Cơ cấu chi ngân sách theo sự nghiệp, giai đoạn 2011-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với ngân sách nhà nước tại tỉnh thái nguyên (Trang 74 - 77)

Đơn vị tính: (%)

TT Nội dung NS cấp tỉnh NS cấp huyện NS cấp xã

Tổng chi 52,45 37,87 9,67

I Chi đầu tư phát triển 54,34 37,90 7,76

II Chi thường xuyên 35,31 51,06 13,63

Trong đó:

1 Chi quốc phòng, an ninh 27,32 23,70 48,99

2 Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo 16,11 82,94 0,95

3 Chi sự nghiệp y tế 93,95 5,66 0,39

4 Chi sự nghiệp KHCN 49,57 26,31 24,13

5 Chi sự nghiệp kinh tế 48,56 38,71 12,73

6 Chi quản lý hành chính 32,81 30,28 36,91

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu chi ngân sách các cấp tỉnh Thái Nguyên

Bảng 3.7 cho thấy chi ngân sách cấp tỉnh bình quân chiếm 52,5% cơ cấu chi ngân sách của địa phương, ngân sách cấp huyện chiếm 37,9%, ngân sách cấp xã chiếm 9,6%. Trong đó:

- Chi đầu tư phát triển: Chi đầu tư phát triển được tập trung ở ngân sách cấp tỉnh (54,3%), nguyên nhân do nguồn vốn đầu tư XDCB tập trung hàng năm do ngân sách cấp tỉnh quản lý, các dự án công trình được đầu tư trên địa bàn huyện, xã do huyện xã trực tiếp quản lý và sử dụng đều được tập hợp và phân bổ giao kế hoạch vốn trình UBND tỉnh quyết định, quá trình thanh toán, quyết toán vốn đầu tư chủ yêu do Kho bạc nhà nước tỉnh thực hiện.Đối với ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã nguồn vốn chi cho đầu tư phát triển chi tư nguồn thu để lại (nguồn thu tiền sử dụng đất và các khoán huy động đóng góp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tuy nhiên khoản chi từ nguồn huy động đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng không tổng hợp vào mục chi đầu tư phát triển trên báo cáo quyết toán, mà thể hiện ở chỉ tiêu chi từ nguồn thu để lại quản lý qua ngân sách). Chính vì vậy, trên báo cáo quyết toán hàng năm, nhiệm vụ chi đầu tư phát triển thuộc ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã không cao (ngân sách huyện đạt tỷ lệ bình quân 37,9%; ngân sách cấp xã đạt tỷ trọng bình quân 7,7%). 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Tổng chi Chi ĐTPT Chi thường

xuyên

Chi GD-ĐT Chi SN Y tế Chi QLHC

NS cấp tỉnh NS cấp huyện NS cấp xã

- Chi thường xuyên: Tỉnh đã thực hiện phân cấp tương đối mạnh các nhiệm vụ chi thường xuyên cho ngân sách cấp huyện: Ngân sách cấp tỉnh chiếm tỷ trọng bình quân là 35,3% tổng chi thường xuyên; ngân sách cấp huyện chiếm 51,1%, ngân sách cấp xã chiếm 13,6%.

Một số nhiệm vụ chi sự nghiệp có sự phân cấp mạnh cho ngân sách cấp huyện là: Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo, sự nghiệp kinh tế, đảm bảo xã hội.

Năm 2011, chi sự nghiệp giáo dục đào tạo của ngân sách cấp huyện là 249.508 triệu đồng, chiếm 82,7% tổng chi sự nghiệp giáo dục đào tạo toàn tỉnh. Sự nghiệp kinh tế là 24.421 triệu đồng chiếm 30,4% tổng chi sự nghiệp kinh tế toàn tỉnh.

Năm 2012, chi sự nghiệp giáo dục đào tạo của ngân sách cấp huyện là 290.466 triệu đồng, chiếm 83,4% tổng chi sự nghiệp giáo dục đào tạo toàn tỉnh. Sự nghiệp kinh tế là 34.713 triệu đồng chiếm 35,3% tổng chi sự nghiệp kinh tế toàn tỉnh.

Năm 2013, chi sự nghiệp giáo dục đào tạo của ngân sách cấp huyện là 376.186 triệu đồng, chiếm 82,7% tổng chi sự nghiệp giáo dục đào tạo toàn tỉnh. Sự nghiệp kinh tế là 56.076 triệu đồng chiếm 50,3% tổng chi sự nghiệp kinh tế toàn tỉnh.

Năm 2014, chi sự nghiệp giáo dục đào tạo của ngân sách cấp huyện là 1.787.007 triệu đồng, chiếm 77,58% tổng chi sự nghiệp giáo dục đào tạo toàn tỉnh. Sự nghiệp kinh tế là 228.765 triệu đồng chiếm 34% tổng chi sự nghiệp kinh tế toàn tỉnh.

Năm 2015, chi sự nghiệp giáo dục đào tạo của ngân sách cấp huyện là 1.880.173 triệu đồng, chiếm 78,76% tổng chi sự nghiệp giáo dục đào tạo toàn tỉnh. Sự nghiệp kinh tế là 257.563 triệu đồng chiếm 34,25% tổng chi sự nghiệp kinh tế toàn tỉnh.

Riêng chi sự nghiệp y tế ngân sách tỉnh chiếm 99% tỷ trọng chi sự nghiệp y tế của toàn tỉnh. Nguyên nhân là do chi phòng bệnh, chữa bệnh của các trung tâm đa khoa tuyến huyện do Sở Y tế quản lý thực hiện.

Ba là, cân đối NSNN tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2011 - 2015

Khả năng cân đối ngân sách của tỉnh Thái Nguyên thời kỳ này đạt thấp, điều này thể hiện qua bảng 3.8. Theo bảng số liệu này, để đảm bảo nhiệm vụ chi ngân

sách thì các cấp ngân sách của tỉnh đều phải nhận bổ sung cân đối tư ngân sách cấp trên. Số thu ngân sách phát sinh trên địa bàn các cấp địa phương được hưởng chiếm tỷ lệ nhỏ so với nhu cầu chi ngân sách. Tính trung bình trong thời kỳ này, khả năng cân đối của ngân sách của địa phương đạt 42%, đối với ngân sách cấp tỉnh là 54%; ngân sách cấp huyện là 45%, ngân sách cấp xã là 14%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với ngân sách nhà nước tại tỉnh thái nguyên (Trang 74 - 77)