đạt được, do Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tế, mà Quốc hội đã lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương để sửa đổi phù hợp với tình hình mới; công tác tổ chức quản lý điều hành chưa đi vào chiều sâu nên việc quản lý nhà nước đối với NSNN ở địa phương còn nhiều vướng mắc, thể hiện trên một số nội dung cơ bản sau:
- Trong phân cấp quản lý chi NS:
+ Phân cấp nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền địa phương thiếu tính khách quan, mang tính chủ quan áp đặt tư trên xuống. Phương pháp xác định chỉ tiêu là một yếu tố quan trọng xác định hiệu quả về mặt phân bổ, nhưng trong quá trình lập ngân sách thì chính quyền địa phương chỉ được lập dự toán những yêu cầu chi tiêu trên cơ sở những định mức chi do Bộ Tài chính quy định cùng với các định mức vật chất và định mức nhân sự trong từng lĩnh vực cụ thể do các Bộ chủ quản quy định. Tính không khách quan còn thể hiện ở chỗ trung ương quy định một số định mức chi còn chưa thập hợp lý và hiệu quả và tỉnh Thái Nguyên cũng quy định trên cơ sở của trung ương là cơ sở phân bổ ngân sách, đã làm ảnh hưởng đến tỉnh hiệu quả và bình đẳng trong phân cấp nhiệm vụ chi.
Các khoản thu được chỉ định nhiệm vụ chi có tính gia tăng làm cho ngân NSĐP có khó khăn chung: Thu phạt vi phạm hành chính, tịch thu, các khoản thu khác.
+ Trong cơ chế phân cấp quản lý NSNN tại tỉnh Thái Nguyên còn hạn chế, quyền tự chủ, quyền tự quyết của cấp dưới trong đầu tư phát triển, thực hiện các
chương trình, dự án lớn,… đều phụ thuộc vào cơ quan chức năng ở trung ương. Vì vậy, khó thực hiện tốt các mục tiêu phát triển đã đề ra.
+ Việc phân cấp quản lý chi NSNN cho các cấp ở địa phương chưa xứng tầm với khả năng và điều kiện cụ thể của các cấp địa phương, tập trung nhiều ở NS cấp tỉnh, chưa phát huy tốt tính năng sáng tạo, tự chủ và tính chịu trách nhiệm của cấp dưới. Do đó, chưa phát huy đầy đủ các nguồn lực phát triển và sức mạnh tổng hợp của các cấp chính quyền địa phương.
- Trong cơ cấu chi NS:
+ Cơ cấu chi đầu tư phát triển cũng còn nhiều bật cập như: chi đầu tư XDCB cũng chưa có trọng điểm, phần lớn chi XDCB cho cơ quan công quyền, đầu tư phát triển nguồn nhân lực còn thấp, chi đầu tư phát triển hạ tầng giao thông còn dàn trải, chưa đạt hiệu quả cao.
+ Về cơ cấu chi thường xuyên như: Khoa học công nghệ, môi trường, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa - thông tin, phát thanh - truyền hình còn thấp, chi cho cơ quan quản lý hành chính, đảng, đoàn thể, an ninh, quốc phòng còn chiếm tỷ trọng lớn và phân bố tỷ trọng chưa phù hợp với xu hướng phát triển.
- Trong lập dự toán chi NSNN:
+ Trong lập dự toán ở địa phương, việc hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán NS cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp dưới chưa cụ thể. Do vậy, tính hiện thực và tính khoa học của việc lập dự toán bị hạn chế.
+ Cơ quan Tài chính các cấp ở địa phương chưa thực hiện đầy đủ việc xem xét dự toán của các đơn vị cơ sở được tổng hợp từ dưới lên, và nghe giải trình của đơn vị thụ hưởng NS để tham mưu cho UBND trình HĐND xét duyệt dự toán NSNN cho phù hợp với thực tế.
- Trong chấp hành dự toán chi NSNN:
+ Một vài địa phương có những quy định về mức chi chưa phù hợp với quy định của pháp luật làm ảnh hưởng đến cân đối NS.
+ Việc chi đầu XDCB còn dàn trải, kém hiệu quả, thất thoát còn nhiều; do còn tồn tại cơ chế “xin - cho”.
+ Quản lý chi thường xuyên đối với đơn vị thụ hưởng NSNN vẫn còn phổ biến tình trạng “bao cấp” làm cho đơn vị thiếu tự chủ về tài chính, dễ phát sinh tiêu cực, kém hiệu quả.
+ Cơ quan có thẩm quyền ban hành định chế tài chính thiếu quan tâm rà soát các chế độ, tiêu chuẩn, định mức hằng năm để ban hành cho phù hợp với tình hình thực tế, dẫn đến tình trạng rất phổ biến các chế độ, tiêu chuẩn, định mức không phù hợp với thực tế.
+ Quản lý chi NSNN theo chương trình mục tiêu vẫn chưa bám sát tiến độ và hiệu quả.
+ Quản lý chi qua Kho bạc Nhà nước ở tỉnh Thái Nguyên khá tốt. Song, cũng còn hạn chế: Việc kiểm soát chi qua chứng từ quá nặng nề gây phiền hà, khó khăn cho đơn vị đôi khi còn thiếu công bằng trong xử lý.
- Trong quyết toán chi NSNN:
+ Đội ngũ làm công tác chuyên môn tài chính, nhất cán bộ cấp xã còn khoảng 10% chưa có chuyên môn theo quy định, lý do: cán bộ tài chính xã có thể thay đổi theo nhiệm kỳ của HĐND xã.
- Kiểm tra, thanh tra:
+ Kiểm tra, thanh tra trong quản lý chi NSNN từ khâu lập dự toán do cơ quan Tài chính các cấp đảm nhận và còn nặng theo chỉ tiêu phân bổ dự toán, chế độ, tiêu chuẩn, định mức có phần không phù hợp với thực tế. Do vậy, việc kiểm tra, thanh tra xét duyệt ở một số đơn vị chưa phù hợp, chưa hiệu quả.
+ Việc kiểm tra, thanh tra trong khi chi NSNN được cơ quan Tài chính và Kho bạc Nhà nước kiểm tra, xét duyệt khá nghiêm ngặt về tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ nhưng ít quan tâm đến hiệu quả chi tiêu.
+ Việc kiểm tra, thanh tra sau khi chi NSNN do các cơ quan chức năng còn chồng chéo. Điều này, làm cho đơn vị phải làm việc với nhiều cơ quan kiểm tra, thanh tra, với nhiều kết luận khác nhau; gây phiền hà cho hoạt động của đơn vị trong năm kế hoạch. Hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra còn hạn chế. Quản lý chi NSNN thường chưa quan tâm đến các đơn vị trực tiếp sử dụng NSNN tiết kiệm, có hiệu quả, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; nên thiếu tính động viên, khuyến khích trong quản lý chi tiêu NSNN. Xử lý vi phạm trong việc quản lý NSNN đôi khi chưa minh bạch, chưa công bằng, còn chủ quan làm cho đơn vị bị xử lý không tôn trọng về kết quả xử lý vi phạm.