Những chỉ tiêu phản ánh nhân tố tác động tới quản lý ngân sách nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với ngân sách nhà nước tại tỉnh thái nguyên (Trang 47)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.2.Những chỉ tiêu phản ánh nhân tố tác động tới quản lý ngân sách nhà

cấp tỉnh

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

ĐỐI VỚI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Khái quát về tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Đặc điểm địa lý - tự nhiên

Thái Nguyên là tỉnh miền núi vùng cao, nằm trong vùng trung du và miền núi phái Bắc.Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Cạn; phía Đông giáo tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội; phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc; Tuyên Quang.

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm kinh tế - văn hoá của tỉnh Thái Nguyên, cách thủ đô Hà Nội 80km về phía Bắc.

Tỉnh Thái Nguyên có tài nguyên thiên nhiên không lớn nhưng đa dạng và phong phú, là cơ sở để ngành công nghiệp Khai thác và chế biến khoáng sản khẳng định là ngành mũi nhọn của tỉnh.

Thái Nguyên có tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên và lịch sử: Hồ Núi Cốc là một cảnh quan thiên nhiên đẹp, là tiềm năng lớn để phát triển du lịch; An toàn khu ATK Định Hoá, nhà thờ Bác Hồ là nơi ghi nhiều dấu ấn lịch sử cách mạng, đồng thời lại có cảnh quan thiên nhiên đẹp, thu hút nhiều du khách khắp nơi trong cả nước.

Vị trí địa lý của Thái Nguyên ở vào thế khó khăn so với nhiều tỉnh khác trong vùng, không có cửa khẩu biên giới nên việc giao lưu kinh tế, thu hút nguồn lực để đầu tư gặp nhiều khó khăn.

Thái Nguyên là nơi tụ hội các nền văn hoá dân tộc, đầu mối của các hoạt động văn hoá, giáo dục của vùng núi phía Bắc rộng lớn. Với 8 trường Đại học, trên 20 trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Công nhân kỹ thuật. Thái Nguyên xứng đáng là trung tâm văn hóa, nghiên cứu khoa học và giáo dục - đào tạo của các tỉnh miền núi phía Bắc.

Năm 2015 dân số toàn tỉnh khoảng 1.238,8 triệu người với 8 dân tộc anh em đang sinh sống trên địa bàn tỉnh chủ yếu là người Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Dao… Dân số phân bổ không đều. Dân số nông thôn chiếm 65,86% và dân số thành thị chiếm 34,14%. Số người trong độ tuổi lao động là 679.623 người (chiếm 60,9% tổng dân số).

Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, phường, thị trấn, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.

Một số chỉ tiêu cơ bản năm 2015 thể hiện ở bàng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu cơ bản của tỉnh Thái Nguyên năm 2015

TT Tên huyện, thành phố, thị xã Số xã Số phường , thị trấn Diện tích (Km2) Dân số (nghìn người) Mật độ dân số (người- km2) Tổng số 140 40 3.526,64 1.238.785 320 1 TP Thái Nguyên 8 19 170,53 315.196 1.848 2 TP Sông Công 4 7 96,71 66.054 683 3 Huyện Định Hoá 23 1 513,51 88.175 172

4 Huyện Võ Nhai 14 1 839,43 66.674 79

5 Huyện Phú Lương 14 2 367,62 107.409 292

6 Huyện Đồng Hỷ 15 3 454,40 114.300 252

7 Huyện Đại Tư 28 2 573,35 164.730 287

8 Huyện Phú Bình 20 1 252,20 144.940 575

9 Thị xã Phổ Yên 14 4 258,89 171.307 662

(Nguồn: Cục thống kê Thái Nguyên (2016), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên)

Trong những năm gần đây tỉnh Thái Nguyên đã có bước phát triển nhanh và tương đối toàn diện cả về kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Cơ cấu kinh tế từng bước được chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng dần tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và giảm tương đối các ngành nông nghiệp.Kết cấu hạ tầng được đầu tư và có bước phát triển đáng kể. Nhiều lĩnh vực văn hoá, xã hội, xoá đói giảm nghèo đã đạt được kết quả quan trọng.

3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên

Là một tỉnh có truyền thống cách mạng, đã từng là thủ đô của kháng chiến, có nhiều di tích lịch sử, cách mạng, nhân dân đoàn kết gắn bó, chịu khó, tự lực, tự

cường, là một tỉnh có nhiều trường đại học trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, là vùng kinh tế trọng điểm của các tỉnh miền núi phía Bắc, có khu công nghiệp Gang thép là khu công nghiệp đầu tiên của đất nước.

Trình độ dân trí của tỉnh đạt trung bình khá so với bình quân chung của cả nước, có nhiều nhà máy, xí nghiệp, xong chậm được đầu tư cải tạo thay đổi công nghệ máy móc thiết bị nên năng suất thấp.

Có tiềm năng du lịch về lịch sử, văn hoá như: Khu du lịch hồ Núi Cốc, An toàn khu Định Hoá, hang Phượng Hoàng…

Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm đạt 14% trở lên vượt mục tiêu đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra. Trong đó công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 15%, dịch vụ tăng bình quân 12%, nông lâm nghiệp tăng bình quân 4,5%. Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng tích cực

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế 12% trở lên.

Trong đó: + Công nghiệp - xây dựng: 15%

+ Dịch vụ: 12%

+ Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: 4,5%

- Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN tăng 20%; - Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 20%;

- Thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 20% so với thực hiện năm trước.

3.1.3. Khái quát về mô hình quản lý ngân sách nhà nước ở tỉnh Thái Nguyên

Hiện nay, theo luật Ngân sách Nhà nước năm 2002 thì NSNN tỉnh Thái Nguyên bao gồm ngân sách cấp tỉnh; ngân sách cấp huyện, thành phố, thị xã và ngân sách cấp xã. Cụ thể, cơ cấu hệ thống bộ máy quản lý NSNN tại tỉnh Thái Nguyên được mô tả theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý ngân sách nhà nước tỉnh Thái Nguyên

- Hội đồng nhân dân quyết định kế hoạch tài chính NSNN ở địa phương. Căn cứ vào nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao và tình hình thực tế tại địa phương, HĐND quyết định việc giao dự toán thu - chi NSNN, phân bổ và quyết toán NSNN;… Riêng đối với HĐND cấp tỉnh quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương; quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương đối với phần ngân sách địa phương được hưởng từ các khoản thu; quy định định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Thái Nguyên.

- Ủy ban nhân dân lập báo cáo kế hoạch tài chính NSNN ở địa phương trình HĐND cùng cấp phê chuẩn. Hằng năm, lập dự toán NSNN và phân bổ dự toán ngân sách địa phương, quyết toán NSNN trình HĐND cùng cấp quyết định theo quy định.

- Cơ quan tài chính, kế hoạch hằng năm tổ chức làm việc với UBND cấp dưới, các cơ quan, đơn vị cùng cấp lập dự toán NSNN, quyết toán NSNN báo cáo UBND trình HĐND cùng cấp phê chuẩn.

3.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với ngân sách nhà nước ở tỉnh Thái Nguyên

3.2.1. Nội dung quản lý nhà nước đối với ngân sách nhà nước ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 Nguyên giai đoạn 2011-2015

3.2.1.1. Lập dự toán Ngân sách nhà nước tỉnh Thái Nguyên

Hàng năm, từ giữa tháng 6 đến 30 tháng 7, các cơ quan nhà nước ở địa phương lập dự toán thu, chi ngân sách cấp mình, gửi Uỷ ban nhân dân cấp trên. Đối

HỆ THỐNG QUẢN LÝ NSNN

Cơ quan tài chính UBND tỉnh

HĐND cấp huyện HĐND cấp xã UBND cấp huyện Các Phòng Ban UBND cấp xã HĐND tỉnh

với năm đầu của thời kỳ ổn định, các cơ quan tài chính cấp trên chủ trì, phối hợp với cơ quan Kế hoạch và Đầu tư tổ chức làm việc với Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp, các cơ quan đơn vị cùng cấp về dự toán ngân sách để thảo luận về dự toán ngân sách theo chế độ, tiêu chuẩn hiện hành, phù hợp với khả năng ngân sách, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và bảo đảm tiết kiệm. Trong những năm tiếp theo của thời kỳ ổn định, các cơ quan tài chính cấp trên chỉ làm việc khi Uỷ ban nhân dân cấp dưới có đề nghị sửa đổi dự toán bất thường.

*) Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Xem xét dự toán của các đơn vị thuộc tỉnh, dự toán thu của cơ quan Thuế, Hải quan, dự toán thu chi ngân sách của các huyện;

- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu - chi ngân sách của tỉnh, dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia;

- Báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh trước ngày 20/7 để trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét. Uỷ ban nhân dân tỉnh gửi dự toán ngân sách của tỉnh đến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đối với dự toán thuộc các lĩnh vực này; các cơ quan trung ương quản lý chương trình mục tiêu quốc gia (phần dự toán chương trình mục tiêu quốc gia) trước ngày 25/7.

Sơ đồ minh họa quy trình lập dự toán như sau:

Sơ đồ 3.2. Quy trình lập dự toán ngân sách

*) Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân mỗi cấp trong quá trình giao và phân bổ ngân sách địa phương như sau:

HĐND UBND Cơ quan tài chính Cơ quan chủ quản Đơn vị Lập dự toán Tổng hợp báo cáo của

đơn vị trực thuộc Tổng hợp toàn bộ kinh phí Xét duyệt, trình HĐND Quyết định giao dự toán

- Uỷ ban nhân dân tỉnh Căn cứ vào Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân quyết định dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh và mức bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách cấp dưới trước ngày 10/12. Căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Sở Tài chính trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định giao nhiệm vụ ngân sách địa phương. Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện:

+ Giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc. + Giao nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ % phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương cho các cấp chính quyền địa phương.

+ Tỷ lệ % phân chia các khoản thu ngân sách giữa các cấp chính quyền địa phương. + Mức bổ sung từ ngân sách tỉnh cho từng huyện.

- Uỷ ban nhân dân huyện Uỷ ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách cấp mình. Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện:

+ Giao nhiệm vụ thu, chi cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc. + Giao nhiệm vụ thu, chi, mức bổ sung cho ngân sách xã. + Tỷ lệ % phân chia các khoản thu giữa huyện và các xã.

- Uỷ ban nhân dân xã Uỷ ban nhân dân cấp xã trình Hội đồng nhân dân xã cùng cấp quyết định dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách cấp mình. Dự toán ngân sách cấp xã phải được quyết định trước ngày 31/12.

3.2.1.2. Tổ chức chấp hành Ngân sách nhà nước tỉnh Thái Nguyên

- Đối với cơ quan thu NSNN: Sau khi dự toán ngân sách địa phương được Hội đồng nhân dân quyết định, Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện ngân sách. UBND tỉnh chịu trách nhiệm trước Chính phủ và HĐND tỉnh về việc chấp hành ngân sách địa phương. Các Sở chịu trách nhiệm trước UBND và HĐND tỉnh về chấp hành ngân sách thuộc phạm vi của mình. Tương tự, UBND cấp huyện hoặc xã chịu trách nhiệm trước HĐND cấp mình và UBND cấp trên về việc chấp hành ngân sách cấp mình.

Sơ đồ 3.3. Quy trình chấp hành ngân sách

Trên cơ sở nhiệm vụ thu cả năm được giao và nguồn thu dự kiến phát sinh trong quý, cơ quan thu lập dự toán thu NS quý chi tiết theo khu vực kinh tế, địa bàn và đối tượng thu chủ yếu, gửi cơ quan Tài chính cùng cấp trước ngày 20 tháng cuối quý trước cụ thể:

+ Cơ quan Thuế lập dự toán thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác thuộc phạm vi quản lý.

+ Cơ quan Hải quan lập dự toán thu thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu và các khoản thu khác thuộc phạm vi quản lý.

+ Cơ quan Tài chính và các cơ quan thu khác được ủy quyền lập dự toán thu các khoản thu còn lại của ngân sách nhà nước.

- Đối với đơn vị sử dụng ngân sách: Trên cơ sở dự toán chi cả năm được giao và yêu cầu nhiệm vụ phải chi trong quý, các đơn vị sử dụng ngân sách lập dự toán nhu cầu chi ngân sách quý (có chia ra tháng), chi tiết theo các nhóm mục:

+ Chi thanh toán cá nhân. + Chi nghiệp vụ chuyên môn. + Chi mua sắm, sửa chữa. + Các khoản chi khác.

Gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch và cơ quan quản lý cấp trên trước ngày 20 của tháng cuối quý trước. Các khoản chi thanh toán cá nhân và các khoản chi có tính chất thường xuyên phải bố trí đều từng tháng trong năm để chi theo chế độ quy định.

Những khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một số thời điểm như đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm sửa chữa lớn hoặc các khoản có tính

Đơn vị Cơ quan chủ quan Cơ quan tài chính UBND HĐND quyết định phê duyệt dự toán

Giao dự toán cho các ngành, địa phương Phân bổ dự toán thu NS Phân bổ dự toán cho các đơn vị trực thuộc Thực hiện dự toán Phân bổ dự toán chi NS Phân bổ dự toán cho các đơn vị trực thuộc Rút dự toán

chất không thường xuyên khác phải thực hiện theo tiến độ thực hiện từng quý đã ghi trong dự toán được giao.

- Đối với cơ quan Tài chính: Cơ quan Tài chính căn cứ vào khả năng nguồn thu và nhu cầu chi trong quý, lập phương án điều hành ngân sách quý của ngân sách cấp mình, bảo đảm nguồn để đáp ứng nhu cầu chi trong dự toán, đúng chế độ của các đơn vị sử dụng ngân sách.

Trường hợp khả năng nguồn thu, kể cả các khoản vay không đáp ứng nhu cầu chi. Cơ quan Tài chính chủ động thực hiện các giải pháp tạm ứng nguồn theo quy định của pháp luật.

Trường hợp đặc biệt, nếu đã thực hiện các giải pháp nêu trên mà vẫn không đáp ứng được nhu cầu chi, cơ quan Tài chính phải bảo đảm nguồn chi trả, thanh toán cho các khoản về tiền lương và các tính chất tiền lương, chi đầu tư xây dựng cơ bản các công trình quan trọng, chi chương trình mục tiêu quốc gia và các khoản chi mang tính thường xuyên phải chi kịp thời để bảo đảm hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị; đối với các khoản chi khác, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Đồng thời, có thể yêu cầu Kho bạc Nhà nước tạm dừng thanh toán đối với một số khoản chi về mua sắm, sửa chữa theo từng nhiệm vụ cụ thể để bảo đảm cấn đối ngân sách nhưng không được ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính được giao của đơn vị.

Phương án điều hành ngân sách quý của cơ quan Tài chính phải gửi đến Kho bạc Nhà nước cùng cấp chậm nhất vào ngày 30 tháng cuối của quý trước để phối hợp thực hiện. Trong trường hợp đặc biệt phải thực hiện sắp xếp lại nhiệm vụ chi theo thứ tự ưu tiên hoặc tạm dừng thanh toán đối với một số khoản chi thì cơ quan Tài chính còn phải thông báo cho các đơn vị dự toán có liên quan để chủ động thực hiện. Nếu đến ngày 01 tháng đầu của quý mà đơn vị chưa nhận được thông báo của cơ quan Tài chính thì coi như nhu cầu chi của đơn vị theo đăng ký sẽ được bảo đảm về nguồn.

Trường hợp phát sinh các khoản chi cần thiết cấp bách, không thể trì hoãn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với ngân sách nhà nước tại tỉnh thái nguyên (Trang 47)