Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với ngân sách nhà nước tại tỉnh thái nguyên (Trang 87 - 89)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.3.Nguyên nhân hạn chế

3.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với ngân sách nhà nước ở tỉnh Thái Nguyên

3.3.3.Nguyên nhân hạn chế

3.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Lạm phát, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đã ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội.

- Đầu tư của Trung ương về hạ tầng giao thông chưa kịp thời so với yêu cầu phát triển của vùng và địa phương.

- Thị trường, giá cả, thiên tai, dịch bệnh luôn diễn biến phức tạp, khó lường, làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của khu vực nông nghiệp, trong khi khu vực này có tác động rất lớn đến đời sống của người nông dân, khu vực công nghiệp, dịch vụ và nguồn thu ngân sách của tỉnh.

- Tỉnh trung du miền núi, nhiều dân tộc sinh sống, tôn giáo nên tiềm ẩn nhiều tình huống nhạy cảm về an ninh, chính trị.

- Chế độ, chính sách cho cán bộ, nhất là cấp cơ sở còn nhiều bất cập.

3.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Các nguyên nhân chủ quan về phía địa phương bao gồm:

Một là chưa dự trù được nguồn lực dành cho khu vực công: Có thể nói việc dự trù sát thực nguồn lực dành cho khu vực công là điều kiện tiền đề để quản lý NSNN tốt. Thái Nguyên đã xác định nguồn lực cho mỗi giai đoạn trong xây dựng kế hoạch CNH, HĐH, song các nguồn lực này thường bị chi phối bởi mục tiêu CNH, HĐH đặt ra hơn là dựa vào các cơ sở khách quan của nền kinh tế địa phưong. Chính vì vậy, việc phân tích, đánh đổi, thực hiện ưu tiên hoá chưa được thực hiện một cách hiệu quả. Hệ quả tất yếu là nguồn vốn buộc phải dàn trải cho nhiều chương trình, dự án.

Hai là áp dụng cứng nhắc mô hình lập ngân sách truyền thống: Thái Nguyên cũng như các địa phương khác đã tuân thủ một cách khá cứng nhắc cơ chế lập ngân sách hàng năm. Do vậy, việc phân bổ NS giữa các năm thường không nhất quán. Mặc dù luật NSNN chỉ quy định hình thức lập NS hàng năm và chỉ hướng dẫn các Cơ quan ban ngành, địa phươn phân bổ tập trung nguồn vốn, hạn chế dàn trải, nhưng luật không cấm việc phân bổ nhằm theo đuổi các mục tiêu chiến lược. Hơn nữa luật cũng quy định cụ thể thời kỳ ổn định ngân sách, trong đó ổn định nguồn thu, nhiệm vụ chi, ổn định mức phân bổ NS và số bổ sung cân đối. Luật cũng trao cho tỉnh quyền quyết định việc phân bổ NS và vay nợ trên địa bàn. Như vậy, việc

không có khả năng phân bổ nhất quán là do tỉnh chưa dựa vào các mục tiêu cần phải đạt được để phân bổ NS. Khi không có một cơ sở xác định để phân bổ NS thì việc phân bổ NS dễ bị chi phối bởi các nhân tố chủ quan, thay đổi theo các nhân tố chi phối từng năm.

Ba là hệ thống định mức trên cơ sở phân chia ngân sách cho các ngành, lĩnh vực, không dựa trên đánh giá khách quan về chức năng, nhiệm vụ, mục đích, mục tiêu của từng ngành, lĩnh vực trong mỗi thời kỳ cũng như thay đổi về vai trò của Nhà nước trong mỗi lĩnh vực: Luật NSNN trao cho tỉnh quyền xây dựng và quyết định hệ thống định mức phân bổ ngân sách trên địa bàn, với trông đợi là tỉnh sẽ ở vị thế tốt hơn để nhận diện về các điều kiện, khả năng, mục tiêu và ưu tiên phát triển KT-XH ở địa phương. Trên cơ sở đó sẽ có các quyết định phân bổ ngân sách phù hợp hơn, thực tế hơn. Tuy nhiên, tỉnh lại mô phỏng hệ thống định mức phân bổ của Trung ương và xác định định mức phân bổ ngân sách phù hợp hơn, thực tế hơn. Tuy nhiên, tỉnh lại mô phỏng hệ thống định mức phân bổ của Trung ương và xác định định mức phân bổ ngân sách chủ yếu dựa theo thực tế chi của các ngành, lĩnh vực giai đoạn trước đó và khả năng tăng thu trong tương lai.

Bốn là năng lực, trình độ quản lý, điều hành NSNN từ cơ quan quản lý về mặt hành chính đến các đơn vị sử dụng NSNN còn nhiều bất cập, hạn chế. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng chưa đáp ứng yêu cầu của các khâu quản lý ngày càng cao cả về việc thực hiện các quy trình thủ tục và quản lý chất lượng cũng như tiến độ thực hiện dự án trong điều kiện quy mô vốn đầu tư ngày càng tăng nhanh.

Năm là sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố

trong quá trình quản lý NSNN có lúc, có nơi chưa thực sự nhịp nhàng; tính chủ động của người đứng đầu trong giải quyết công việc thuộc phạm vi được phân công từng nơi, từng lúc chưa được phát huy đúng mức; chất lượng, hiệu quả của công tác cải cách hành chính có mặt chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.

Sáu là công tác thanh tra, kiểm tra giám sát chưa được quan tâm đúng mức, khi phát hiện những sai sót việc làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân và xử lý chưa nghiêm.

Chương 4

GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với ngân sách nhà nước tại tỉnh thái nguyên (Trang 87 - 89)