5. Kết cấu của đề tài
3.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
Thái Nguyên là tỉnh miền núi vùng cao, nằm trong vùng trung du và miền núi phái Bắc.Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Cạn; phía Đông giáo tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội; phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc; Tuyên Quang.
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm kinh tế - văn hoá của tỉnh Thái Nguyên, cách thủ đô Hà Nội 80km về phía Bắc.
Tỉnh Thái Nguyên có tài nguyên thiên nhiên không lớn nhưng đa dạng và phong phú, là cơ sở để ngành công nghiệp Khai thác và chế biến khoáng sản khẳng định là ngành mũi nhọn của tỉnh.
Thái Nguyên có tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên và lịch sử: Hồ Núi Cốc là một cảnh quan thiên nhiên đẹp, là tiềm năng lớn để phát triển du lịch; An toàn khu ATK Định Hoá, nhà thờ Bác Hồ là nơi ghi nhiều dấu ấn lịch sử cách mạng, đồng thời lại có cảnh quan thiên nhiên đẹp, thu hút nhiều du khách khắp nơi trong cả nước.
Vị trí địa lý của Thái Nguyên ở vào thế khó khăn so với nhiều tỉnh khác trong vùng, không có cửa khẩu biên giới nên việc giao lưu kinh tế, thu hút nguồn lực để đầu tư gặp nhiều khó khăn.
Thái Nguyên là nơi tụ hội các nền văn hoá dân tộc, đầu mối của các hoạt động văn hoá, giáo dục của vùng núi phía Bắc rộng lớn. Với 8 trường Đại học, trên 20 trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Công nhân kỹ thuật. Thái Nguyên xứng đáng là trung tâm văn hóa, nghiên cứu khoa học và giáo dục - đào tạo của các tỉnh miền núi phía Bắc.
Năm 2015 dân số toàn tỉnh khoảng 1.238,8 triệu người với 8 dân tộc anh em đang sinh sống trên địa bàn tỉnh chủ yếu là người Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Dao… Dân số phân bổ không đều. Dân số nông thôn chiếm 65,86% và dân số thành thị chiếm 34,14%. Số người trong độ tuổi lao động là 679.623 người (chiếm 60,9% tổng dân số).
Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, phường, thị trấn, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.
Một số chỉ tiêu cơ bản năm 2015 thể hiện ở bàng 3.1 dưới đây:
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu cơ bản của tỉnh Thái Nguyên năm 2015
TT Tên huyện, thành phố, thị xã Số xã Số phường , thị trấn Diện tích (Km2) Dân số (nghìn người) Mật độ dân số (người- km2) Tổng số 140 40 3.526,64 1.238.785 320 1 TP Thái Nguyên 8 19 170,53 315.196 1.848 2 TP Sông Công 4 7 96,71 66.054 683 3 Huyện Định Hoá 23 1 513,51 88.175 172
4 Huyện Võ Nhai 14 1 839,43 66.674 79
5 Huyện Phú Lương 14 2 367,62 107.409 292
6 Huyện Đồng Hỷ 15 3 454,40 114.300 252
7 Huyện Đại Tư 28 2 573,35 164.730 287
8 Huyện Phú Bình 20 1 252,20 144.940 575
9 Thị xã Phổ Yên 14 4 258,89 171.307 662
(Nguồn: Cục thống kê Thái Nguyên (2016), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên)
Trong những năm gần đây tỉnh Thái Nguyên đã có bước phát triển nhanh và tương đối toàn diện cả về kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Cơ cấu kinh tế từng bước được chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng dần tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và giảm tương đối các ngành nông nghiệp.Kết cấu hạ tầng được đầu tư và có bước phát triển đáng kể. Nhiều lĩnh vực văn hoá, xã hội, xoá đói giảm nghèo đã đạt được kết quả quan trọng.